Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 35: Tỏ lòng

- Hình ảnh cả dân tộc hiện lên qua bút pháp phóng đại, so sánh: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu đã cụ thể hoá sức mạnh của ba quân – của quân đội nhà Trần với khí thế nuốt trôi trâu, át cả bầu trời, làm mờ cả sao ngưu. Đó là tinh thần xông pha, quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Câu thơ thể hiện rõ hào khí Đông A một thời.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 35: Tỏ lòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/10/2012
Tiết : 35
Bài dạy: Đọc văn	 TỎ LỊNG 
	 (Thuật hồi)
 	 Phạm Ngũ Lão	
I .MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Cảm nhận được “hào khí Đơng A” thể hiện qua vẻ đẹp của con người và thời đại; nhận thức được bút pháp thơ trung đại thể hiện trong bài thơ.
- Kĩ năng: Đọc- hiểu một bài thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Ý thức tu dưỡng nhân cách và lý tưởng của con người.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nội dung và nghệ thuật? Nêu một số tác phẩm thiên về nôïi dung yêu nước và nhân đạo?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt đông 1: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu khái quát.
GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu học sinh cho biết vài nét đáng chú ý về tác giả Phạm Ngũ Lão?
GV: Gọi học sinh đọc phần phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa bài thơ. 
GV: Em hãy nhận xét về thể thơ, bố cục và phát biểu chủ đề của bài thơ?
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt vài nét chính về tác giả.
HS: Đọc đúng giọng, diễn cảm. 
HS: Suy nghĩ trả lời.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1)Tác giả: 
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320) người làng Phù Ủng, Huyện Đường Hào (huyện Aân Thi, Hưng Yên) là con rể của Trần Hưng Đạo. Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, có địa vị cao ở đời Trần: Điện súy thượng tướng quân.
- Ông được liệt vào hạng “Văn võ toàn tài” thơ văn để lại tuy ít nhưng với bài “Tỏ lòng” là một bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho thơ văn thể hiện “ Hào khí Đông A”.
2. Bài thơ:
- Thể thơ chữ Hán – thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Bố cục : Đề – thực – luận – kết.
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện chí làm trai với tư tưởng trung quân ái quốc.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sịnh đọc – hiểu chi tiết.
GV:Hình ảnh con người thời Trần hiện lên trong hai câu đầu như thế nào?
GV:Để khắc họa sức mạnh của ba quân, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
GV:Hào khí Đông A có nghĩa là gì?
GV: Gọi học sinh đọc hai câu sau, nêu nội dung chính.
GV: Chí làm trai có tác dụng gì trong thời bấy giờ? (GV liên hệ tác giả Nguyễn Công Trứ)
GV:Nói đến chí làm trai, nợ công danh, nhà thơ cảm thấy như thế nào? Theo em nhà thơ đã có đóng góp gì cho đời, cho dân, cho nước chưa?
GV:Tại sao tác giả lại thẹn khi nghe dân gian kể chuyện Vũ Hầu? Sự hổ thẹn ấy có ý nghĩa gì?
HS: Đọc hai câu thơ đầu, thảo luận, suy nghĩ trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời: Phóng đại, so sánh.
HS: Thảo luận, phát biểu: Hào khí Đông A – sức mạnh và khí thế của thời nhà Trần.
HS: Suy nghĩ, liên hệ phát biểu: Trong thời phong kiến chí làm trai có tác dụng hết sức tích cực.
HS: Thảo luận, phát biểu.
HS: Thảo luận, phát biểu: Cái thẹn nay khiêm tốn, cao cả.
II. Đọc – hiểu chi tiết:
1. Vẻ đẹp kì vĩ của người tráng sĩ hịa cùng khí thế hào hùng của thời đại (hai câu đầu).
- Hình ảnh một tráng sĩ hiện lên với tư thế hiên ngang kỳ vĩ mang tầm vóc lớn lao: Cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đất nước. Không gian như mở ra cả hai chiều, chiều rộng được đo bằng cả non sông đất nước, chiều cao lên đến tận bầu trời. Thời gian không phải một thoáng một năm mà đã mấy mùa thu, mấy năm ròng rã.
- Hình ảnh cả dân tộc hiện lên qua bút pháp phóng đại, so sánh: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu đã cụ thể hoá sức mạnh của ba quân – của quân đội nhà Trần với khí thế nuốt trôi trâu, át cả bầu trời, làm mờ cả sao ngưu. Đó là tinh thần xông pha, quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Câu thơ thể hiện rõ hào khí Đông A một thời.
2. Khát vọng cơng danh và cái tâm chân thành của người anh hùng (hai câu sau).
- “Chí nam nhi” của người anh hùng thể hiện ở khát vọng lập cơng (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Cơng danh được coi là mĩn nợ đời mà người anh hùng phải trả. Đĩ cũng là khát vọng “tận trung báo quốc” là lẽ sống lớn của con người thời đại.
- Cái tâm của người anh hùng Phạm Ngũ Lão thể hiện qua nỗi “thẹn” vì cảm thấy mình chưa cĩ tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán. Đĩ là nỗi thẹn của những con người cĩ nhân cách. Một nỗi thẹn đầy khiêm tốn nhưng cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách lớn.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV:Hướng dẫn học sinh dựa vào ghi nhớ tổng kết.
HS: Dựa vào ghi nhớ sgk rút ra nội dung và nghệ thuật.
III. Tổng kết: 
- Nội dung: “Thuật hồi” là chân dung tinh thần của tác giả đồng thời là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần, tiêu biểu cho “hào khí Đơng A”.
- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ hồnh tráng, bút pháp nghệ thuật so sánh, phĩng đại, ngơn từ cơ đọng, hàm súc, cĩ sự dồn nén cao độ về cảm xúc; là thơ nĩi “chí”, “tỏ lịng” nhưng khơng hề khơ khan, cứng nhắc
- Củng cố, dặn dị ( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Bài tập về nhà: Đọc thuộc văn bản phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Soạn bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTIẾT 35.doc
Giáo án liên quan