Giáo án Nghề 11 - Hồ Thị Thanh Hà - Tiết 5-8

I - MỤC TIÊU:

1- Kiến thức:

- Nắm được những khái niệm cơ bản về Lipit và Vitamin

- Nhận biết được những biến đổi của Lipit và Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm và biến được những ứng dụng trong chế biến sản phẩm ăn uống

2 - Về thái độ:

- Có ý thức bảo quản Lipit và Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm

- Nghiêm túc trong khi nghe giảng bài, tôn trọng giáo viên .

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 + Giáo viên: Giáo án.

 + Học sinh: Vở, bút, thước kẻ.

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1- Ổn định lớp: Thời gian:1’ 2 - Kiểm tra bài cũ:Không.

3- Giảng bài mới:

 - Giới thiệu bài:

Thức ăn đồ uống cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng cần thiết. Ở tuần trước chúng ta đã nghiên cứu qua sự biến đổi của prôtêin và gluxit. Bài học hôm nay tiếp tục nghiên cứu sự biến đổi của Lipit và Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm, từ đó rút ra hiểu biết và những ứng dụng cần thiết.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3872 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Nghề 11 - Hồ Thị Thanh Hà - Tiết 5-8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 5 +6 Ngày soạn: 12/9/2013
THỰC HÀNH.	
CHƯƠNG 1 : SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
 TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
BÀI 03: 	 SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHẤT CỦA PRRÔTÊIN VÀ GLUXIT	
 TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I - MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
 Hiểu được sự biến đổi của prôtêin,gluxit trong quá trình chế biến:
	+ Quan sát sự hoà tan của prôtêin.
	+ Quan sát sự biến tính và đông tụ của prôtêin.
	+ Quan sát sự hồ hoá tinh bột.
	+ Quan sát sự phân giải sâu-xa đường.
2- Kỹ năng:
	Nhận biết được sự biến đổi của prôtêin,gluxit trong quá trình chế biến món ăn qua việc: Làm sữa chua,nấu nước dùng,nấu canh cua, luộc trứng, nấu bột, đun đường. 
3 - Về thái độ:
- Có ý thức bảo quản prôtêin và gluxit trong quá trình chế biến thực phẩm
- Nghiêm túc trong khi nghe giảng bài, tôn trọng giáo viên .
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	+ Giáo viên: Giáo án.
	+ Học sinh: Vở, bút, thước kẻ.
III – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
	- GV hướng dẫn chung trên toàn lớp.
	- HS quan sát và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
IV – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định lớp: 	 Thời gian:1’ 
	- Điểm danh theo danh sách lớp
2 - Kiểm tra bài củ:	 Thời gian: 5’
1/. Trình bày sự hoà tan trong nước khi đun nấu?
2/ Trong quá trình chế biến tinh bột và đường có những dạng biến đôỉ nào ?
* Dự kiến phương án trả lời: 
1) Sự hoàn tan trong nước khi đun nấu:
* Prôtêin hoà tan trong nước lạnh hoặc nước nóng. Khi đun nấu Prôtêin hoà tan nhiều hơn và phụ thuộc vào 4 yếu tố. 
- Bản chất của từng loại Prôtêin: Tính tan Prôtêin phụ thuộc vào thành phần và trật tự phân bố các a.a trong phân tư 
- Nhiệt độ và cách cấp nhiệt:
+ Cường độ tốc độ cấp nhiệt càng nhanh, mạnh, nhiệt độ càng cao, thời gian càng dài thì Prôtêin hoà tan càng nhiều.
