Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26+ 27: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn:

Nỗi niềm của cô gái đối với người yêu đọng lại trong một tấm khăn thương nhớ.

 - Thể hiện sự nhớ thương qua hình ảnh và biểu tượng cụ thể, sinh động: biểu tượng “khăn, đèn, mắt”, đặc biệt là hình ảnh “khăn”.

 - Khăn, đèn phép nhân hóa, mắt là phép hoán dụ. Biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của cô gái đang yêu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26+ 27: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/10/2013
Ngày dạy: 7/10/2013
Tiết 26-27
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A- Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: 
 - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm đà màu sắc dân gian của ca dao.
	 - Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động.
	2. Kĩ năng: đọc- hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
	3. Thái độ: 
 - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ.
 - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
B- Phương tiện, phương pháp thực hiện: 
- SGK, SGV, TKBG
- Kết hợp phương pháp đọc diễn cảm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D- Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Phân tích các tình huống khó xử của thầy đồ? Điều gì đã gây nên tiếng cười ở đây?(10 điểm)
Phân tích kịch tính của truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Mục đích của truyện?(10 điểm)
3. Hoạt động dạy học:
	a/ Giới thiệu bài mới:
	b/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Tiết 26
Gọi HS đọc tiểu dẫn
Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ca dao đã được học ở bài Khái quát VHDG VN
GV đặt câu hỏi:
- Nội dung chủ yếu của ca dao là gì?
- Đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
Hướng dẫn HS đọc chùm ca dao trong SGK. Chú ý giọng đọc đối với từng bài.Tìm hiểu bài ca dao: giọng xót xa, thông cảm
Người than thân ở đây là ai?
- Thân phận của họ có những nét chung gì?
“Lụa quấn cột cầu xem lâu cũng đẹp”, tay lái lụa
- Hình ảnh so sánh trong bài ca dao nói lên điều gì?
- Tâm sự của nhân vật trữ tình ở đây là gì?
- Tác giả dân gian bày tỏ tình cảm thương nhớ như thế nào trong bài ca dao này?
- Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
- Vì sao cái khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất?
“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người ở xa”
“Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình”
Sẵn đây khăn gấm quạt quỳ
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao (Truyện Kiều,
- Hiệu quả ra sao?
- Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
- Phân tích?
-Theo em, vì sao bài ca dao đề cập đến ngọn đèn, có dụng ý gì? 
“Đêm khuya thắp đĩa dầu đầy
Dầu đà khô hết nước mắt này không khô”
Điệp khúc nào được nhắc lại? gợi cho em suy nghĩ gì?
- Hình ảnh “đèn không tắt” diễn tả điều gì? 
 “Đêm qua tựa gối loan phòng
Dầu hao thiếp xót, đèn chong canh dài
Chờ chàng canh một canh hai
Canh ba canh bốnđêm dài như sông”
Các câu ca dao có liên quan đến ngọn đèn: 
“Đêm khuya thắp đĩa dầu đầy
Dầu đà khô hết nước mắt này không khô”
“Đêm khuya chong ngọn đèn ngồi
Bâng khuâng nhớ bạn bồi hồi lá gan”
Nếu ở đoạn trên cái khăn biết giãi bày thì ở đây ngọn đèn cũng biết thổ lộ. Chúng đã nói lên nhiều điều cần nói của nhân vật trữ tình
Cuối cùng là đôi mắt của chính cô gái. Dù kín đáo, gợi cảm bao nhiêu thì “khăn” và “đèn” cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng nhân hóa. Mắt mới là hình ảnh thực của cô gái. Đôi mắt chính là cửa sổ của tâm hồn
Từ khăn, đến đèn, bây giờ là mắt, có sự chuyển động nào trong tâm tư cô gái?
Phân tiết 2: 
Tiết 27 Tìm hiểu tiếp bài 4, Gọi HS đọc lại bài 4. GV tiếp tục đặt câu hỏi
- Hình ảnh “mắt ngủ không yên” cho thấy tâm trạng nhân vật trữ tình lúc này ra sao?
- Giữa “đèn không tắt” và “mắt không ngủ yên” có sợi dây liên hệ nào không? Từ những hình ảnh ấy ta hình dung được điều gì về cô gái lúc này?
Giảng bình: Như vậy nỗi nhớ được nói đến liên tiếp, dồn dập trong 10 câu thơ 4 chữ. Cô gái chỉ hỏi mà không có lời đáp. Nhưng không đáp mà thực ra đã đáp rồi. Câu trả lời nằm trong 5 điệp khúc “thương nhớ ai”. Tất cả bắt nguồn từ tình yêu chân thành, tha thiết của cô gái dành cho chàng trai. Và đó chính là đáp số quan trọng
Câu cuối bài ca dao cho thấy nhân vật trữ tình đang lo lắng điều gì?
Nỗi nhớ trong thơ hiện đại: 
* “Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến em
Cả trong mơ còn thức”- Xuân Quỳnh
*“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” - Xuân Diệu
Tìm hiểu bài ca dao 6
HS đọc lại bài ca dao 6
GV tiếp tục đặt câu hỏi gợi dẫn
- Hình ảnh “gừng cay, muối mặn” có ý nghĩa như thế nào?
- Mục đích của tác giả dân gian đưa ra 2 hình ảnh này để làm gì?
“Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”
“Rủ nhau xuống bể mò cua
Lên rừng hái quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”- NKĐ, Đất nước
“Em nghe anh đau đầu chưa khá
Em băng đồng chỉ sá, hái nạm lá anh xông
Ước chi nên đạo vợ chồng
Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che”
