Giáo án Mỹ thuật Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2017-2018
I. Mục tiêu:
-Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh ,nét đậm và kiểu chữ trang trí.
-Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người than theo ý thích.
- Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II.Chuẩn bị:
- Giấy màu, màu vẽ, .
-Bìa báo, bìa sách,tạp chí
III. Các hoạt động dạy học.
Tuần 10 Lớp 2 (T1) Ngày giảng: 23 / 10/2017 CHỦ ĐỀ 5: TƯỞNG TƯỢNG VỚI HÌNH TRÒN, HÌNH VUÔNG HÌNH TAM GIÁC, HÌNH CHỮ NHẬT Số tiết: 3 tiết –Tuần 10,11,12 I. Mục tiêu: - Nhận ra được một số sự vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Biết tạo hình theo trí tưởng tượng từ các hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. - Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Chuẩn bị: *Giáo viên: Tranh ảnh những đồ vật có hình dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật *Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán , giấy màu, kéo. III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ 20’ 1/ Tìm hiểu: -Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, nêu tên những đồ vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. -Kể thêm các sự vật trong thiên nhiên có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. 2/Cách thực hiện: Tưởng tượng hình vuông, hình chữ nhật và vẽ lên giấy. Tưởng tượng hình tròn, hình tam giác và tạo hình từ vật tìm được. Tưởng tượng hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật và cắt dán giấy màu. -HS quan sát kể tên đồ vật. -Trong thiên nhiên có nhiều sự vật dạng hình tròn, hình tam giác VD: núi có dạng hình tam giác, mặt trời có dạng hình tròn. -HS vẽ những đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật( túi xách, khăn mặt) -HS tạo hình con cá từ vật tìm được. -HS cắt dán hình thuyền buồm, mặt trời, núi ****************************************** Lớp 1 (T1) Ngày giảng: 25 / 10 /2017 CHỦ ĐỀ 5: EM VÀ BẠN EM Số tiết: 3 tiết – Tuần: 10,11,12 I. Mục tiêu: Nêu được tên các bộ phận chính của cơ thể người. Thể hiện được bức tranh chủ đề “Em và bạn em” bằng cách vẽ hoặc xé dán. Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Chuẩn bị: *Giáo viên: Tranh ảnh chân dung, tranh ảnh các hoạt động của học sinh. *Học sinh:Tranh ảnh chân dung của mình, giấy vẽ, màu vẽ, keo dán , giấy màu, kéo. III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ 20’ 1/ Tìm hiểu: -Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu về hình dáng, các bộ phận trên cơ thể người. -Hình dáng bên ngoài của người có các bộ phận chính nào? -Trên khuôn mặt người có các bộ phận nào? *Y/C HS quan sát bạn bên cạnh và nêu đặc điểm về hình dáng, khuôn mặt của bạn? *Y/C hs quan sát hình 5.2 để tìm hiểu về tranh thể hiện người. -Các bức tranh được thể hiện bằng các chất liệu gì? -Bức tranh nào thể hiện nữa người, bức tranh nào thể hiện cả người? -Em thấy màu sắc trong các bức tranh như thế nào? -Hình vẽ các khuôn mặt có gì khác nhau? *Khi vẽ chân dung chúng ta có thể vẽ nữa người hoặc vẽ cả người. 2/Cách thực hiện: *Y/C hs quan sát hình 5.3a và 5.3b để tham khảo cách tạo hình dáng người. *Cách vẽ tranh về người: -Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người. -Vẽ các chi tiết khác( các bộ phận trên khuôn mặt, tóc) -vẽ màu. *Cách xé tạo dáng sản phẩm: -Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người ra tờ giấy màu rồi xé rời. -Ghép các bộ phận thành cơ thể người hoàn chỉnh. -Xé dán them các hình ảnh phụ. * Y/C hs quan sát tranh vẽ người hình 5.4. -HS quan sát và trả lời: -Đầu, mình, chân, tay. -Mắt , mũi, miệng, 2 tai, tóc. *HS quan sát nhóm đôi : 2-4 hs nêu đặc điểm của bạn mà mình vừa quan sát. *HS quan sát và thảo luận nhóm 4 -Màu nước, xé dán giấy màu, sáp màu -Bức tranh thứ 1 thể hiện nữa người, bức tranh thứ 2, 3 thể hiện cả người. -Màu sắc tươi sáng, có đậm, nhạt. -Mỗi khuôn mặt đều có hình dáng và đặc điểm riêng của từng người ( tóc, trang phục, kính, mũ, giày, dép...) *Quan sát hình và tìm hiểu cách vẽ *Quan sát một số tranh vẽ người để có ý tưởng tạo hình người cho riêng mình. ************************************ Lớp 4 (T1) CHỦ ĐỀ 4: EM SÁNG TẠO CÙNG NHỮNG CON CHỮ Số tiết dạy: 3 tiết Tuần dạy: 9,10,11 I. Mục tiêu: -Nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh ,nét đậm và kiểu chữ trang trí. -Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người than theo ý thích. - Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II.Chuẩn bị: - Giấy màu, màu vẽ, . -Bìa báo, bìa sách,tạp chí III. Các hoạt động dạy học. TIẾT 2 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 35’ *Hoạt động 3: Thực hành - Hoạt động cá nhân: Căn cứ quy trình ở hoạt động 