Giáo án Mỹ thuật 9 tiết 7: Thường thức mỹ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam
- Chạm khắc trang trí gắn liền với kiến trúc đình làng.
- Phản ánh cảnh sinh hoạt của người dân làng xã.
- Cảnh vật rất tự nhiên và mộc mạc.
Tiết 7: Thường thức mỹ thuật: Ngày soạn: 29/9/13 CHẠM KHẮC GỖ đình làng Việt Nam I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - Kĩ năng:Cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - Thái độ:Có thái độ yêu quý, trân trọng và giờ gìn các công trình văn hóa lịch sử quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: a. Đồ dùng dạy – học: - Sưu tầm ảnh đình làng. - Sưu tầm các bức chạm khắc gỗ dân gian. - Một số câu hỏi để HS thảo luận nhóm. - Một số câu hỏi để HS chơi trò chơi “Chiếc nón kì diệu”. b. Phương pháp dạy tổ chức lớp học – nhóm học: Trực quan, quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi, vấn đáp. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. - SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp (1’): - Điểm danh HS trong lớp: Kiểm tra sĩ số. - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra. 3. Giảng bài mới (1’): * Giới thiệu bài: Ở vùng đông bằng miền Bắc và Trung Việt Nam, theo truyền thống, mỗi làng xã thường xây dựng ngôi đình riêng. Trên mỗi đình làng thường có các bức chạm khắc gắn liền với sinh hoạt làng xã. Tiết học hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em về các bức chạm khắc của các ngôi đình cổ * Tiến trình tiết dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM * Giới thiệu bài: Tổ chức lớp chơi trò chơi “chiếc nón kỳ diệu” đi tìm dòng chữ “Chạm khắc” đã chuẩn bị sẵn. - Nêu câu hỏi: “ Ở thời Lê thì loại hình nghệ thuật nào luôn gắn liền với loại hình nghệ thuật kiến trúc?”. Sau đó dẫn vào bài mới. - Gới thiệu về đình làng Việt Nam. - Đặt câu hỏi: “Nêu tên một số đình làng mà mình biết?” - Nhận xét và bổ sung thêm. - Cho HS xem ảnh một số ngôi đình làng Việt Nam. - Suy nghĩ tìm ra từng chữ trong hàng để có giải đáp. - Lắng nghe để biết về đình làng Việt Nam. - Trả lời: “Đình Bảng, Chu Quyến, Tây Đằng” - Lắng nghe. - Xem ảnh để nhận biết. I. Vài nét khái quát Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng làng; nơi bàn bạc, gải quyết công việc và tổ chức lễ hội hàng năm. 28’ HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM - Đặt câu hỏi: “Chạm khắc tramg trí là bộ phận quan trọng của thể loại nghệ thuật nào?” - Nhận xét và yêu cầu HS xem ảnh ở SGK và thảo luận nhóm theo câu hỏi: Nhóm 1: 1. Nội dung các bức chạm khắc miêu tả những gì? 2. Các bức chạm khắc thể hiện về đề tài nào? Nhóm 2: Cảnh vật diễn tả như thế nào trong các bức chạm khắc? Nhóm 3: Cách tạo hình như thế nào? Nhóm 4: Nghệ thuật chạm khắc? - Giảng giải, dẫn dắt vào từng câu hỏi để HS trả lời, ở mỗi câu trả lời, GV bổ sung, giới thiệu thêm để HS rõ hơn. Đồng thời cho HS xem ảnh các bức chạm khắc. - Trả lời: “Là bộ phận quan trọng của nghệ thuật kiến trúc đình làng”. - Lắng nghe, xem ảnh và thảo luận theo nhóm. - Trả lời: Nhóm 1: 1. Miêu tả cuộc sống hàng ngày của người dân. 2. Thể hiện đề tài sinh hoạt xã hội Nhóm 2: Cảnh vật diễn tả tự nhiên, mộc mạc Nhóm 3: Cách tạo hình khỏe khoắn, mạch lạc và tự do Nhóm 4: Rất sinh động với các nhát chạm khắc dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng - Lắng nghe và xem ảnh các bức chạm khắc của các đình làng Việt Nam. II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam - Chạm khắc trang trí gắn liền với kiến trúc đình làng. - Phản ánh cảnh sinh hoạt của người dân làng xã. - Cảnh vật rất tựï nhiên và mộc mạc. - Cách tạo hình khỏe khoắn, mạch lạc và tự do. - Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm dứt khoát, chắc tay,... - Kết luận và rút ra đặc điểm của chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - Nêu câu hỏi: “ Hãy rút ra đặc điểm về chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam?” - Nhận xét và bổ sung về đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam. - Lắng nghe. - Rút ra đặc điểm theo nhận thức. - Lắng nghe. III. Đặc điểm. Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm khắc dứt khoát, chắc tay, phóng khoáng. 4’ HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP - Gọi từng nhóm lên bảng dán các bức chạm khắc gỗ đình làng Việt Nam đã sưu tầm. - Yêu cầu đại diện mỗi nhóm nêu tên tác phẩm và tác phẩm đó ở đình làng nào? - Nhận xét và khen ngợi những HS phát biểu xây dựng bài và những nhóm sưu tầm nhiều tác phẩm. - Từng nhóm giới thiệu sản phẩm đã sưu tầm. - Đại diện mỗi nhóm chỉ rõ trên các tác phẩm về tên và nằm ở đình làng nào. - Chú ý lắng nghe. 4. Dặn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo (1’): - Xem lại bài. - Xem trước bài: “Tập phóng tranh ảnh”. - Chuẩn bị giấy, chì, tẩy.. IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Bai_6_Cham_khac_go_dinh_lang_Viet_Nam_20150726_083453.doc