+ Cấp nhiệt cho thực phẩm để trong nước lạnh Prôtêin sẽ hoà tan nhiều và nhanh hơn trong nước nóng già.
- Nồng độ muối ăn (NaCl): Nồng độ NaCl thấp thì Prôtêin hoà tan tăng và ngược lại.
- Độ pH của môi trường: càng xa điểm đẳng điện, độ hoà tan càng tăng.
 pH = pI trung hoà về điện, P dễ đông tụ
2) Trong quá trình chế biến tinh bột và đường có những dạng biến đôỉ sau:
 Có 2 dạng chủ yếu là: biến đổi do thuỷ phân đisaccarit và biến đổi do phân giải sâu – xa đường.
3- Các quá trình hướng dẫn:
	Prôtêin và Gluxit là những chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, các em đà tìmhiểu ở phần lý thuyết, các em đã hiểu về tính chất cũng như vai trò của chúng. Để kiểm nghiệm qua thực tế thì hôm nay chúng ta tiến hành thực hành về sự biến đổi Prôtêin và Gluxit trong quá trình chế biến.
- Các hoạt động dạy học
T.gian
Nội dung hướng dẫn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1
2
3
4
4’
7’
6’
4’
3’
HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU:
I-Chuẩn bị:
1) Nguyên liệu: sữa, đường, trứng,cua đồng, xương heo, bột, nước.
2) Dụng cụ: Nồi, chảo, chén,đĩa, tô, dao…
II- Nội dung thực hành:
1-Quan sát sự biến đổi prôtêin trong quá trình chế biến thực phẩm:
a) Quan sát sự hoà tan của prôtêin:
 -Làm sữa chua:Prôtêin hoà tan trong dung dịch sữa bị đông tụ khi pHmôi trường của dung dịch sữa giảm dần tới pI.
-Nấu nước dùng: Prôtêin hoà tan trong nước nấu.
b) Quan sát sự biến tính và đông tụ của prôtêin.
- Nấu canh cua:Prôtêin đông tụ ở dạng bông.
- Luộc trứng:Prôtêin đông tụ dạng keo đông đặc.
2- Quan sát sự biến đổi gluxit trong quá trình chế biến thực phẩm.
a) Sự hồ hoá tinh bột:
 Nấu bột:quan sát hiện tượng hồ hoá tinh bột.
b) Sự phân giải sâu-xa đường.
- Đun đường và quan sát sự tạo thành các dạng caramen.
- Xoa mật ong miếng thịt, để ráo và rán ở nhiệt độ nóng già. Miếng thịt có lớp vỏ vàng nâu bóng, mùi thơm đặc trưng do sự tạo thành mêlanoiđin.
* Một số sai phạm thường gặp:
- Ủ sữa chua với nhiệt độ không thích hợp.
- Thời gian ủ quá ngắn không đủ để kết tủa.
- Khi nấu canh cua dùng đũa khuấy quá nhiều cho nên khó quan sát dạng kết tủa.
- Khi nấu bột tỉ lệ nước và bột không phù hợp.
III- Đánh giá:
- GV:Hướng dẫn HS nêu mục tiêu bài thực hành.
-Gv: Giúp HS hệ thống lại kiến thức ở lý thuyết.
 -Gv: Hướng dẫn HS nêu những nguyên liệu, dụng cụ để thực hiện.
-Gv: Ghi nguyên liệu, dụng cụ lên bảng.
-Gv: Hướng dẫn chung trên toàn lớp về cách làm sưã chua, nấu nước dùng, nấu canh cua, luộc trứng, cách quan sát hiện tượng.
-Gv: ghi nội dung thực hành lên bảng.
-Gv: Hướng dẫn HS cách nấu bột, quan sát hiện tượng hồ hoá tinh bột.
-Gv: :Hướng dẫn HS cách đun đường và quan sát sự tạo thành các dạng caramen, cách thoa mật ong lên miếng thịtvà quan sát sự tạo thành mêlanoiđin.
-Gv: Ghi nội dung thực hành lên bảng.
-Gv: Hướng dẫn HS tìm ra những sai phạm thường gặp và tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục.
-Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu những gợi ý đánh giá và cách đánh giá từng tiêu chí.
-Gv: yêu cầu HS nhắc lại qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Phân tổ để chuẩn bị các em thực hành.
- HS: Quan sát và lắng nghe.
-HS: Trình bày mục tiêu về: Kiến thức,kỹ năng, thái độ.
-HS: Lắng nghe và hệ thống lại vốn kiến thức mình đã học.
