Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 22: Cơ năng - Năm học 2018-2019

Nội dung chính

I.Cơ năng.

 Một vật có khả năng thực hiện công cơ học, vật đó có cơ năng.

+ Đơn vị cơ năng: J

II. Thế năng.

1. Thế năng hấp dẫn.

C1. Quả nặng A chuyển động xuống dưới, tức là có lực tác dụng và làm vật dịch chuyển. Vậy vật đó có khẳ năng sinh công tức là có cơ năng.

* Cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng. Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.

- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao.

- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0.

2. Thế năng đàn hồi.

C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Vậy vật có cơ năng.

- Cơ năng này cũng gọi là thế năng. Vì nó phụ thuộc vào độ đàn hồi nên gọi là thế năng đàn hồi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Tiết 22: Cơ năng - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 22 Theo PPCT
 Ngày dạy: / 2/ 2019 tại lớp: 8A
 Ngày dạy: / 2/ 2019 tại lớp: 8B
 Ngày dạy: / 2/ 2019 tại lớp: 8C
CƠ NĂNG
I. Về mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. 
2. Về kĩ năng: - Tìm được ví dụ minh hoạ và vận dụng các kiến thức vào thưc tế
3. Về thái đô: - Có thái độ nghiêm túc làm viêc khoa học
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy lô gic, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm
- Năng lực riêng: Năng lực tự học và tính toán, sử dụng ngôn ngữ vật lí, sử dụng các công thức tổng quát
5. Nội dung tích hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Nghiên cứu các nội dung có liên quan đến bài học 
2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu nội dung của bài
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
3.1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
3.2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật “động não”.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
1. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 5 phút)
Viết công thức tính công – công suất. Nêu tên các đại lượng có mặt trong công thức ?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Thời gian: 2 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học vận dụng vào bài mới
2. Hình thức: Gv nêu câu hỏi, học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trả lời	
3. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp - vận dụng
4. Các bước tiến hành
GV: Nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK
HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
GV: Để hiểu rõ vấn đề đó chúng ta tìm hiểu bài hôm nay “ Cơ năng”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23 phút)
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm thế năng:(thời gian:15 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niện về thế năng
2. Các bước tiến hành
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
Nội dung chính
GV: Yêu cầu hs quan sát hình H16.1a,b nhận xét về hai hình a và b.
GV: Làm thí nghiệm yêu cầu hs quan sát hiện tượng.
GV: Thông báo cơ năng trong thí nghiệm này là thế năng. Công thực hiện được trong thí nghiệm này là do lực nào?.
GV: Quan sát hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi để hs có kết luận đúng nhất và từ đó chỉ ra sự phụ thuộc của thế năng hấp dẫn.
GV: Yêu cầu các nhóm làm Tn H16.2.
HS: Nhận xét hình về khả năng sinh công của hai hình a và b
HS: Quan sát hình vẽ, quan sát kết quả thí nghiệm và đưa ra nhận xét.
HS: Thảo luận, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của gv.
HS: Theo dõi và ghi chép 
HS: Làm thí nghiệm H16.2, quan sát hiện tượng và trả lời các câu hỏi.
I.Cơ năng.
 Một vật có khả năng thực hiện công cơ học, vật đó có cơ năng.
+ Đơn vị cơ năng: J
II. Thế năng.
1. Thế năng hấp dẫn.
C1. Quả nặng A chuyển động xuống dưới, tức là có lực tác dụng và làm vật dịch chuyển. Vậy vật đó có khẳ năng sinh công tức là có cơ năng.
* Cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng. Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0.
2. Thế năng đàn hồi.
C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Vậy vật có cơ năng.
- Cơ năng này cũng gọi là thế năng. Vì nó phụ thuộc vào độ đàn hồi nên gọi là thế năng đàn hồi.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm động năng:(thời gian:8 phút)
1. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niện về động năng
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
Nội dung chính
GV: Yêu cầu hs làm thí nghiệm H16.3, quan sát và nhận xét hiện tượng.
GV: Phân tích, hướng dẫn hs tìm hiểu về động năng.
GV: Yêu cầu hs tiếp tục làm thí nghiệm, nhưng cho quả A lăn từ vị trí cao hơn, tiếp theo làm với quả A nặng.
GV: Hướng dẫn hs phân tích và chỉ ra sự phụ thuộc của động năng.
HS: Làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng và trả lời các câu hỏi.
HS: Tìm hiểu về động năng theo hướng dẫn của giáo viên 
HS: Làm thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận.
HS: Thảo luận và chỉ ra các yếu tố động năng phụ thuộc.
III. Động năng.
1. Khi nào vật có động năng.
C4. Quả A lăn xuống đập vào miếng gỗ làm nó chuyển động. Tức là nó đã thực hiện công.
C5. Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công tức là có cơ năng.
* Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào.
C6. Lần này miếng gỗ chuyển động đi xa hơn. Vậy công lớn hơn.
- Quả A lăn từ vị trí cao nên vận tốc của nó đập vào miếng gỗ lớn hơn. Vậy vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
C7. Khối lượng của vật càng lớn thì động năng càng lớn.
C8. Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - VẬN DỤNG (thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về định luật về cơ năng
2. Các bước tiến hành: 
Bước 1: GV nêu nội dung câu hỏi và bài tập
Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt độngcủa học sinh
Nội dungchính
GV: Yêu cầu hs tìm hiểu về nội dung của câu hỏi C9, C10. 
GV: Nhận xét, chốt lại và chốt lại
GV: Yêu cầu hs đọc và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
HS: Vận dụng các kiến thức vừa học trả lời C9, C10. 
HS: Trả lời và hoàn thành nội dung
IV. Vận dụng.
C9. Con lắc lò xo dao động.
C10.
a,Thế năng.
b.Động năng.
c,Thế năng.
* Ghi nhớ: SGK
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (thời gian: 3 phút) 
1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, vận dụng vào trong thực tế
2. Các bước tiến hành
- Đọc phần có thể em chưa biết - tìm hiểu về cơ năng
IV. Đánh giá và chốt kiến thức: (thời gian: 1 phút) 
Một vật có khả năng thực hiện công cơ học, vật đó có cơ năng.
+ Đơn vị cơ năng: J
Cơ năng của vật trong trường hợp này được gọi là thế năng. Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 
V. Dặn dò: (thời gian: 1 phút
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập từ 16.1đến 16.5 – SBT.
 VI. Phần ghi chép bổ sung của GV 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_tiet_22_co_nang_nam_hoc_2018_2019.doc