Giáo án Mĩ thuật 6 - Trương Ngọc Trâm

I/. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí hình vuông.

 2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn họa tiết, bố cục bài vẽ chặt chẽ, thể hiện màu sắc hài hòa, có cá tính, nổi bật trọng tâm.

 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy óc sáng tạo. Cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.

 

II/. CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Bài vẽ của HS năm trước, một số đồ vật hình vuông trang trí ứng dụng.

 2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

 2/. Kiểm tra bài cũ:

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về nghệ thuật trang trí và cách làm bài trang trí. Để củng cố kiến thức đã học và nắm bắt được đặc điểm của bài trang trí cơ bản, hôm nay thầy và các em cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí hình vuông”.

 

doc96 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mĩ thuật 6 - Trương Ngọc Trâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm và nêu nhận xét chi tiết vật mẫu về: + Hình dáng.
+ Vị trí.
+ Tỷ lệ.
+ Đậm nhạt.
I/. Quan sát và nhận xét:
+ Hình dáng.
+ Vị trí.
+ Tỷ lệ.
+ Đậm nhạt.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV cho học sinh nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu.
+ Vẽ khung hình.
- GV hướng dẫn HS so sánh tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang để xác định tỷ lệ của khung hình.
- GV vẽ một số khung hình đúng và sai để học sinh nhận xét.
+ Xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ bản.
- Hướng dẫn HS so sánh tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu. 
- Cho học sinh nêu tỷ lệ các bộ phận vật mẫu của mẫu vẽ ở nhóm mình.
- GV cho HS nhận xét về đường nét tạo dáng của mẫu và hướng dẫn trên bảng về cách vẽ nét cơ bản tạo nên hình dáng của vật mẫu.
+ Vẽ chi tiết.
- GV cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước và quan sát vật mẫu rồi nhận xét cụ thể về đường nét tạo hình của vật mẫu.
- GV vẽ minh họa trên bảng.
- HS nhắc lại phương pháp vẽ theo mẫu.
- Học sinh quan sát kỹ vật mẫu và xác định tỷ lệ khung hình chung của vật mẫu.
- HS nhận xét hình vẽ của giáo viên.
- HS thảo luận trong nhóm về tỷ lệ khung hình ở mẫu vẽ của nhóm mình.
- HS quan sát kỹ mẫu và so sánh tỷ lệ các bộ phận của vật mẫu.
- HS nêu tỷ lệ các bộ phận vật mẫu của mẫu vẽ ở nhóm mình
- HS nhận xét về đường nét tạo dáng của vật mẫu và quan sát giáo viên vẽ minh họa.
- HS quan sát bài vẽ của HS năm trước, quan sát vật mẫu thật và nhận xét về cách vẽ hình.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
II/. Cách vẽ:
1. Vẽ khung hình.
2. Xác định tỷ lệ và vẽ nét cơ bản.
3. Vẽ chi tiết.
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho HS xếp mẫu và vẽ theo nhóm.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả nét vẽ cho có độ đậm nhạt.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- HS sắp xếp mẫu ở nhóm mình.
- Thảo luận nhóm về cách vẽ chung ở mẫu vật nhóm mình.
III/. Bài tập.
Vẽ theo mẫu: Hình hộp và hình cầu.
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà vẽ mẫu theo ý thích.
- HS nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận của mình.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ mẫu theo ý thích. 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”VTM: Hình trụ và hình cầu – Tiết 2: Vẽ đậm nhạt”, chuẩn bị vật mẫu hình trụ và hình cầu, chì, tẩy, vở bài tập. 
RÚT KINH NGHIỆM	
Ngày tháng năm 2013
Ký duyệt
NGUYỄN HỒNG VŨ
HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU 
(Tiết 2 – Vẽ đậm nhạt)
MÀU SẮC
Tiết: 17 Bài: 17 – Vẽ theo mẫu. 
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 * * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ hai vật mẫu kết hợp.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của mẫu, thể hiện bài vẽ đúng tỷ lệ, mềm mại và nổi bật hình khối cơ bản của mẫu.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật và bài vẽ theo mẫu, rèn luyện thói quen làm việc khoa học từ tổng thể đến chi tiết.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: 
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã nghiên cứu cách vẽ hình “Hình trụ và hình cầu” để hoàn thiện bài vẽ này, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTM: Hình trụ và hình cầu – tiết 2 Vẽ đậm nhạt”