-HS: Ghi tên bài và đề mục vào vở.
-HS: Lắng nghe và trình bày
-HS: ghi vào vở
-HS: Chú ý lắng nghe, quan sát theo sự hướng dẫn của GV.
- HS: Ghi nội dung thực hành vào vở.
- HS: Quan sát.
- HS:Quan sát.
- HS:Ghi nội dung thực hành vào vở.
- HS: Chú ý lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của GV.
-HS:Tìm hiểu nội dung đánh giá.
- HS:Trả lời.
- HS: Ngồi đúng vị trí của tổ mình.
1’
30’
21’
B.HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN
I- Chuẩn bị:
1) Nguyên liệu:
2) Dụng cụ:
II-Nội dung thực hành:
1-Quan sát sự biến đổi prôtêin trong quá trình chế biến thực phẩm:
a) Quan sát sự hoà tan của prôtêin:
 -Làm sữa chua
 -Nấu nước dùng: 
b) Quan sát sự biến tính và đông tụ của prôtêin.
- Nấu canh cua
- Luộc trứng
2- Quan sát sự biến đổi gluxit trong quá trình chế biến thực phẩm.
a) Sự hồ hoá tinh bột.
b) Sự phân giải sâu-xa đường.
-Gv: Cho HS chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ để thực hành.
 -Gv: Quan sát, kiểm tra.
-Gv: Cho HS tiến hành thực hiện theo từng bước mà GV đã hướng dẫn.
-Gv: Quan sát HS thực hiện, chỉnh sửa những sai sot cho nhóm làm chưa đúng.
-Gv: Yêu cầu mỗi tổ viết 1 bản báo cáo thực hành .
-HS:Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ theo tổ.
-HS:Tiến hành thưc hiện các bước theo sự hướng dẫn của GV
-HS: Sửa sai sót (nếu có)
- Khi tiến hành thực hành thí nghiệm xong HS viết lại bản báo cáo thực nghiệm.
5’
 C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC:
-Sau khi HS làm xong bài, GV cho HS tự đánh giá và hướng dẫn các nhóm đánh giá kết quả thực hành lẫn nhau.
-Gv: Kiểm tra nhanh đánh giá của mỗi nhóm, góp ý cho HS điều chỉnh nếu đánh giá chưa chính xác. 
-Gv:Nhận xét kết quả thực hành của HS.
-HS: Tự đánh giá kết quả thực hành của tổ mình.
-Nhóm đánh giá và ghi vào phiếu thực hành và nộp lại cho GV.
- Tổ trao đổi lại (nếu cần).
- Lớp nghe GV nhận xét.
4- Bài tập về nhà, dặn dò học sinh chuẩn bị bài học sau: Thời gian:3’
a) Bài tập:
 1) Em hãy liệt kê 20 loại thực phẩm cung cấp Prôtit và20 loại thực phẩm cung cấp Gluxit?
 2) Trong khẩu phần ăn P và G có thể thay thế vị trí cho nhau được không? Tại sao?
b) Dặn dò: Chuẩn bị vở, viết để 2 tiết sau học lý thuyết 
Tiết thứ: 7+8. Ngày soạn: 12/9/2013
LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1 : SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
 TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 BÀI 03: 	 SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHẤT CỦA LIPIT VÀVITAMIN	
 TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I - MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- Nắm được những khái niệm cơ bản về Lipit và Vitamin
- Nhận biết được những biến đổi của Lipit và Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm và biến được những ứng dụng trong chế biến sản phẩm ăn uống
2 - Về thái độ:
- Có ý thức bảo quản Lipit và Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm
- Nghiêm túc trong khi nghe giảng bài, tôn trọng giáo viên .
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	+ Giáo viên: Giáo án.
	+ Học sinh: Vở, bút, thước kẻ.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Ổn định lớp: 	 Thời gian:1’ 2 - Kiểm tra bài cũ:Không.	 
3- Giảng bài mới:	
