Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 1-5

I/ Mục tiêu :

Yêu cầu cần đạt :

 - Về kiến thức:- Hiểu hình dáng, đặc điềm màu sắc của một số con vật quen thuộc.

 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về một vài con vật, vẽ màu theo ý thích

 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối ,biết chọn màu,vẽ màu phù hợp .

 * Giáo dục môi trường :- Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi . Phê phán hành động săn bắt động vật trái phép .

II/ Chuẩn bị :

 1) Giáo viên :- Chuẩn bị tranh ảnh một số con vật.

 - Hình gợi ý cách vẽ (ở bộ ĐDDH )

 - Bài vẽ con vật của HS các lớp trước.

 2) Học sinh :- Vở tập vẽ

 - Dụng cụ học vẽ

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :

 -Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra đồ dùng học tập.

 

doc13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 4 - Lê Khánh Điệp - Bài 1-5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	: 01	 Vẽ trang trí	 
Ngày dạy	:	 BÀI 1 : MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
I/ Mục tiêu :
 Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức :- Biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục và tím .
	- Về kỹ năng :- Nhận biết về các cặp màu bổ túc và pha các màu theo hướng dẫn 
	- Về thái độ :- Thêm yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
 	* Học sinh khá giỏi :- Pha đúng các màu da cam ,xanh lá cây ,tím .
II/ Chuẩn bị :
	1) Giáo viên :- SGK, SGV
	- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha màu
	- Bảng vẽ cặp màu: vàng - tím và cặp màu: vàng - cam
	- Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh và màu bổ túc.
	- Hộp màu nước, cọ vẽ, bảng pha màu, nước rửa, 2 tờ giấy khổ A3.
 2) Học sinh :- SGK, vở tập vẽ 4
	 - Vở vẽ và dụng cụ học vẽ	
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức :	 - Làm quen với lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
=>Xung quanh chúng ta màu sắc rất phong phú.
Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Màu sắc và cách pha màu”.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
đặt câu hỏi: Có bao nhiêu màu cơ bản? Đó là màu nào?
Treo hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha màu.
- Nếu ta pha hai màu cơ bản với nhau, ta có những 
màu khác gọi là màu nhị hợp. 
+ Màu đỏ và màu vàng pha với nhau thành màu gì?
+Màu lam &màu vàng pha với nhau thành màu gì? 
+ Màu đỏ và màu lam pha với nhau thành màu gì?
- Vậy có bao nhiêu màu nhị hợp ?
- Có bao nhiêu cặp màu bổ túc? Đó là những màu nào? 
- Quan sát và cho biết vị trí của các cặp màu bổ túc trong 
bảng pha màu .
Treo bảng màu nóng và màu lạnh, đặt câu hỏi :
- Bảng màu nào gây cho em cảm giác nóng ,ấm?
- Bảng màu nào gây cho em cảm giác mát, lạnh?
 Mời 1 Hs lên bảng chỉ vào bảng màu cho cả lớp cùng nhận thấy rõ hơn .
- Hãy kể tên các đồ vật trong lớp có màu nóng? Và các đồ vật trong lớp có màu lạnh?
* Hoạt động 2 : Cách pha màu
Treo trên bảng tờ giấy . Dùng cọ lấy ra 3 màu cơ bản Đặt câu hỏi :
- Những màu này được gọi là màu gì?
Dùng cọ lấy ra từng cặp màu cơ bản trộn chung với nhau trên bảng pha màu
- Gọi tên 3 màu vừa được pha. Chúng được tạo thành bởi những màu nào?
- Những màu này được gọi là màu gì? 
Hướng dẫn thêm cho Hs cách pha màu tùy theo lượng màu nhiều hay ít của hai màu để tạo ra màu nhị hợp đậm hay nhạt. 
- Ngòai màu nước mà các em vừa được quan sát cách pha màu. Chúng ta còn hay sử dụng những màu nào?
* Hoạt động 3 : Thực hành
- Hướng dẫn Hs pha màu vào vở tập vẽ.
- Theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn bổ sung để Hs chọn và pha đúng màu, vẽ đúng hình, vẽ màu đều và đẹp.
 * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài và gợi ý để Hs nhận xét, xếp lọai 
- Khen ngợi những Hs vẽ màu đúng và đẹp.
* Dặn dò :
- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học sau.
-Lắng nghe .
Quan sát tranh và trả lời:
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- thực hành pha màu theo hướng dẫn.