2 kết hợp ý tưởng cá nhân tạo dáng tên của mình và trang trí theo ý thích. - Hoạt động nhóm: Cắt rời sản phẩm cá nhân ra khỏi tờ giấy.Sau đó sắp xếp lên một tờ giấy khổ lớn. Mỗi nhóm vẽ thêm các hình ảnh , màu sắc cho nền sinh động.Có thể sử dụng giấy màu làm nền thay hình. - GV hướng dẫn quan sát hình 4.5 - HS thực hiện bài theo ý thích. - HS thực hiện nhóm. - Quan sát hình 4.5 để biết cách thực hiên nhóm. Lớp 3 (T3) Ngày giảng: 26/ 10 /2017 CHỦ ĐỀ 5. TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT Thời lượng: 2 tiết. Tuần dạy: 10, 11 I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết cách tạo hình theo chủ đề lựa chọn. HS tạo hình được những sản phẩm trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác. Phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh của HS thông qua trí tưởng tượng. HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của bạn, của mình. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: + Hình ảnh, clip về các loài vật, đồ vật có hình dáng, màu sắc, trang trí đẹp. + Một số sản phẩm tạo hình. + Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, hồ dán, kéo, vật tìm được,... 2. Học sinh: Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, bìa,.. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ 25’ * Hoạt động 1:Tìm hiểu - Giới thiệu hình ảnh đã chuẩn bị và hình 5.1/ SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý: + Hãy mô tả hình dáng và màu sắc của sự vật trong từng hình. + Kể những đường nét được con người sử dụng để trang trí ở các đồ vật. Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung - Tiếp tục yêu cần HS quan sát hình 5.2 và trả lời: + Sản phẩm được tạo hình và trang trí bằng những hình thức và chất liệu nào? + Sản phẩm được trang trí bằng đường nét và màu sắc như thế nào? - Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung - Chốt nội dung chính, yêu cầu HS đọc ghi nhớ *Hoạt động 2: Cách thực hiện - Cho HS quan sát hình 5.3/ SGK để tìm hiểu về các hình thức thể hiện và trang trí sản phẩm + Kể các hình thức thể hiện + Nêu các bước thực hiện + Các sản phẩm được trang trí như thế nào? - GV minh hoạ một hay vài hình thức và nhắc lại các bước thực hiện và nêu một số lưu ý để có sản phẩm đẹp, sáng tạo. - YC HS nhắc lại cách thực hiện ở phần ghi nhớ. - GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng phù hợp với hình thứclựa chọn để thể hiện ở tiết sau. - Quan sát và thảo luận nhóm 4 - Đại diện một số nhóm mô tả. - Nhận xét, bổ sung - Quan sát, tìm hiểu, trả lời + Hình thức: nặn, vẽ, gấp giấy,.. + Chất liệu: màu, đát nặn, giấy màu,... + Kết hợp nhiều đường nét: cong, thẳng, lượn sóng,... - Trình bày, nhận xét, lắng nghe - Vài HS đọc lại, ghi nhớ - HS quan sát, tìm hiểu, trả lời + Vẽ, gấp, cắt, nặn. + Mỗi hình thức đều có 3 bước + hoạ tiết, đường diềm, cân đối,.. - Quan sát, lắng nghe - HS nhắc lại các bước thực hiện - Vài em đọc nội dung phần ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ **************************************** Lớp 5 (T1) Ngày giảng: 27 / 10 /2017 CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ Số tiết dạy: 2 tiết - Tuần dạy: 10,11 I. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại lá cây. Biết sử dụng lá cây để tạo các sản phẩm như đồ vật, con vật, quả Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Chuẩn bị: Lá cây (lá rụng, lá khô), giấy vẽ, băng dính hai mặt, keo dán, kéo III. Các hoạt động dạy học: TẾT 1: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 9’ 25’ 1/ Ổn định tổ chức - Khởi động - Tuỳ điều kiện lớp học chia nhóm - Kiểm tra đồ dùng 2/ Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu - Quan sát hình 4.1 SGK và một số lá cây học sinh chuẩn bị - Yêu cầu học sinh thảo luận về: Hình dáng, cấu tạo, màu sắc của lá cây. - Nhận xét câu trả lời của học sinh - Cho học sinh quan sát hình 4.2 SGK để tìm hiểu một số sản phẩm tạo hình từ lá cây. - Yêu cầu học sinh tự nêu câu hỏi SGK trang 21 và tự trả lời. - Nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt ý. - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 21 Hoạt động 2: Cách thực hiện - Yêu cầu học sinh xem hình 4.3, 4.4 SGK - Hướng dấn học sinh thực hiện - Gọi học sinh đọc ghi nhớ: SGK trang 22 - Cho học sinh xem hình 4.5 - Giáo viên đưa ra kết luận. - Học sinh ổn định - Học sinh khởi động. - Học sinh chia nhóm - Ban học tập kiểm tra phát đồ dùng - Quan sát - Thảo luận theo nhóm và trình bày - Quan sát - Đọc câu hỏi và trả lời - Lắng nghe - Đọc ghi nhớ - Xem hình - Nêu từng bước thực hiện theo hình. - Đọc ghi nhớ - Xem hình và nhận xét
File đính kèm:
- giao_an_my_thuat_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2017_2018.docx