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV xếp vật mẫu giống tiết học trước.
- GV cho HS xếp mẫu theo nhóm và nhận xét kỹ về: Hướng chiếu của ánh sáng, ranh giới giữa các mảng đậm nhạt và độ đậm nhạt giữa các vật mẫu và giữa vật mẫu với nền đặt mẫu.
- GV cho HS xem một số bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về cách vẽ đậm nhạt.
- HS xếp mẫu theo nhóm và nhận xét kỹ Hướng chiếu của ánh sáng, ranh giới giữa các mảng đậm nhạt và độ đậm nhạt giữa các vật mẫu và giữa vật mẫu với nền đặt mẫu.
- HS xem một số bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về cách vẽ đậm nhạt.
I/. Quan sát – nhận xét
- Hướng chiếu của ánh sáng.
- Ranh giới giữa các mảng đậm nhạt.
- Độ đậm nhạt giữa các vật mẫu và giữa vật mẫu với nền đặt mẫu.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt. 
+ Xác định hướng chiếu của ánh sáng.
- GV cho HS quan sát kỹ vật mẫu và nhận ra hướng chiếu của ánh sáng.
+ Xác định ranh giới các mảng đậm nhạt.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ vật mẫu và nhận ra ranh giới giữa các mảng đậm nhạt.
- Trên bài vẽ mẫu GV phân tích việc xác định ranh giới đậm nhạt cần chú ý đến đậm nhạt chính của mẫu và phân định ranh giới cho chính xác.
+ Vẽ độ đậm trước từ đó tìm các sắc độ còn lại.
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu và nhận xét về cách vẽ nét đậm nhạt.
- GV vẽ minh họa cách sử dụng bút chì để diễn tả đậm nhạt phù hợp với hình khối của vật mẫu.
- Phân tích một số lỗi khi vẽ đậm nhạt như chà, di chì. Nhấn mạnh việc vẽ độ đậm trước, độ nhạt vẽ sau làm cho bài vẽ đúng về sắc độ và độ đậm nhạt chung của toàn bài so với mẫu.
- HS quan sát kỹ vật mẫu và nhận ra hướng chiếu của ánh sáng.
- HS quan sát kỹ vật mẫu và nhận ra ranh giới giữa các mảng đậm nhạt.
- Quan sát GV hướng dẫn phân mảng đậm nhạt.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và nhận xét về cách vẽ nét đậm nhạt.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- Quan sát GV phân tích cách vẽ đậm nhạt làm nổi bật hình khối và giữ được sự trong trẻo của chất liệu.
II/. Cách vẽ đậm nhạt.
1. Xác định hướng chiếu của ánh sáng.
2. Xác định ranh giới các mảng đậm nhạt.
3. Vẽ độ đậm trước từ đó tìm các sắc độ còn lại.
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách diển tả nét chì làm cho bài vẽ đúng sắc độ, nổi bật hình khối và có độ trong trẻo của chất liệu bút chì.
- HS làm bài tập theo nhóm.
III/. Bài tập.
- VTM: Hình trụ và hình cầu – Tiết 2: Vẽ đậm nhạt.
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- GV hướng dẫn HS về nhà vẽ mẫu theo ý thích.
- HS nêu nhận xét và xếp loại bài tập theo cảm nhận của mình.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ mẫu theo ý thích. 
+ Chuẩn bị bài mới: Xem lại bài cách vẽ tranh đề tài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra HK I. chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4.
RÚT KINH NGHIỆM
….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 2013
Ký duyệt
NGUYỄN HỒNG VŨ
ĐỀ TÀI: TỰ DO 
(Bài kiểm tra Học Kỳ 1)
Tiết: 18 Bài: 18– Vẽ tranh.
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 * * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh củng cố lại kiến thức vẽ tranh đề tài đã học.
	2. Kỹ năng: Học sinh thể hiện bài vẽ linh hoạt, sắp xếp bố cục, hình tượng hợp lý, sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài. Biết đưa cảm xúc vào tranh vẽ.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ, nâng cao nhận thức thẩm mỹ..
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Đề kiểm tra HK I.
2/. Học sinh: Chì, tẩy, màu, giấy A4.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
	2/. Kiểm tra bài cũ: 
3/. Bài mới:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
GV ra đề kiểm tra HK I 
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra. 
- GV gợi ý để HS chọn lựa đề tài vẽ tranh nhằm tránh sự trùng lặp.
HOẠT ĐỘNG 3:
Đánh giá kết quả buổi kiểm tra.
- GV nhận xét thái độ làm bài của HS.
- Cho HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
- HS làm bài kiểm tra.
- HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.
Đề kiểm tra HK I – Thời Gian: 45/
