Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13,14

1. Kiến thức

- Tác giả Hômerơ và văn học Hi Lạp trong thời kì Hi – La cổ đại. Khái quát sử thi “Ôđixê”, đoạn trích “Uylixơ trở về”. Hệ thống nhân vật, nội dung sự kiện chính được tóm tắt trong tác phẩm + đoạn trích.

- Giá trị, ý nghĩa của “Ôđixê”.

- Nắm được cốt truyện, nguồn gốc – xuất xứ sử thi “Ô-đi-xê”, đại ý nội dung đoạn trích, củng cố kiến thức khái quát về thể loại sử thi.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm tác phẩm văn học.

- Phân tích, lí giải các đối thoại và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật trong cảnh gặp mặt để thấy được khat vọng và vẻ đẹp trí tuệ của các nhân vật.

3. Thái độ

- Yêu quí, ngưỡng mộ các tác phẩm văn học vĩ đại của châu Âu, của nhân loại thời kì cổ đại và văn chương nói chung.

- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 13,14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 13
Bài dạy: 	 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
(Làm văn)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về kiểu bài văn tự sự, trình tự các bước lập dàn ý bài văn tự sự: hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện và nắm được kết cấu để lập dàn ý cụ thể với kết cấu ba phần ( Mở bài, Thân bài, Kết bài).
2. Kĩ năng
- Lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.
- Kỹ năng diễn đạt, phát biểu miệng.
3. Thái độ
- Giáo dục thói quen cẩn thận, khoa học và có hệ thống khi làm văn: lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự hoặc các thể loại bài văn khác.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’) Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tr sự chuẩn bị của học sinh.( 2ph)
3. Giảng bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Khi làm văn, HS thường bỏ qua công đoạn lập dàn ý, điều này đã dẫn đến một hậu quả là bài làm thường lạc đề hoặc xa đề. Việc lập dàn ý cho bài văn tự sự nói riêng và lập dàn ý khi viết văn nói chung có trình tự và ý nghĩa quan trọng như thế nào, kết cấu của một dàn ý ra sao… Bài học “Lập dàn ý cho bài văn tự sự” sẽ giúp chúng ta xác định và nắm được những vấn đề ccơ bản đó.(1 ph)
-Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
9’
 HĐ1.Hướng dẫn học sinh thao tác hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
- GV gọi một HS đọc ngữ liệu, phân nhóm để HS thực hành phân tích.
- GV nêu câu hỏi phát vấn và câu hỏi thảo luận nhóm đối với văn bản trích bài viết “Về truyện ngắn Rừng xà-nu” của Nguyên Ngọc để tìm hiểu bước 1 – Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
2. Vậy, hãy nhận xét: Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
- GV gợi ý:
+ Để viết được 1 văn bản tự sự, cần phải hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện.
+ Tiếp theo: phải huy động trí tưởng tượng để hư cấu các nhân vật, mối quan hệ, sự việc diễn ra trong tác phẩm.
- Xây dựng được những tình huống điển hình để cau chuyện phát triển 1 cách lô-gíc, giàu kịch tính.
HĐ1.Tìm hiểu thao tác hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
- HS đọc đoạn trích trong văn bản bài viết “Về truyện ngắn Rừng xà-nu” của Nguyên Ngọc.
- Sau khi nghe đọc xong, HS đọc kỹ câu hỏi, phân tích ngữ liệu theo định hướng, thảo luận nhóm để chuẩn bị trả lời phát vấn.