Dẫn chứng: “Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa mấy đời cơm khê”à đạo vợ chồng
- Thủ pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở đây? Có ý nghĩa ra sao?
- Câu cuối của bài có gì đặc sắc?
GV hướng dẫn HS Tổng kết bài
+ Nội dung nào được phản ánh qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa?
+ Qua đó ta thấy ca dao sử dụng linh hoạt, đa dạng các thủ pháp nghệ thuật như thế nào?có tác dụng gì?
HS đọc phần Ghi nhớ và ghi vào tập 
I. Tìm hiểu chung về ca dao:
 - Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
 - Nội dung: diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước
- Nghệ thuật: 
+ Lời ca thường ngắn gọn
+ Thể lục bát hoặc lục bát biến thể
+ Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Bài 1: Tiếng hát than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ:
a. Thân emcách mở đầu quen thuộc. Lời than thân của người phụ nữ. Gợi âm điệu: xót xa, ngậm ngùi
- Thân emlời chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hình ảnh tấm lụa đào gợi ra vẻ đẹp dịu dàng, tha thướt, quyến rũ, đầy nữ tính. à Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình.
- Hình ảnh so sánh gợi nên nỗi khổ cực của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, giá trị không ai biết đến.
 - Khắc họa đậm hơn tâm sự nhân vật trữ tình:
+ Khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân phận lại ập đến ngay với họ. 
+ Sự đối lập giữa hai dòng thơ càng thêm thấm thía nỗi lo và nỗi đau ấy.
 2. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn: 
Nỗi niềm của cô gái đối với người yêu đọng lại trong một tấm khăn thương nhớ.
 - Thể hiện sự nhớ thương qua hình ảnh và biểu tượng cụ thể, sinh động: biểu tượng “khăn, đèn, mắt”, đặc biệt là hình ảnh “khăn”.
 - Khăn, đèn phép nhân hóa, mắt là phép hoán dụ. Biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của cô gái đang yêu.
 wKhăn: vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ. Vật dụng quấn quýt với người con gái, như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ.
 - Từ “khăn” đứng ở vị trí đầu câu thơ, láy lại 6 lần và Câu “Khăn thương nhớ ai” láy lại 3 lần như 1 điệp khúcà nỗi nhớ triền miên, da diết, khôn nguôi. Mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ trào dâng.
 - Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động trái chiều của cái khăn: xuống, lên, rơi, vắt à tâm trạng con người ngổn ngang trăm mối tơ vòà nỗi nhớ bao trùm cả không gian
- Nỗi nhớ người yêu dẫn đến cảnh khóc thầm của biết bao cô gái trong ca dao: khăn chùi nước mắt
 - 6 câu thơ hỏi khăn, 24 chữ có đến16 thanh bằng/ 24 thanh: nỗi nhớ thương bâng khuâng da diết. Mang đậm màu sắc nữ tính, biết ghìm nén cảm xúc không bộc lộ một cách dễ dãi.
w Đèn:
 - Nỗi nhớ được đo theo thời gian: nhớ từ ngày – đêm, nỗi nhớ kéo dài triền miên.
 - Điệp khúc “ thương nhớ ai” được giữ lại nhưng nỗi nhớ lại được đặt vào hình ảnh ngọn đèn
- Hình ảnh “đèn không tắt”: con người trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ đằng đẵng với thời gianà ngọn lửa tình vẫn cháy trong tim người con gái
w Mắt:
- Cô gái đang tự hỏi chính mìnhà“Mắt thương nhớ ai- mắt ngủ không yên”
 - Nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu trong lòng cô gái
- Thao thức, trằn trọc không ngủ vì thương nhớ mỏi mòn.
- Hình tượng hợp lí nhất quán và tự nhiên như cuộc sống của con người, như chính niềm thương nỗi nhớ của cô gái:“đèn không tắt” và “mắt không ngủ yên”.
 - Nỗi nhớ liên tiếp trong 10 câu thơ 4 chữ : cô gái chỉ hỏi mà không có lời đáp như nén chặt nỗi thương nhớ. 
- Cuối cùng trào ra bằng nỗi lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi “Đêm qua ” à hạnh phúc lứa đôi trong XH cũ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết đâu đã dẫn đến hôn nhân cụ thể.
à Tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người như một nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa.
3. Bài 6: Tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao:
 - Ý nghĩa biểu tượng của “muối- gừng”:
 + Muối, gừng: gia vị bữa ăn, vị thuốc để chữa bệnh của những người lao động nghèo, hương vị của tình người.
 + Biểu trưng cho tình nghĩa con người: sự gắn bó thủy chung của con người.
- Giá trị biểu cảm của hình ảnh “muối- gừng”:
 + Tình nghĩa thủy chung, bền vững của vợ chồng (Muối ba năm..hãy còn cay)
 + Hương vị của gừng-muối đã trở thành hương vị của người (Đôi ta nghĩa nặng tình dày)
 + Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: khẳng định lòng chung thủy, son sắt
 + Câu cuối: câu bát kéo dài 13 tiếng: ba vạn sáu ngàn ngày = 100 năm =1 đời ngườià có nghĩa là không bao giờ cách xa
III. Tổng kết: 
 Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong câu ca
4. Củng cố
- Nội dung phản ánh qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong ca dao
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng các bài ca dao+ phân tích+ ghi nhớ
- Làm bài tập 1,2
- Soạn bài: “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”

File đính kèm:

  • docTuan_9_Ca_dao_than_than_yeu_thuong_tinh_nghia_20150725_035317.doc