Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 31-32

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm cụ thể.

2. Kỹ năng

- Thuyết trình, trình bày vấn đề văn học sử.

- Biết cách vận dụng đặc trưng thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.

3. Thái độ

- Yêu mến, trân trọng, và tự hào về những thành tựu, những giá trị lớn của văn học dân tộc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 31-32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 
Tiết: 31
(LÀM VĂN)
Bài dạy:	LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm đoạn văn, các loại đoạn văn trong văn bản tự sự; biết cách viết một đoạn văn, đặc biệt là đoạn văn ở phần thân bài, góp phần hoàn thiện một văn bản tự sự
2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng nhận diện, phân tích và viết các doạn văn trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: Xây dựng ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sư.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
-Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc taì liệu tham khảo, soạn giảng; hướng dẫn trước bài tập về đoạn văn tự sự cho học sinh.
-Phương pháp: Phân tích, thuyết trình.
2. Chuẩn bị của học sinh
-Đọc trước bài học.
-Thực hiện các bài tập gợi ý.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Thế nào là đoạn văn? Em thường gặp những kiểu đoạn văn nào?
Yêu cầu trả lời: Dựa vào khái niệm đoạn văn và nững kiểu đoạn văn đã học ở lớp 9, trả lời.
3. Giảng bài mới
-Giới thiệu bài: Bất cứ văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhhiều đoạn văn hợp thành để thể hiện chủ đề nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó? Đó là nội dung của tiết học hôm nay.(1’)
 -Tiến trình bài dạy
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
10’
HĐ1: Hoạt động 1: 
Tìm hiểu đoạn văn trong văn bản tự sự.
GV thuyết giảng.
 Lưu ý HS phân biệt đoạn văn trong văn bản nghị luận với đoạn văn trong văn bản tự sự.
HĐ1: Tìm hiểu đoạn văn trong văn bản tự sự
HS trả lời:
- Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu nêu lên ý khái quát, gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt triển khai làm rõ ý khái quát.
- Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều loại đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau: 
- Nội dung mỗi đoạn văn tuy khác nhau (tả cảnh, kể người, kể việc, biểu cảm …) nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản.
I. TÌM HIỂU – PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU:
I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ:
- Đoạn văn là bộ phận của văn bản. 
+ Câu chủ đề. 
+ Các câu khác diễn đạt những ý cụ thể nhằm thuyết minh, miêu tả, giải thích, mở rộng, … triển khai làm rõ ý khái quát.
- Mỗi văn bản tự sự thường gồm: 
+ Đoạn mở bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện.
+ Các đoạn ở thân bài kể diễn biến của các sự việc, tình tiết.
+ Đoạn kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh mẽ tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
15’
HĐ2: HDHS Tìm hiểu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
 GV gợi dẫn, định hướng
-Đoạn văn nói về điều gì? 
-Ý tưởng ấy được nhà văn thể hiện thế nào
-Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?
HĐ2: HS Tìm hiểu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
 HS đọc mục II. 1. trong SGK, thảo luận, xây dựng bài theo định hướng
II. CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ:
- Trước khi viết, nên dự kiến ý tưởng các phần của truyện, nhất là phần mở đầu và phần cuối. 
- Chú ý sử dụng linh hoạt các phương tiện liên kết để các đoạn văn trong văn bản được mạch lạc, chặt chẽ.
10’
HĐ3: GV đọc và hướng dẫn HS thực hành lần lượt các bài tập trong SGK củng cố kiến thức
1. Bài tập 1:
 Đoạn văn trích trong bài Những ngôi sao xa xôi (Truyện ngắn của Lê Minh Khuê-Ngữ văn 9)
2. Bài tập 2: HS đọc lại 9 câu đầu trong trích đoạn Lời tiễn dặn , thảo luận, xây dựng bài theo các nội dung câu hỏi.
 Ví dụ :
 Thế là cô gái đẹp-người anh yêu phải quảy gánh qua đồng rộng, chân bước theo chồng mà lòng vẫn tiếc nhớ người yêu …
HĐ3: HS thực hành lần lượt các bài tập trong SGK củng cố kiến thức
1. Bài tập 1
a) Đoạn văn trích trong bài Những ngôi sao xa xôi (Truyện ngắn của Lê Minh Khuê-Ngữ văn 9)
 Kể chuyện cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ đang phá bom nổ chậm để thông đường ra trận.
b) Nhầm lẫn ngôi kể: lẫn lộn giữa ngôi kể thứ ba và ngôi thứ nhất.
 Cách sửa : thay cô, Phương Định bằng tôi.
c) Kinh nghiệm: nhất quán ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Bài tập 2: HS đọc lại 9 câu đầu trong trích đoạn Lời tiễn dặn , thảo luận, xây dựng bài theo các nội dung câu hỏi.
- Chủ đề : Tình yêu thắm thiết, đắm đuối của anh và em trong buổi anh tiễn em về nhà chồng.
- Các ý nhỏ.
III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1
a) Đoạn văn trích trong bài Những ngôi sao xa xôi (Truyện ngắn của Lê Minh Khuê-Ngữ văn 9)
 b) Nhầm lẫn ngôi kể: lẫn lộn giữa ngôi kể thứ ba và ngôi thứ nhất.
c) Kinh nghiệm: 
Bài tập 2 :
- Chủ đề : 
- Các ý nhỏ :
- Luyện viết đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong chín câu đầu đoạn trích.
2’
HĐ4:Củng cố