- Hs trả lời: Bắt đầu hình thành ý tưởng từ 1 sự việc và nguyên mẫu có thật.
- Đặt tên nhân vật cho có không khí (tạo ấn tượng về không gian nghệ thuật đặc trưng). Hư cấu thêm các nhân vật, các mối quan hệ.
- Xây dựng tình huống điển hình: mỗi nhân vật phải có một nỗi đau riêng và tất cả hướng về mục đích chung.
- Xây dựng chi tiết điển hình: “đứa con bị đánh chết, Mai gục xuống ngay trước mắt Tnú”.
à HS rút ra bài học: trình tự các bước để lập dàn ý cho bài văn tự sự.
-Hs trả lời: + Để viết được 1 văn bản tự sự, cần phải hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện.
+ Tiếp theo: phải huy động trí tưởng tượng để hư cấu các nhân vật, mối quan hệ, sự việc diễn ra trong tác phẩm.
+ Xây dựng được những tình huống điển hình để cau chuyện phát triển 1 cách lô-gíc, giàu kịch tính.
I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN
a,ví dụ: Văn bản 1: “Về truyện ngắn Rừng xà-nu” của Nguyên Ngọc.
à Tìm hiểu vấn đề hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện trước khi sáng tác 1 tác phẩm tự sự – quá trình “thai nghén” cho 1 tác phẩm.
b, Bài học:
Trình tự các bước để lập dàn ý cho bài văn tự sự:
1. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện:
- Hình thành ý tưởng về các nhân vật, các mối quan hệ giữa các nhân vật, diễn biến câu chuyện, dự kiến cốt truyện.
30’
HĐ2.Hướng dẫn học sinh thao tác lập dàn ý
- GV nêu câu hỏi phát vấn và đề tài thảo luận nhóm đối với việc lập dàn ý cho bài văn tự sự viết tiếp đoạn cuối truyện “Tắt đèn” kể về “hậu thân” của nhân vật chị Dậu để thực hành tìm hiểu và củng cố bước 2 – Lập dàn ý bài văn tự sự
Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân (“Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên của truyện dài. Với một cái tiền thân ngay thẳng, lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng… cán bộ cơ sở.” – SGK trang 45).
2. Hãy trình bày cách lập dàn ý bài văn tư sự?
HĐ2.Tìm hiểu thao tác lập dàn ý
- HS thức hành luyện tập, tìm hiểu mục II, SGK và đọc kỹ phần ghi nhớ để củng cố bài học.
+ Lập dàn ý: Câu chuyện về hậu thân của chị Dậu.
+ Câu chuyện về một học sinh tốt, sau khi sa ngã đã “vượt qua được những phút yêu lòng”.
+Chọn nhan đề cho bài viết.
+Lập dàn ý theo bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- HS thảo luận nhóm, hình thành và hoàn thiện văn bản. GV hướng dẫn sửa chữa, HS đọc lại văn bản tự sự đã viết.
à GV góp ý, nhận xét chung. Củng cố bài học.
- Dàn ý gồm:
+Mở bài: giới thiệu câu chuyện, hoàn cảnh không gian, thời gian, nhân vật…
+Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
+Kết bài: kết thúc câu chuyện, nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc tạo ấn tượng bằng một chi tiết đặc sắc.
2. Lập dàn ý: (dàn bài)
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…)
- Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
Lưu ý: Yêu cầu muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý.
Ghi nhớ: SGK
1’
HĐ3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài:
-Các thao tác để lập dàn ý bài văn tự sự
HĐ3. Củng cố bài
-Hs lắng nghe.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’): 
-Học bài, làm bài tập 1, 2 SGK trang 46.