- HS tìm ra bài vẽ đẹp
* Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Nha Trang, ngày …… tháng ….. năm 201……
Tổ trưởng
Chuyên môn
Tuần	: 02	 Vẽ theo mẫu
Ngày dạy	:	 BÀI 2: VẼ HOA LÁ 
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức :- Hiểu được hình dáng, đặc điểm màu sắc của hoa, lá .
	 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được một bông hoa, chiếc lá theo mẫu.
 	 * Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối ,hình vẽ gần với mẫu .
 * Giáo dục môi trường :- Các em thêm yêu thích vẽ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối trong thiên nhiên .
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- tranh, ảnh một số lọai hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp.
 - Một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ.
	 	 	 - Một số bài vẽ hoa, lá của học sinh.
 2) Học sinh :- Vở tập vẽ 4, đồ dùng học vẽ.
	 - Lá thật để làm mẫu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Thiên nhiên rất đẹp . Một trong những thứ tạo nên vẻ đẹp đó là cỏ cây hoa lá. Đó cũng là môi trường sống rất tốt cho con người. Cây cối, hoa lá có cấu trúc hình dạng màu sắc khác nhau nhưng thường có sự giống nhau về cấu tạo . Hôm nay chúng ta cùng quan sát và vẽ bài về hoa lá nhé!
* Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét
- Hãy gọi tên lá cây hoặc hoa mà em mang theo?
- Hình dáng và đặc điểm của lá, hoa của em như thế nào ?
- Cho biết màu sắc của lá và hoa?
Cho Hs xem tranh, ảnh một số lọai hoa, lá có hình dáng, 
màu sắc đẹp.
=> Vẻ đẹp phong phú, muôn màu muôn vẻ của hoa lá trong thiên nhiên từ cấu trúc, hình dáng đến màu sắc.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ hoa, lá.
Cho Hs xem các bài vẽ của Hs lớp trước. 
Chọn 1 chiếc lá hoặc hoa có hình đơn giản, dễ vẽ để hướng dẫn.
Treo bảng gợi ý cách vẽ. Thao tác mẫu lên bảng. Đặt câu hỏi:
- Lá hoặc hoa này hình dáng như thế nào? 
- Để vẽ một mẫu vật ta sẽ làm gì trước tiên?
- Có thể quy hình chung của lá hoặc hoa vào khung hình gì?
+ Đối với vẽ lá, chúng ta phải lưu ý đến hướng của lá để vẽ cho đúng . 
+ Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá . 
+ Dựa vào mẫu thật để chỉnh sửa hình cho gần với mẫu .
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá.
+ Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu Hs sử dụng mẫu mang theo để vẽ.
- Nhắc HS :
+ Quan sát kỹ hoa, lá trước khi vẽ.
+ Sắp xếp vào trang giấy sao cho cân đối, không to quá hoặc nhỏ quá. 
+ Vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn.
 + Đường nét nên mềm mại 
+ Vẽ màu cho hoa lá tương tự như mẫu hoặc vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
Chọn các bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về:
- Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
- Hình dáng, đặc điểm , màu sắc của hình vẽ so với mẫu.
Cho Hs tự xếp lọai các bài vẽ. 
- Bổ sung ý kiến 
- Nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Tiếp tục vẽ tiếp bài ở nhà nếu chưa hòan thành 
- Quan sát các con vật và sưu tầm tranh, ảnh về các con vật.
Lắng nghe
- Hs trả lời câu hỏi 
- Quan sát và trả lời các câu hỏi của gv. 
- Lắng nghe
- Hs vẽ vào vở
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
*Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Nha Trang, ngày …… tháng ….. năm 201……
Tổ trưởng
Chuyên môn
Tuần	: 03	 Vẽ tranh
Ngày dạy	: 	 BÀI 3 : ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT NUÔI 
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt :
 	 - Về kiến thức:- Hiểu hình dáng, đặc điềm màu sắc của một số con vật quen thuộc.
 - Về kỹ năng :- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về một vài con vật, vẽ màu theo ý thích 
	* Học sinh khá giỏi :- Sắp xếp hình vẽ cân đối ,biết chọn màu,vẽ màu phù hợp . 
 * Giáo dục môi trường :- Yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi . Phê phán hành động săn bắt động vật trái phép .
II/ Chuẩn bị :
