Giáo án Ngữ văn 10 - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

- Thao tác 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài ca dao 1 và 2.

+ GV: Hai bài ca dao có hình thức gì giống nhau? Nó diễn tả điều gì?

+ GV: Tìm những bài ca dao khác mà em biết có lối mở đầu tương tự?

+ GV: Âm điệu của cả hai bài ca dao là âm điệu gì?

+ GV: Hai bài ca dao có vận dụng những thủ pháp nghệ thuật nào chung? Biện pháp nghệ thuật này nhằm diễn tả điều gì?

- HS: Trả lời.

- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A.Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs
 1/ Kiến thức:
 Nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã họi cũ.
 Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động. 
 2/ Kĩ năng: 
 Đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
 3. Tư tưởng, tình cảm: 
 - Đồng cảm, thương xót cho thân phạn bất hạnh của người phụ nữ và những bất hạnh trong tình yêu của con người trong xã hội cũ.
 - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học: -.
 GV: SGK, SGV, một số tài liệu tham khảo, giáo án,...
 HS đọc trước bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ
 3.Dẫn dắt vào bài mới: 
Yêu cầu học sinh đọc một vài bài ca dao mà em biết.qua những câu ca dao đó, tác giả dân gian đã phản ánh điều gì?
HS: Trả lời.
GV nhận xét, cho điểm.
GV: Để hiểu rõ hơn về tâm tư, tình cảm của người bình dân hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chùm Ca dao thân thương, yêu thương tình nghĩa.
 4.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao.
 - Thao tác 1 : Học sinh tìm hiểu khái niệm. 
+ GV: Thế nào là ca dao ?
- Thao tác 2: Phân loại
+ GV: Ca dao được chia thành mấy chủ đề?
- Thao tác 3: Đặc trưng
+ GV: Nội dung của nhưng bài ca dao thường nêu lên những gì?
+ GV: Kết cấu của một bài ca dao thường như thế nào?
+ GV: Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào?
+ GV: Nêu ví dụ:
- Lục bát:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
- Lục bát biến thể:
“Nước chảy liu riu lục binh trôi líu ríu,
 Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”
+ GV: Ngôn ngữ được sử dụng trong ca dao có đặc điểm gì nổi bật?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Khái niệm:
Ca dao: Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Phân loại (theo chủ đề):
- Cao dao than thân.
- Ca dao yêu thương tình nghĩa.
- Ca dao hài hước.
3. Đặc trưng:
- Nội dung: phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân.
- Nghệ thuật:
+ Kết cấu: ngắn gọn, hàm súc
+ Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát,...
+ Ngôn ngữ: giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, biểu tượng truyền thống (mái đình, bến nước, cây đa, con đò)
 " Ca dao thực sự là viên ngọc quý.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản 
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc bài ca dao 1 và 2.
TIẾT 1
+ GV: Nêu yêu cầu đọc: Phải phù hợp với giọng điệu xót xa, thông cảm, chú ý cách ngắt nhịp. 
+ HS: Đọc diễn cảm các bài ca dao.
+ GV: Đọc lại 
II . Đọc - hiểu văn bản: 
- Thao tác 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu bài ca dao 1 và 2. 
+ GV: Hai bài ca dao có hình thức gì giống nhau? Nó diễn tả điều gì?
+ GV: Tìm những bài ca dao khác mà em biết có lối mở đầu tương tự?
+ GV: Âm điệu của cả hai bài ca dao là âm điệu gì?
+ GV: Hai bài ca dao có vận dụng những thủ pháp nghệ thuật nào chung? Biện pháp nghệ thuật này nhằm diễn tả điều gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- GV: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? 
- GV: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
- GV: Hình ảnh được sử dụng để so sánh? Hãy phân tích giá trị biểu cảm của hình ảnh đó?
- GV: Qua đó cho thấy người phụ nữ đã ‎ ý thức được điều gì?
- GV: Tấm lụa được sử dụng trong bối cảnh nào?
- GV: Bối cảnh trên, gợi cho em liên tưởng đến cảnh ngộ và số phận của nhân vật trữ tình như thế nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
- GV mở rộng: Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa ngoài việc không được tự quyền quyết định hạnh phúc của mình mà họ còn bị ép lấy chồng sớm là nạn nhân của chế độ tảo hôn: lấy chồng sớm, có con sớm, kéo theo bao nỗi cực nhọc, gian truân khác khi mà họ còn quá trẻ để có thể chấp nhận và vượt qua.
“ Bướm vàng đậu đọt bù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn”.
 Ca dao than thân (bài 1,2)
a. Điểm chung:
- Lối mở đầu: “Thân em như”
 → Chỉ cuộc đời, thân phận của người phụ nữ, gợi sự cảm thông, chia sẻ.
- Âm điệu: ngậm ngùi, chua xót
 → Lời than về nỗi khổ , nỗi bất hạnh.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
=> Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, phẩm hạnh và thân phận của mình.
b. Nét riêng:
- Nhân vật trữ tình: người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Nghệ thuật : So sánh - ẩn dụ (Thân em như tấm lụa đào)
 + Hình ảnh “tấm lụa đào”: sang trọng, có giá trị, đẹp đẽ.
 + Biểu tượng: vẻ đẹp tự nhiên, duyên dáng, đầy nữ tính, đáng được trân trọng của người phụ nữ.
→ Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào). 
- Bối cảnh sử dụng: 
+ “phất phơ giữa chợ”: ở cái thế bấp bênh, chông chênh .
+ “biết vào tay ai”: câu hỏi tu từ gợi cảm giác chới với, đắng cay không thể tự lựa chọn, quyết định được tương lai và hạnh phúc.
=> Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc không làm chủ và quyết đinh hạnh phúc và tương lai của mình.
Người kiểm tra Người thực hiện
Hàng Văn Luôn

File đính kèm:

  • docxgiao_an.docx
Giáo án liên quan