 -Chuẩn bị bài : “Uy-lit-xơ trở về” (Trích “Ô-đi-xê” – Sử thi Hi Lạp).
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn: 
Tiết: 14
Bài dạy: 	 UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ
(Đọc văn) ( Trích sử thi “Ô-đi-xê” của Hô-me-rơ – HiLạp) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Tác giả Hômerơ và văn học Hi Lạp trong thời kì Hi – La cổ đại. Khái quát sử thi “Ôđixê”, đoạn trích “Uylixơ trở về”. Hệ thống nhân vật, nội dung sự kiện chính được tóm tắt trong tác phẩm + đoạn trích.
- Giá trị, ý nghĩa của “Ôđixê”.
- Nắm được cốt truyện, nguồn gốc – xuất xứ sử thi “Ô-đi-xê”, đại ý nội dung đoạn trích, củng cố kiến thức khái quát về thể loại sử thi.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm tác phẩm văn học.
- Phân tích, lí giải các đối thoại và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật trong cảnh gặp mặt để thấy được khat vọng và vẻ đẹp trí tuệ của các nhân vật.
3. Thái độ
- Yêu quí, ngưỡng mộ các tác phẩm văn học vĩ đại của châu Âu, của nhân loại thời kì cổ đại và văn chương nói chung. 
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể..
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số( 1’)
2. Kiểm tra bi cũ (5’)
Câu hỏi: Phân tích bi kịch mất nước của An Dương Vương?
Dự kiến trả lời:Nguyên nhân: An Dương Vương đã chủ quan, mất cảnh giác. 
+ Nhận lời cầu hoà ® lời cầu hôn cho Trọng Thủy® mở đường cho kẻ thù.
+ Cho Trọng Thuỷ ở rể ® nuơi ong tay o
+ Y lại vào vũ khí mà không đề phòng.
àDẫn đến nước mất, nhà tan - Bi kịch của An Dương Vương: giữa cá nhân và dân tộc.
à Trong giờ phút quyết liệt vẫn đặc nghĩa nước lên trên tình riêng:
- D mắc một số sai lầm nhưng ADV vẫn l 1 vị vua yu nước, vì nước àvị vua bất tử à thi độ kính trọng của dn.
 3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài mới (1’): Hi Lạp là đất nước có nền văn minh lâu đời với nhiều di sản văn hóa tinh thần giá trị. Từ ngàn xưa, người Hi Lạp đã tự hào về kho tàng văn chương đồ sộ của mình. Đặc biệt là hai bộ sử thi anh hùng ca nổi tiếng : I-li-at và Ô-đi-xê.
-Tiến trình bài dạy
Thời 
gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
HĐ1.Giáo viên cho học sinh đọc tiểu dẫn và gợi ý cho học sinh tìm hiểu về tác giả Hômerơ cùng sử Ôđixê .
Nêu vài nét về nhà thơ Hômenơ cũng như hai bản trường ca Iliat và Ôđixê? 
Nối tiếp trường ca Iliat sau khi hạ thành Tơroa, quân Hy Lạp tiến hành cuộc hành trình hồi hương về Hi Lạp con đường hồi hương dầy gian truân và mạo hiểm.
Em có nhận định gì về đoạn trích?
HĐ1.Học sinh đọc tiểu dẫn và gợi ý cho học sinh tìm hiểu về tác giả Hômenơ cùng sử Ôđixê 
-Học sinh đọc phần tiểu dẫn và trả lời.
-HS phân tích, phát hiện: Vai trò, dung lượng, nội dung, tóm tắt…
HS trả lời: Trích khúc ca 23, gần cuối thiên sử thi Ôđixê. Nói về cuộc hội ngộ của Pênêlốp và Uylitxơ sau 20 năm xa cách
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Nhà thơ Hômerơ 
- Sống vào khoảng thế kỉ thứ IX – VIII TCN.
- Là tác giả của hai thiên sử thi Iliat và Ôđixê ® cha đẻ của thi ca Hy Lạp.
- Hômerơ nghĩa là “ca sĩ mù”
2. Sử thi Ôđixê 
- Là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.
- Là bài ca về cuộc sống hoà bình.
- Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia thành 24 khúc ca.