Em hãy vẽ một bức tranh – Đề tài: TỰ CHỌN.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ mẫu theo ý thích. 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Trang trí hình vuông”, sưu tầm một số hình vuông được trang trí đẹp, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
Ngày tháng năm 2012
Ký duyệt
Tiết: 19 Bài: 19 – Vẽ trang trí.
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
 	 Ngày soạn :	
 	 Ngày dạy :
 * * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí hình vuông.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn họa tiết, bố cục bài vẽ chặt chẽ, thể hiện màu sắc hài hòa, có cá tính, nổi bật trọng tâm.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy óc sáng tạo. Cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Bài vẽ của HS năm trước, một số đồ vật hình vuông trang trí ứng dụng.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 
	2/. Kiểm tra bài cũ: 
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về nghệ thuật trang trí và cách làm bài trang trí. Để củng cố kiến thức đã học và nắm bắt được đặc điểm của bài trang trí cơ bản, hôm nay thầy và các em cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí hình vuông”.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về các thành phần có trong hình vuông trang trí.
- GV cho HS nêu cách sắp xếp trong trang trí hình vuông ở bài vẽ mẫu.
- GV cho HS quan sát một số hình vuông mang tính ứng dụng như: Viên gạch hoa, ô của sổ, chiếc khăn tay… yêu cầu các em nhận xét về cách sắp xếp, màu sắc và họa tiết.
- HS quan sát một số bài vẽ mẫu và nhận xét về các thành phần có trong hình vuông trang trí.
- HS nêu một số cách sắp xếp trong trang trí hình vuông ở bài vẽ mẫu.
HS quan sát một số trang trí hình vuông mang tính ứng dụng và nhận xét về cách sắp xếp, màu sắc và họa tiết.
I/. Quan sát – nhận xét
- Trang trí hình vuông là sử dụng họa tiết, hình mảng, màu sắc sắp xếp vào trong hình vuông sao cho hài hòa, đẹp mắt. Cách sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng được vận dụng đầy đủ trong trang trí hình vuông.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách trang trí hình vuông. 
+ Kẻ trục, tìm bố cục.
- GV cho HS quan sát bài vẽ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng.
- GV vẽ minh họa một số bố cục, nhắc nhở HS khi tìm bố cục cần phải có mảng to, nhỏ, mảng chính, phụ. Chú ý đến khoảng cách giữa các mảng hình.
+ Vẽ họa tiết.
- GV cho HS quan sát và nêu nhận xét về họa tiết trên các bài vẽ mẫu.
- GV gợi mở để HS lựa chọn cách sắp xếp họa tiết trang trí cho bài vẽ của mình. 
- GV vẽ minh họa. Nhắc nhở HS khi vẽ họa tiết cần chú ý đến đường nét và sự ăn ý giữa họa tiết chính, họa tiết phụ. 
+ Vẽ màu.
- GV cho HS nhận xét về màu sắc ở một số bài vẽ mẫu. Nhắc nhở HS lựa chọn gam màu nhẹ nhàng hay rực rỡ phải tùy thuộc vào mục đích. Nên dùng màu theo cảm xúc, tránh sử dụng quá nhiều màu.
- GV phân tích một số ví dụ về chọn gam màu theo sở thích và bài vẽ thuộc các gam màu nóng, lạnh khác nhau.
- HS quan sát bài vẽ mẫu, nêu nhận xét cụ thể về cách sắp xếp các hình mảng.
- Quan sát GV vẽ minh họa cách bố cục bài vẽ.
- HS quan sát và nêu nhận xét về họa tiết trên các bài vẽ mẫu.
- HS lựa chọn cách sắp xếp họa tiết trang trí cho bài vẽ của mình.
- Quan sát GV vẽ minh họa cách vẽ họa tiết.
- HS nhận xét về màu sắc ở một số bài vẽ mẫu.
- Quan sát GV phân tích cách dùng màu theo cảm xúc và theo gam màu yêu thích.
II/. Cách trang trí hình vuông.
1. Kẻ trục, tìm bố cục.
2. Vẽ họa tiết.
3. Vẽ màu.
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn thêm về bố cục, cách chọn và sắp xếp họa tiết.
- HS làm bài tập theo nhóm.
III/. Bài tập.
- Trang trí hình vuông có cạnh 16 cm.
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho các nhóm treo bài tập của nhóm mình và yêu cầu các nhóm nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
- HS nêu nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
	4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1/)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “tranh dân gian Việt Nam”, sưu tầm tranh dân gian Việt Nam.
Ngày tháng năm 2013
Ký duyệt
NGUYỄN HỒNG VŨ
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Ngày soạn: ……………………………..
Tiết: 20 Bài: 20 – TTMT. 
 * * * * * * * * * * * * * * *