-Những lưu ý khi viết đoạn văn tự sự…
HĐ4:Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’
- Chuẩn bị bài mới: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn:	 
Tiết: 32
Bài dạy: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 
(VĂN HỌC SỬ)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm cụ thể.
2. Kỹ năng
- Thuyết trình, trình bày vấn đề văn học sử.
- Biết cách vận dụng đặc trưng thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.
3. Thái độ
- Yêu mến, trân trọng, và tự hào về những thành tựu, những giá trị lớn của văn học dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Phương pháp: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tình hình lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.(1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quá trình ôn tập.	
3.Giảng bài mới: 	
 Giới thiệu bài: Qua thời gian tiếp cận với một số văn bản trên một số thể loại VHDG, chúng ta đã nắm bắt được một số giá trị văn học tiêu biểu. Việc ôn tập giúp chúng ta nắm chắc những kiến thức cơ bản một cách hệ thống.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
6’
HĐ1:HDHS Củng cố lại những đặc trưng cơ bản của VHDG.
- Vắn tắt đặc trưng cơ bản của VHDG?
HĐ1: HS Củng cố lại những đặc trưng cơ bản của VHDG 
1.Những đặc trưng cơ bản của VHDG
- Tác phẩm ngôn từ truyền miệng,
- Được tập thể nhân dân sáng tạo, lưu truyền và phát triển (tính tập thể),
- Gắn bó và phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng.
34’
HĐ2: HDHS Ôn tập 
hệ thống thể loại VHDG
Hệ thống đặc điểm các thể loại đã học trên cơ sở nhhững sáng tác tiêu biểu.
GV định hướng.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập vận dụng.
HĐ2: Ôn tập 
hệ thống thể loại VHDG
 HS lập bảng hệ thống theo hướng dẫn của SGK, phát biểu xây dựng bài.
 HS đọc diễn cảm, thảo luận, xây dựng bài
Bài tập 1: Đọc diễn cảm ba đoạn văn trong đoạn Chiến thắng Mtao Mxây. Cho biết:
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi: Tưởng tượng phong phú, bay bổng; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, phóng đại, trùng điệp 
- Hiệu quả nghệ thuật: tô đậm vẻ đẹp hùng tráng, kì vĩ của người anh hùng sử thi trong khung cảnh tráng lệ.
Bài tập 3: phân tích hình tượng nhân vật Tấm trong sự chuyển biến tính cách.
- Giai đoạn đầu: yếu đuối, thụ động; gặp khó khăn chỉ biết khóc và luôn nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt.
Giai đoạn sau: kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc.
2.Những thể loại VHDG
Truyện dân gian
Câu nói dân gian
Thơ ca dân gian
SK dân gian
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ.
Tục ngữ, câu đố.
Ca dao-dân ca, vè.
Chèo,tuồng,rối (cạn,
 nước)
3. Lập bảng tổng hợp các thể loại VHDG đã học
Thể loại
Mục đích sáng tác
Hình thức sáng tác
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi anh hùng
Ghi lại cuộc sống và mơ ước phát triển công đồng của người dân TâyNguyên cổ đại.
Hát - kể
Xã hội Tây ng cổ đại.
Người anh hùng cộng đồng
So sánh, phóng đại, trùng điệp, giọng điệu hùng tráng, hình tượng anh hùng.
Tr. thuyết
Thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Kể-diễn xướng
Các sự kiện nhân vật lịch sử có thật có sự hư cấu.
Nhân vật lịch sử được tr.thuyết hóa (ADV)
Hư cấu 
t.tượng, có nhiều yếu tố hoang đường
Cổ tích
Nguyện vọng, mơ ước của nhân dân:chính nghĩa thắng gian tà
Kể
Xung đột xã hội,thiện và ác.
Những nhân vật bất hạnh
Hoàn toàn hư cấu; kết thúc thường có hậu.
Tr. cười
Mua vui giải trí và châm biếm nhằm giáo dục hoặc tố cáo.
Kể
Điều trái tự nhiên thói hư tật xấu trong xh
Kiểu người có những thói hư, tật xấu
Kết cấu ngắn gọn, tình huống bất ngờ, kết thúc đột ngột..
Ca dao
Biểu đạt tâm tư, tình cảm của người lao động.
Hát-đọc
Than thân, yêu thươg tình nghĩa hài hước.
Nhân vật tâm trạng
(nhân vật trữ tình)
Giàu chất trữ tình, thường có nhiều liên tưởng so sánh, ẩn dụ…
Tr. thơ
Đời sống tâm tình của người dân m. núi phía bắc trong xã hội PK ngày xưa.
Kể-hát
Thân phận bất hạnh, ước mơ hạnh phúc của người ngèo.
Người lao động nghèo, chịu nhiều bất hạnh.
Kết hợp tự sự với trữ tình; nhân vật có tính cách.
4.Bài tập vận dụng:
* Bài tập 1: Đọc diễn cảm ba đoạn văn trong đoạn Chiến thắng Mtao Mxây. Cho biết :
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi : Tưởng tượng phong phú, bay bổng; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, phóng đại, trùng điệp …
- Hiệu quả nghệ thuật: tôn vinh, tô đậm vẻ đẹp hùng tráng, kì vĩ của người anh hùng sử thi trong khung cảnh tráng lệ.
* Bài tập 3: Dựa vào nội dung ghi nhớ, phân tích hình tượng nhân vật Tấm trong sự chuyển biến tính cách.
- Giai đoạn đầu: yếu đuối, thụ động; gặp khó khăn chỉ biết khóc và luôn nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt.
Giai đoạn sau: kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc.
Nhận xét: sự tiến triển trong tính cách của Tấm là hợp lí với cuộc sống và cũng chứng tỏ quan niệm sống tích cực của nhân dân.
2’
HĐ3: HDHS Củng cố
-Nắm: đặc điểm, thể loại của VHDG.
HĐ3:Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’
- Chuẩn bị bài mới: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2, RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET31-32.doc
Giáo án liên quan