3. Đoạn trích
- Vị trí: Trích khúc ca 23, gần cuối thiên sử thi Ôđixê.
- Nội dung: Cuộc hội ngộ của Pênêlốp và Uylitxơ sau 20 năm xa cách.
26’
HĐ2.Giáo viên cho HS tìm hiểu văn bản Uylitxơ trở về.
Gv cho HS đọc – diễn văn bản.
Tái hiện hoàn cảnh của cuộc hội ngộ Uylitxơ gặp Pênêlốp như thế nào?
Tính sử thi thể hiện ở điểm nào?
Pênêlốp là người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
- Pênênốp nói chuyện với nhủ mẫu có nhắc đến thần linh thể hiện cách suy nghĩ hồn nhiên của con người sử thi.
- Tuy cảm nhận người trước mặt mình l Uylitxơ, nàng vẫn giữ vẻ lạnh lùng, sắt đá để thăm dị, thử thách. Như vậy, trong suy nghĩ và hành động của Pênênốpluôn đặt quyền lợi cộng đồng lên trênà cách hành động của nhân vật sử thi.
- Thử thách bằng bí mật về chiếc giường để nhận ra chồng
HĐ2.Tìm hiểu văn bản Uylitxơ trở về.
HS phân vai đọc và diễn theo nội dung đoạn trích.
Trả lời: - Uylitxơ trở về sau 20 năm. Uylitxơ gặp Pênêlốp sau khi giết 108 vị cầu hôn.
-Hoàn cảnh sử thi. 
Tính cách nhân vật Pênê lốp bộc lộ qua các cảnh:
+ Khi nhủ mẫu báo tin Uylitxơ trở về.
+ Khi đối mặt với Uyli xơ.
+ Khi đối đáp với Tê lê mác
+ Khi thử thách chồng và nhận ra chồng.
Chú ý lời nói, cử chỉ, hành động của Pênelốp:
- Dù già có sáng suốt tới đâu …cũng không thấu hiểu hết …thần linh bất tử”
à Sự thận trọng.
- “Pnnốp bước xuống lầu, …cầm lấy tay ..
à Đ cĩ sự xo trộn trong tình cảm.
à thông minh, sắc sảo.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Hoàn cảnh của cuộc hội ngộ:
- Sau 20 năm xa cch
- Sau khi giết 108 vị cầu hôn 
- Uylitxơ phải chiến đấu với sự nghi ngờ, thận trọng của Pênêlốp.
 à đoàn tụ à cuộc chiến khó khăn đầy gay go không kém trên chiến trường.
=> hồn cảnh sử thi.
 2.Nhân vật Pê nê lốp: Lịch lãm, thuỷ chung, thông minh, thận trọng.
* Khi nhủ mẫu báo tin Uylitxơ trở về: Pê nê lốp thận trọng:
+ Nhắc nhở nhủ mẫu “Khoan hí hửng vui cười”
+ Thần linh bất bình
+ Không hi vọng Uylixơ sẽ trở về
à suy nghĩ nhuốm màu thần linh à tiêu biểu cho nhân vật sử thi : hồn nhiên, chất phát.
* Khi đối diện với Uylixơ:
Pênêlốp: 
 + Lòng nàng phân vân
 + Lặng im
 + sửng sốt
 + âu yếm nhìn đăm đăm
à cứng cỏi luôn làm chủ bản thân à Trái tim mách bảo nhưng lí trí, sự khôn ngoan buộc nàng thận trọng à tâm trạng đ cĩ sự xo trộn
Thử thách – đoàn viên: 
- Nói với Têlêmác để hướng tới Uylixơ à thăm dò một cách khéo léo à thông minh.
- Thử thách bằng bí mật chiếc giường mà chỉ có 2 người biết à giải toả nghi ngờ à Pênêlốp nhận ra chồng mình: tâm trạng thay đổi hoàn toàn: bủn rủn chân tay, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán
à một loạt từ ngữ nhằm cụ thể hoá niềm hạnh phúc vô biên của Pê nê lốp à tình cảm dồn nén sau 20 năm xa cách mãnh liệt.
è Pênêlốp người phụ nữ đẹp nhất trung trinh, chung thuỷ, lịch lãm và rất thông minh. Người phụ nữ biết yêu đầu tiên trong nền văn học thế giới.
1’
HĐ3. GV củng cố bài Pênêlôp là người phụ nữ tuyệt vời có vẻ đẹp lí tưởng. 
 HĐ3.Củng cố bài
Hs lắng nghe.
*Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’): Làm bài tập và chuẩn bị bài “ Uy- Lít- Xơ trở về”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
 ………………………………………………………………………… 

File đính kèm:

  • docTIET13-14.doc
Giáo án liên quan