	1) Giáo viên :- Chuẩn bị tranh ảnh một số con vật.
	 	- Hình gợi ý cách vẽ (ở bộ ĐDDH )	
 - Bài vẽ con vật của HS các lớp trước. 
	 2) Học sinh :- Vở tập vẽ
 - Dụng cụ học vẽ
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập. 
ơ
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
- Cho hs xem một số tranh, ảnh vật nuôi đặt câu hỏi:
- Chúng có gần gũi và quen thuộc với con người không? 
=> Tóm ý và giới thiệu tên bài học mới.
* Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài
- HS xem tranh trả lời câu hỏi theo các câu gợi ý:
+ Hãy gọi tên con vật có trong tranh hoặc ảnh.
+ Cho biết h/ dáng, m/ sắc và đặc điểm nổi bật của con vật ;
+ Nêu các bộ phận chính của con vật ;
Bổ sung và tóm ý.
Đặt câu hỏi mở rộng bài:
+ Ngoài các con vật trong tranh, ảnh em còn biết những con vật nào nữa ?
+ Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ? Em đã làm gì để chăm sóc bảo vệ nó ?
+ Em sẽ vẽ con vật nào ?
+Hãy miêu tả hình dáng, đặc điểm và màu sắc của con vật em định vẽ.
* Hoạt động 2 : Cách vẽ con vật
- Treo tranh ĐDDH lên bảng và gợi ý cách vẽ con vật lên bảng theo các bước :
+Vẽ phác hình dáng chung của con vật ;
+Vẽ các bộ phận, các chi tiết cho rõ đặc điểm ; 
+Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ & vẽ màu cho đẹp.
- để vẽ được bức tranh đẹp và sinh động về con vật ta có thể vẽ thêm những cảnh vật xung quanh….
- Cho Hs xem bài vẽ của Hs lớp trước.
* Hoạt động 3: Thực hành
Nêu yêu cầu :
+ Nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật định vẽ 
+ Suy nghĩ cách sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy ; 
+ Vẽ theo cách đã được hướng dẫn ; 
+ Có thể vẽ một con vật hoặc vẽ nhiều con vật và vẽ thêm cảnh vật cho tranh tươi vui, sinh động hơn 
+ Chú ý cách vẽ màu cho phù hợp, rõ nội dung. 
Quan sát chung và gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng em, nhất là những em còn lúng túng. .
* Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
- Gợi ý HS xếp loại các bài đã nhận xét.
+ Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục) đã đẹp chưa?.
+ Hình dáng con vật có rõ đặc điểm, sinh động ?
+ Các hình ảnh phụ có phù hợp với nội dung o?
+ Cách vẽ màu đã có trọng tâm,có đậm,có nhạt.
 - tuyên dương.
*Dặn dò :
- Sưu tầm hoạ tiết trang trí dân tộc. 
- Quan sát trả lời câu hỏi
- Quan sát trả lời câu hỏi
-Hs quan sát cách vẽ
-Hs vẽ vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
*Rút kinh nghiệm tiết dạy :
[[
Nha Trang, ngày …… tháng ….. năm 201……
Tổ trưởng
Chuyên môn
Tuần	: 04	 Vẽ trang trí
Ngày dạy	: 	 BÀI 4 : CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC 	 	 
I/ Mục tiêu :
Yêu cầu cần đạt ;
- Về kiến thức :- Tìm hiểu vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc; 
 	- Về kỹ năng :- Biết cách chép và chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc. 
 - Về thái độ :-Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc 
* Học sinh khá giỏi :- Chép được hoạ tiết cân đối ,gần giống mẫu ,tô màu đều phù hợp 
II/ Chuẩn bị :
 	1) Giáo viên :- SGK ,SGV - Bài vẽ của Hs lớp trước.
 - Sưu tầm thêm một số tranh ảnh về chạm khắc đình, chùa 
 - Hình gợi ý cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
 	2) Học sinh :- SGK - Vở tập vẽ
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
 - Dân tộc Việt Nam với nền văn hóa lâu đời của nhiều dân tộc khác nhau . Để bảo tồn những vốn cổ quý của cha ông để lại hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vốn cổ dân tộc qua bài vẽ “Chép họa tiết trang trí dân tộc”.
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
GV giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH, gợi ý :
+ Các hoạ tiết trang trí là những hình gì ?
+ Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào ? 
+ Hoạ tiết được dùng để trang trí ở đâu ? 
* Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quý báu của ông cha ta để lại, chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo 
vệ di sản ấy.
