Giáo án Mỹ thuật 6 bài 23+24: Vẽ tranh Đề tài ngày tết và mùa xuân vẽ tranh

- GV khơi gợi ở HS không khí ngày Tết, ngày hội và đặt câu hỏi:

1) Trong dịp Tết vừa rồi các em có vui o? Và có những hoạt động nào trong ngày Tết làm em thích nhất hay ấn tượng nhất.

- HS trả lời xong, GV cho HS xem một số tranh, ảnh đẹp về đề tài này, đặt câu hỏi

2) Nội dung của bức tranh? Bố cục, hình vẽ, màu sắc trong tranh ntn?

- HS trả lời, GV phân tích bổ sung để gây hứng thú và nêu thêm những chủ đề mang đặc điểm của từng địa phương trong ngày Tết.

- Cho HS xem một số tranh DG về đề tài này để HS có nhiều thông tin và cảm thụ được nội dung một cách phong phú.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 bài 23+24: Vẽ tranh Đề tài ngày tết và mùa xuân vẽ tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần : 23-24 NS : 18-1-2015
	Tiết : 23-24 ND : 21-1-2015	
Bài 23-24: vẽ tranh 
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN VẼ TRANH
I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT : HS hiểu biết hơn về bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các phong tục, tập quán ở mỗi miền quê trong ngày Tết và mùa xuân
¯ KN : HS vẽ, hoặc cắt, xé dán giấy màu một tranh về đề tài ngày Tết và mùa xuân
¯ TĐ : HS yêu quê hương, đất nước thông qua việc tìm hiểu về các hoạt động của ngày Tết và vẻ đẹp cua mùa xuân
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy - học:
¯ GV:
- Bộ tranh về đề tài ngày Tết và mùa xuân
- Tranh, ảnh khổ lớn về ngày Tết và mùa xuân: tranh DG, họa sĩ, HS.
¯ HS:
- Dụng cụ vẽ-xé dán
2/ Phương pháp dạy- học:
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: Nhận xét bài cũ của HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1: 
Tìm và chọn nội dung đề tài
- GV khơi gợi ở HS không khí ngày Tết, ngày hội và đặt câu hỏi:
1) Trong dịp Tết vừa rồi các em có vui o? Và có những hoạt động nào trong ngày Tết làm em thích nhất hay ấn tượng nhất.
- HS trả lời xong, GV cho HS xem một số tranh, ảnh đẹp về đề tài này, đặt câu hỏi
2) Nội dung của bức tranh? Bố cục, hình vẽ, màu sắc trong tranh ntn?
- HS trả lời, GV phân tích bổ sung để gây hứng thú và nêu thêm những chủ đề mang đặc điểm của từng địa phương trong ngày Tết.
- Cho HS xem một số tranh DG về đề tài này để HS có nhiều thông tin và cảm thụ được nội dung một cách phong phú.
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài
- Nhiều hoạt động trong ngày Tết: đón giao thừa, đi chợ hoa, chợ Tết, làm bánh - nấu bánh, bắn pháo hoa, ông bà lì xìnhững lễ hội, trò chơi DG trong ngày Tết: múa rồng, múa lân, đấu vật
-Dán 4 tranh mẫu trên bảng
-Treo tranh DG múa rồng, đấu vật
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
- GV đặt câu hỏi gợi mở các bước tiến hành một bài vẽ tranh
3) Em sẽ chọn cho mình nội dung nào? Vậy hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh là gì?
4) Màu sắc phải ntn mới phù hợp với đề tài ngày Tết và mùa xuân?
- HS trả lời, GV bổ sung và minh họa trên bảng theo từng bước
- GV hướng dẫn thêm cách xé dán, cắt giấy màu để tạo nên một bức tranh.
* Lưu ý HS: có thể cắt, xé dán và vẽ màu trên cùng một tranh
II/ Cách vẽ
- Chọn nội dung
- Tìm mảng chính, phụ
- Vẽ phác hình
- Vẽ chi tiết
- Vẽ màu
- GV minh họa trên bảng
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn HS làm bài
- Trước khi HS làm bài, GV cho HS xem một số tranh mẫu đẹp về một vài nội dung phong phú.
- Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi, giúp HS tìm bố cục, hình và vẽ màu nếu thấy HS lúng túng
III/ Thực hành
- Vẽ một bức tranh về đề tài ngày Tết và mùa xuân
4/ Củng cố:
- Chọn 4 bài tiêu biểu, yêu cầu HS nhận xét, đánh giá qua cách tìm đề tài, bố cục, hình vẽ và màu sắc cụ thể ở mỗi bài
- HS nhận xét, GV bổ sung, nhận xét lại, biểu dương những bài vẽ màu đẹp. Khuyến khích, động viên những bài chưa đạt yêu cầu.
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Hoàn thành bài ở lớp, hoặc có thể vẽ tranh khác ở nhà
- Chuẩn bị bài sau
6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doclop_6__tuan_2324_20150726_091040.doc