I/. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vài nét về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
	2. Kỹ năng: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nội dung của tranh thông qua hình thức thể hiện về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Biết phân tích, đánh giá tác phẩm.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
	1/. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam.
	2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh dân gian.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/. Ổn định tổ chức: (1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. 
2/. Kiểm tra bài cũ: 3/ GV kiểm tra bài tập: Trang trí hình vuông.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loại hình nghệ thuật đặc sắc – đó là tranh dân gian, miêu tả cảnh nhộn nhịp đón xuân hay những cảnh sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống. Để nắm bắt được đặc điểm và hiểu kỹ hơn về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian, hôm nay thầy và các em cùng nhau tìm hiểu bài” Tranh dân gian Việt Nam”
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tranh dân gian.
- GV cho HS nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian.
- GV cho HS quan sát một số tranh và yêu cầu các em nhận xét về: Nội dung, đề tài, màu sắc.
- GV giới thiệu một số địa phương có nghề làm tranh và một số đề tài quen thuộc trong tranh dân gian.
- GV tóm tắt lại đặc điểm của tranh dân gian.
- HS nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian.
- HS quan sát một số tranh nhận xét về: Nội dung, đề tài, màu sắc.
- Quan sát GV giới thiệu về tranh dân gian.
I/. Vài vét về tranh dân gian.
- Tranh dân gian là loại tranh được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Tranh thường để trang trí đón xuân hay thờ cúng nên còn gọi là tranh Tết hay tranh thờ. 
- Một số địa phương nổi tiếng với nghề làm tranh như: Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng…
- Đề tài trong tranh dân gian rất gần gũi với đời sống của nhân dân như: Chúc tụng, lịch sử, lao động sản xuất, vui chơi giải trí, châm biếm đả kích.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. 
+ Tranh Đông Hồ.
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Đông Hồ.
- GV giới thiệu về cách làm tranh và giấy in tranh.
- GV cho HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài.
- GV tóm tắt lại những đặc điểm của dòng tranh Đông Hồ.
+ Tranh Hàng Trống.
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Hàng Trống.
- GV giới thiệu về cách làm tranh và giấy in tranh.
- GV cho HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài.
- GV tóm tắt lại những đặc điểm của dòng tranh Hàng Trống
- HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Đông Hồ.
- HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài.
- Quan sát GV giới thiệu đặc điểm của tranh Đông Hồ.
- HS nêu những hiểu biết của mình về tranh Hàng Trống.
- HS xem tranh và nêu nhận xét về hình mảng, màu sắc, bố cục, đề tài.
- Quan sát GV tóm tắt lại những đặc điểm của dòng tranh Hàng Trống
II/. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
1. Tranh Đông Hồ.
- Được sản xuất tại làng Đông Hồ Tỉnh Bắc Ninh. Tranh được sản xuất hàng loại bằng những ván gỗ khắc và in trên nền giấy Dó quét màu Điệp. Tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu bản khắc. Màu sắc được lấy từ thiên nhiên. Tranh Đông Hồ chủ yếu phục vụ cho tầng lớp nhân dân lao động nên đường nét trong tranh rất chắc khỏe, mảng hình to, rõ ràng, màu sắc đơn giản mộc mạc và thường in nét viền đen làm cho tranh thêm đậm đà, sống động. 
2. Tranh Hàng Trống.
- Được sản xuất và bày bán tại phố Hàng Trống – Hà Nội. Tranh Hàng Trống chỉ cần một bản gỗ khắc in nét viền đen, sau đó nghệ nhân trực tiếp tô màu bằng bút lông. Màu sắc lấy từ phẩm nhuộm nguyên chất. Tranh phục vụ chủ yếu cho tầng lớp trung lưu và thị dân nên đường nét trong tranh rất mảnh mai, tinh tế, màu sắc tươi sáng, nhẹ nhàng. 
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
- GV cho HS tóm tắt lại những đặc điểm của tranh dân gian.
- GV phân tích về cách chọn đề tài, diễn tả bố cục, hình vẽ trong tranh để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
- HS tóm tắt lại những đặc

File đính kèm:

  • docg.a MT6.doc