Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 7: Lực ma sát - Năm học 2018-2019

I. Khi nào có lực ma sát :

 1. Lực ma sát trượt:

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt vật khác .

C1: Khi phanh xe bánh xe ngừng quay Mặt lớp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm bánh xe nhanh chóng dừng lại.

2 . Lực ma sát lăn :

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác.

C2:Trục quay có con lăn ở băng truyền

C3: + trượt là hình 6.1a.

 + lăn là hình 6.1b.

* Nhận xét: Độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt.

3. Lực ma sát nghỉ:

C4: Vật không thay đổi vận tốc : Chứng tỏ vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng .

* Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 7: Lực ma sát - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 07 Theo PPCT
 Ngày dạy: / 10 / 2018 tại lớp: 8A
 Ngày dạy: / 10 / 2018 tại lớp: 8B
 Ngày dạy: / 10 / 2018 tại lớp: 8C
LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học .Phân biệt được ma sát 
trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn, đặc điểm của mỗi loại ma sát này.
 - Làm thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ .
- Phân biệt được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật . Nêu được cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đo lực, đặc biệt là đo để rút ra nhận xét về đặc điểm 
3. Thái độ: - Nghiêm túc hợp tác khi làm thí nghiệm . 
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy lô gic, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm
- Năng lực riêng: Năng lực tự học và tính toán, sử dụng ngôn ngữ toán học, sử dụng các công thức tổng quát
5. Nội dung tích hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu - TN ảo 
2. Chuẩn bị của học sinh: Lực kế, miếng gỗ, 1 quả cân, 1 xe lăn 
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
3.1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
3.2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật “động não”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
1. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Hãy nêu đặc điểm của 2 lực cân bằng ? chữa bài tập 5.1; 5.2 sbt
ĐA: Mét vËt ®ang chuyÓn ®éng mµ chÞu t¸c dông cña hai lùc c©n b»ng th× tiÕp tôc chuyÓn ®éng th¼ng ®Òu .
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian 2ph)
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học vận dụng vào bài mới
2. Hình thức: Gv nêu câu hỏi, học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trả lời	
3. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp - vận dụng
4. Các bước tiến hành
GV: Sự khác nhau cơ bản giữa trục bánh xe bò ngày xưa và trục xe đạp, trục bánh xe ô tô bây giờ là ở chỗ trục bánh xe bò không có ô bi còn trục bánh xe đập, bánh xe ô tô có ổ bi, thế mà người ta phải mất hành chục thế kỉ mới tạo ra sự khác biệt đó
Vậy ô bi có tác dụng gì ?
HS: Đưa ra câu hỏi dự đoán 
GV: Để hiểu rõ ô bi có tác gì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay “ Lực ma sát”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
Hoạt động 1: : Nghiên cứu khi nào có lực ma sát : (thời gian:15 phút )
1. Mục tiêu: học sinh nắm được khi nào có lực ma sát, các loại lực ma sát
2. Các bước tiến hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV: Yêu cầu hs đọc tài liệu, nhận xét lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu? 
.
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu về ma sát trượt.
GV: Yêu cầu hs đọc thông tin SGK tìm hiểu về ma sát lăn.
GV: Làm thí nghiệm với hòn bi lăn 
GV: Nhận xét và chốt lại lực ma sát lăn.
GV: Yêu cầu hs tìn hiểu nội dung C2, C3 suy nghĩ và trả lời các câu hỏi đó. 
GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm theo nhóm, thực hiện thí nghiệm H6.2, nhận xét hiện tượng và tìm hiểu về ma sát nghỉ.
GV: Hướng dẫn thí nghiệm về ma sát nghỉ 
HS:Tham khảo thông tin SGK tìm hiểu về ma sát trượt, và trả lời C1.
HS: Đọc thông tin 
HS:Quan sát hiện tượng với thí nghiệm hòn bi lăn tìm hiểu về lực ma sát lăn.
HS:Theo dõi và ghi thông tin vào vở 
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi C2, C3.
HS:Làm thí nghiệm H6.2 theo nhóm, quan sát hiện tượng và trả lời C4.
HS: Theo dõi thí nghiệm của gv. Vận dụng và trả lời C5.
I. Khi nào có lực ma sát : 
 1. Lực ma sát trượt:
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt vật khác .
C1: Khi phanh xe bánh xe ngừng quay Mặt lớp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm bánh xe nhanh chóng dừng lại. 
2 . Lực ma sát lăn : 
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác. 
C2:Trục quay có con lăn ở băng truyền 
C3: +trượt là hình 6.1a.
 +lăn là hình 6.1b.
* Nhận xét: Độ lớn ma sát lăn rất nhỏ so với ma sát trượt.
3. Lực ma sát nghỉ: 
C4: Vật không thay đổi vận tốc : Chứng tỏ vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng .
* Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu tác dụng của lực mà vật vẫn đứng yên.
Hoạt động 2: Nghiên cứu lưc ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật :(thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được ý nghĩa của lưc ma sát trong đời sống và trong kỹ thuật 
2. Các bước tiến hành
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu nội dung C6, suy nghĩ và trả lời C6. 
GV: Nhận xét và chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát.
GV: Yêu cầu hs trả lời C7 tìm hiểu về lợi ích của lực ma sát. 
GV: Biện pháp tăng ma sát như thế nào? 
GV: Chốt lại : lợi ích , cách làm tăng ma sát.
HS: Thảo luận và trả lời C6 tìm hiểu về tác hại của lực ma sát.
HS: Theo dõi và tiếp nhận thông tin
HS: Trả lời C7 tìm hiểu về lợi ích của lực ma sát.
? 
HS: Trả lời 
II. lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật 
1. Lực ma sát có thể có hại : 
C6: a) Ma sát trượt làm mòn xích đĩa. Khắc phục: Tra dầu.
b) Ma sát trượt làm mòn trục cản chở chuyển động của bánh xe ; khắc phục: lắp ổ bi , tra dầu.
c) Cản trở chuyển động thùng ; khắc phục: lắp bánh xe con lăn.
2. Lực ma sát có thể có ích:
C7: + Bảng trơn không viết phấn lên bảng được. Khắc phục: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn và bảng.
+ Khi phanh gấp nếu không có ma sát thì ô tô không dừng lại được. Biện pháp: Tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp để tăng ma sát.
C. HOẠT ĐỘNG - VẬN DỤNG (thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về lực ma sát
2. Các bước tiến hành: 
Bước 1: GV nêu nội dung bài tập
Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân thực hiện
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Yêu cầu hs trả lời C8 và C9. 
GV: Gọi hs trả lời, lớp nhận xét, GV chốt lại và đa ra đáp án đúng .
GV: Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
HS: Trả lời C8, C9. 
HS: Trả lời ghi nội dung lời đúng vào vở
HS: Đọc phần ghi nhớ
III. Vận dụng:
C8: C9: ổ bi có tác dụng giảm ma sát do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí..
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (thời gian: 3 phút) 
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tế
2. Các bước tiến hành
- GVchốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s .
- Đọc phần có thể em chưa biết 
- Hãy hình dung lực ma sát biến mất thì hiện tượng gì xẽ sẩy ra?
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV, liên hệ chuyển động của các vật trong thực tế
IV. Đánh giá và chốt kiến thức
 - GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài và khắc sâu nội dung đó cho hs. 
V. Dặn dò:
 - Học bài theo vở và SGK . Làm bài tập : Từ 6.1đến 6.5 - SBT
 - Chuẩn bị bài : áp xuất .
VI. Phần ghi chép bổ sung của GV 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_tiet_7_luc_ma_sat_nam_hoc_2018_2019.doc