	- Giới thiệu bài: 
Thức ăn đồ uống cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng cần thiết. Ở tuần trước chúng ta đã nghiên cứu qua sự biến đổi của prôtêin và gluxit. Bài học hôm nay tiếp tục nghiên cứu sự biến đổi của Lipit và Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm, từ đó rút ra hiểu biết và những ứng dụng cần thiết. 
	 - Các hoạt động dạy học:
T.gian
Nội dung giảng dạy
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
5’
13’
19’
5’
20’
20’
 I- Sự biến đổi của Lipit trong quá trình chế biến thực phẩm:
1) Những khái niệm cơ bản về Lipit:
- Lipit là những Este của glixêlin và axít béo có phân tử lượng lớn trong đó chủ yếu là triglixêrit, còn điglixêrit và mônôglixêrit có rất ít.
- Phân loại chất béo:
+ Chất béo đơn giản: 
+ Chất béo phức tạp: 
- Tính chất: 
+ Không tan trong nước nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ: xăng, dầu…
+ Dễ bị ôxi hóa.
+ Không có nhiệt độ đông đặc, nóng chảy và nhiệt độ sôi xác định.
- Vai trò: 
+ Khi hấp thu vào cơ thể chất béo sinh năng lượng để cơ thể hoạt động.
+ Khi ăn nhiều hoặc chất béo trong cơ thể không ôxi hóa thì lượng dư đó tích lại thành những mô mỡ -> nguy hại cho cơ thể.
+ Trong khẩu phần ăn nên có cả dầu và mỡ nhưng tỉ lệ dầu lớn hơn sẽ tốt cho cơ thể
 2) Các dạng biến đổi của Lipit trong quá trình chế biến thực phẩm.
a) Sự biến đổi khi nấu:
- Khi nấu chất béo bị tách khỏi thực phẩm đi vào môi trường nước. Một phần chất béo sẽ nổi lên mặt nước do khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Một phần bị nhũ tương hoá.
b) Sự biến đổi khi rán:
- Khoảng 1600 sẽ sinh khói, phun toả (làm khô dụng cụ, ráo thực phẩm khi quay, rán, xào).
c) Sự biến đổi chất lượng chất béo:
- Biến đổi về độ nhớt, chỉ số iốt, chỉ số axit, sự tạo thành anđêhit, sự tạo acrôlêin ( là tác nhân gây ung thư)
II- Sự biến đổi cuả Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm:
1) Những khái niệm cơ bản về Vitamin
- Vitamin là một nhóm hợp chất hữu cơ có phân tử lượng nhỏ, có bản chất lý hoá khác nhau, cần thiết cho cơ thể, “chúng là chất xúc tác cho qúa trình cầu tạo tế bào và nhiều phản ứng sinh hoá trong cơ thể”.
- Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin, trừ vitamin K và một số loại vitamin B, D.
- Có 3 cách gọi tên: Theo tên hoá học, theo chữ cái, theo tên bệnh.
- Phân loại: thành 2 nhóm.
+ Nhóm vitamin hoà tan trong chất béo: A, D, E, F, K…
+ Nhóm vitamin hoà tan trong nước: Vitamin nhóm B, vitamin C, H, P, PP…
2) Các dạng biến đổi của Vitamin trong quá trình chế biến thực phẩm.
a) Sự biến đổi của nhóm vitamin hoà tan trong chất béo: A, E
* Vitamin A và Carôten: Carôten là đồng phân của vitamin A và được chuyển hoá thành vitamin A nhờ hệ enzim đặc trưng trong cơ thể. 
- Vai trò: Thiếu vitamin A cơ thể người và vật giảm khả năng miễn dịch, gây bệnh mù mắt, làm ngừng lơn với trẻ em và động vật con.
- Nhu cầu: khoảng 6ng/kg thể trọng/24 giờ.
- Thực phẩm cung cấp 
+ Vitamin A: gan , lòng đỏ trứng, mỡ bò, cá, thịt…
+ Carôten: Ớt, gấc, bí đỏ, cà rốt, hành lá. ..
- Tính chất:
+ Bền vững với tác động của nhiệt, môi trường kiềm, bền hơn trong môi trường axit.
+ Dễ bị oxi hoá bỡi oxi, tia tử ngoại , ở to quá cao bị phá huỷ.
- Dễ hấp thu hơn nếu khẩu phần ăn có chất béo.