* Hoạt động 2 : Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
GV chọn một vài hình hoạ tiết trang trí đơn giản vẽ lên bảng 
để hướng dẫn HS cách vẽ theo từng bước :
+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết ;
+ Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết ;
+ Đánh dấu các điểm chính , phác hình bằng các nét thẳng ;
+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu ;
+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.
*Hoạt động 3: Thực hành
Yêu cầu HS:
- Chọn và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở SGK.
- Quan sát kĩ hình hoạ tiết trước khi vẽ.
- Nhắc HS vẽ theo các bước đã hướng dẫn, chú ý xác định hình dáng chung của hoạ tiết cho cân đối với phần giấy . 
- Gợi ý HS vẽ màu theo ý thích.
- Quan sát và hướng dẫn bổ sung.
* Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
- Cùng HS chọn một số bài có ưu điểm, nhược điểm rõ nét để nhận xét về :
+ Cách vẽ hình đã giống mẫu hay chưa giống mẫu.
+ Cách vẽ nét có mềm mại, sinh động không.
+ Cách vẽ màu có tươi sáng, hài hoà chưa.
- Nhận xét , tuyên dương tiết học.
*Dặn dò :
- Chuẩn bị cho bài học sau : tranh ảnh về phong cảnh.
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
-Hs quan sát Gv minh hoạ
- Hs thực hành vào vở tập vẽ
- Hs tìm ra bài vẽ đẹp
*Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Nha Trang, ngày …… tháng ….. năm 201……
Tổ trưởng
Chuyên môn
Tuần	: 05	 Thường thức mĩ thuật
Ngày dạy	: 	 BÀI 5 : XEM TRANH PHONG CẢNH	 	
 I/ Mục tiêu :
 Yêu cầu cần đạt :
- Về kiến thức	:- Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh
 	- Về kỹ năng 	:- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh .
	 -Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh .
 	* Học sinh khá giỏi :- Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
* Giáo dục môi trường :- Hs thêm yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan ,môi trường thiên nhiên. Phê phán các hành động phá hoại thiên nhiên .
II/ Chuẩn bị :
 1) Giáo viên :- SGK ,SGV 
 - Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
 2) Học sinh :- SGK - Vở tập vẽ
 - Dụng cụ học vẽ
 III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
	-Ổn định tổ chức : - Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Giới thiệu bài:
Bắt bài hát “Quê hương tươi đẹp”
=> Nêu nội dung bài học. 
* Hoạt động 1 : Xem tranh
Treo 3 bức tranh theo thể lọai khác nhau và đặt câu hỏi :
+ Tranh nào là tranh phong cảnh?
yêu cầu Hs nêu đặc điểm của tranh phong cảnh 
+ Tranh phong cảnh vẽ gì là chính? (Cảnh là h/ ảnh chính)
+ Có thể vẽ người hay các con vật cho tranh phong cảnh không? (Người và vật là h/ ảnh phụ)
b) Xem tranh
- Giới thiệu về các tác phẩm
Chia nhóm. Yêu cầu Hs mở sách MT trang 13. 
- Gv đặt các câu hỏi gợi ý :
+Vài nhóm xem một tranh thảo luận và trả lời các câu hỏi 
sau:
+ Tranh có tên là gì? Do ai vẽ? Bằng chất liệu gì
+ Trong bức tranh có những hình ảnh nào ? Hãy miêu tả.
+ Màu sắc trong bức tranh như thế nào ? Có những màu gì ? 
+ Cảm nghĩ của em sau khi xem tranh 
=> Cho đại diện các nhóm lên trình bày các nội dung thảo luận.
- Gv tóm tắt nội dung một số tranh.
* GV kết luận : Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh – sạch đẹp, không chỉ giúp cho con người có sức khoẻ tốt, mà còn là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và cố gắng vẽ nhiều bức tranh đẹp về quê hương mình.
* Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá
- Khen ngợi những HS có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học.
- Nhận xét , tuyên dương tiết học.
*Dặn dò :
- Chuẩn bị cho bài học sau :
 - Quan sát các loại quả dạng hình cầu.
- Hát
- Hs quan sát trả lời câu hỏi
-Hs quan sát tranh trong vở tập vẽ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của Gv 
- Đại diện nhóm trình bày
*Rút kinh nghiệm tiết dạy :
Nha Trang, ngày …… tháng ….. năm 201……
Tổ trưởng
Chuyên môn

File đính kèm:

  • dock4 Bai 01- Bai 05.doc
Giáo án liên quan