- Biến đổi trong chế biến:
* Vitamin E: 
- Vai trò: là vi chất cần thiết cho quá trình sinh sản. Thiếu E quá trình tạo phôi bị ngăn trở, gây thoái hoá cơ quan sinh sản...
- Nhu cầu: Cơ thể cần 0,25mg – 0,3mg trong 24 giờ.
-Thực phẩm cung cấp vitamin E: dầu, mỡ bò, mỡ cá…
- Tính chất: Dễ bị oxi hoá.
- Biến đổi trong chế biến: 1800C trở lên, thời gian dài.
b) Sự biến đổi của nhóm vitamin hoà tan trong nước: B1, C.
* Vitamin B1: 
- Vai trò: giúp cho quá trình trao đổi chất. Nếu thiếu: cơ thể bị rối loạn trao đổi chất, ngừng trệ trao đổi gluxit, tê phù, giảm sút tiết dịch vị…
- Nhu cầu: khoảng 0,02 -> 0,05mg B1/kg thể trọng / 24 giờ.
- Nguồn cung cấp: cám gạo...
- Tính chất: 
+ Hoà tan trong nước và cho vị mặn.
- Sự biến đổi trong chế biến: phụ thuộc vào kích thước nguyên liệu, phương pháp sơ chế, chế biến…
* Vitamin C: 
- Vai trò: Duy trì sức đề kháng của cơ thể. Thiếu C không tốt tới hoạt động của 1 số enzim trong cơ thể, tới quá trình chuyển hoá gluxit và cấu tạo sụn, ngà, răng, và xương.
- Nhu cầu: 25mg/1000kCal khẩu phần năng lượng/ 24giờ.
- Thực phẩm cung cấp vitamin C: cam, chanh, dâu, dưa chuột, ớt, cà chua, rau, cải, hành,…
- GVTT: Chất béo là 1 trong 3 chất dinh dưỡng cơ bản của con người.Mặt khác, chất béo là thực phẩm không thể thiếu của 3 dạng chế biến rất quan trọng là quay, rán và xào. và vệ sinh an toàn lao động…
-Gv:Chuyển ý và ghi đề mục lên bảng.
-Gv: Nêu khái niệm và ghi nội dung lên bảng.
-GVTT và ghi nội dung lên bảng.
? Theo em chất béo có tan được trong nước không?
- GVTT: Không tan trong nước nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ: xăng, dầu…
? Theo em chất béo có bị oxi hoá không?
? Vai trò của chất béo đối với cơ thể con người là gì?
? Khi ăn nhiều hoặc chất béo trong cơ thể không oxi hoá hết thì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
? Trong khẩu phần ăn nên cho dầu nhiều hơn hay mỡ nhiều hơn?
-Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
- GV:Chuyển ý và ghi đề mục lên bảng.
? Khi nấu canh chất béo nổi lên mặt nước hay chìm? Vì sao?
 -Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
? Nhiệt độ sôi của dầu là bao nhiêu?
? Vì sao trước khi chiên, rán…thực phẩm phải làm khô dụng cu và ráo thực phẩm? 
-Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
? Vì sao chúng ta không nên ăn nhiều thưcù ăn quay,rán, nướng đặc biệt là thức ăn bị cháy?
 -Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
- GV: Chuyển ý và ghi đề mục lên bảng.
-Gv: Nêu khái niệm và ghi nội dung lên bảng.
-GVTT và ghi nội dung lên bảng.
? Em hãy cho biết những loại vitamin nào tan trong chất béo?
? Em hãy cho biết những loại vitamin nào tan trong nước?
-Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
-Gv: Chuyển ý và ghi đề mục lên bảng.
-GVTT: Carôten là đồng phân của vitamin A và được chuyển hoá thành vitamin A nhờ hệ enzim đặc trưng trong cơ thể. 
? Vai trò của Vitamin A đối với cơ thể người và vật là gì?
GVTT: Nhu cầu: khoảng 6ng/kg thể trọng/24 giờ.
? Những thực phẩm nào cung Vitamin A? 
-Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
? Em hãy cho biết tính chất của Vitamin A?
-Gv: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
- GVTT và ghi nội dung lên bảng.
? Ta nên bảo quản Vitamin A như thế nào? 
? Khi chế biến các loại thực phẩm có chứa Vitanin A ta nên kèm theo chất gì?
- GV: Đúc kết và ghi nội dung lên bảng.
? Vai trò của Vitamin E đối với cơ thể như thế nào?
- GV thuyết trình.
? Cơ thể con người cần bao nhiêu Vitamin E trong 1 ngày?
? Thực phẩm nào cung cấp Vitamin A?
? Vitamin A có tính chất như thế nào?
- GVTT và đúc kết lại nội dung rồi ghi nội dung lên bảng.
-Gv: Chuyển ý và ghi đề mục lên bảng.
? Vai trò của Vitamin B1 đối với cơ thể như thế nào?
- GV thuyết trình.
? Cơ thể con người cần bao nhiêu Vitamin B1 trong 1 ngày?
? Thực phẩm nào cung cấp Vitamin B1?
? Vitamin B1 có tính chất như thế nào?
- GVTT và đúc kết lại nội dung rồi ghi nội dung lên bảng.
? Vai trò của Vitamin C đối với cơ thể như thế nào?
- GV thuyết trình.
? Cơ thể con người cần bao nhiêu Vitamin C trong 1 ngày?
? Thực phẩm nào cung cấp Vitamin C?
? Vitamin C có tính chất như thế nào?
- HS chú ý lắng nghe.
HS: Lắng nghe và ghi đề mục vào vở.
HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở.
- HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở.
-HS: Không tan được trong nước.
-HS: Lắng nghe.
-HS:Chất béo rất dễ bị oxi hoá.
-HS: Khi hấp thu vào cơ thể chất béo sinh năng lượng để cơ thể hoạt động.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
- HS: Chất béo nổi lên mặt nước vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Khoảng 1600.
-HS: Tránh bị bắn dầu ra ngoài.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Không tốt cho sức khoẻvà gây bệnh.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
- HS: Lắng nghe và ghi bài vào vở.
-HS: Vitamin hoà tan trong chất béo: A, D, E, F, K…
-HS: Vitamin nhóm B, vitamin C, H, P, PP…
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
- HS: Thiếu vitamin A cơ thể người và vật giảm khả năng miễn dịch, gây bệnh mù mắt, làm ngừng lơn với trẻ em và động vật con.
- HS: Gan, lòng đỏ trứng, mỡ bò, cá, thịt…
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Bền vững với tác động của nhiệt. Dễ bị oxi hoá bỡi oxi
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
-HS: Nên tránh bảo quản đông lạnh, để dưới ánh sáng mặt trời, tiêu thụ ngay, tránh bảo quản lâu
-HS: khi chế biến kèm theo chất béo.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
- HS:Giúp quá trình tạo phôi và tế bào.
- HS:Lắng nghe.
- HS: Cơ thể cần 0,25mg – 0,3mg trong 24 giờ.
- HS: dầu, mỡ bò, mỡ cá…
- HS: Dễ bị oxi hoá.
- HS: Lắng nghe và ghi nội dung vào vở.
-HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
- HS: Giúp quá trình trao đổi chất.
- HS: Lắng nghe.
 -HS: khoảng 0,02 -> 0,05mg B1/kg thể trọng / 24 giờ.
 - HS: cám gạo, mầm lúa mì, nấm men, tim, gan, thận…
- HS: Hoà tan trong nước và cho vị mặn.
- HS: Lắng nghe và ghi nội dung vào vở.
- HS: Duy trì sức đề kháng của cơ thể.
- HS:Lắng nghe.
 -HS: 25mg/1000kCal khẩu phần năng lượng/ 24giờ.
- HS: : cam, chanh, dâu, dưa chuột, ớt, cà chua, rau, cải, hành,…
- HS: là tinh thể màu trắng, không mùi, vị chua, tính khử mạnh, phá huỷ trong môi trường kiềm.
- HS: Lắng nghe và ghi nội dung vào vở.
4 - Tổng kết bài: 	Thời gian:5’
5- Bài tập về nhà, dặn dò học sinh chuẩn bị bài học sau: Thời gian:2’

File đính kèm:

  • docTiết 5,6,7,8.doc
Giáo án liên quan