Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 39, 40

Bài thực hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số nút lệnh.

2) Kĩ năng:

- Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.

3) Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc. Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành.

H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.

 

docx5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 6 - Tiết 39, 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/12/2015
Ngày giảng:6A:30/12/2015	6B:28/12/2015	6C:28/12/2015
TIẾT 39
Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Nắm được thế nào là văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản.
2) Kĩ năng: 
- Biết cách khởi động Word, cách lưu, mở, gõ và thoát văn bản.
3) Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc. Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực. 
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b:	6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hãy nêu các thành phần chính của cửa sổ Word?
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta tiếp tục cùng đi tìm hiểu cách tạo ra văn bản nhờ sử dụng máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Gõ văn bản tiếng Việt. (13’)
GV: Chúng ta chưa có các bàn phím riêng để gõ trực tiếp các chữ của tiếng Việt (ă, ơ, đ, và các chữ có dấu thanh). Vì vậy để gõ được tiếng Việt bằng bàn phím, ta phải dùng chương trình hỗ trợ gõ (gọi tắt là chương trình gõ). Hiện nay nước ta có nhiều chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt. Hai kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay là kiểu TELEX và kiểu VNI.
GV: Ghi hai kiểu gõ VNI và TELEX cho HS ghi vào vở.
GV: Minh họa trên máy tính 2 kiểu gõ trên cho HS quan sát.
HS: Quan sát và ghi bài.
GV: Cho HS dùng phiếu học tập thay cho bàn phím để ghi nội dung các câu thơ của GV cho.
HS: Thực hiện.
GV: Gọi vài HS lên máy thực hiện.
HS: lên máy thực hiện.
GV: Quan sát sửa sai cho HS.
GV: Giới thiệu thêm: Để xem trên màn hình và in được chữ Việt, chúng ta còn cần các tệp tin đặc biệt cài sẵn trên máy tính. Các tệp tin này gọi là các phông chữ Việt. Hiện có nhiều phông chữ khác nhau để hiển thị và in chữ Việt như: VnTime, VnArial, , Vni – Time, Vni – Helve, Ngoài ra, để hiển thị và in chữ Việt ta còn cần chọn đúng phông chữ phù hợp với chương trình gõ.
4/ Gõ văn bản tiếng Việt
Có 2 kiểu gõ phổ biến là: Vni và Telex.
a/ Kiểu gõ Vni
1: dấu sắc(/)
2: dấu huyền(\)
3: dấu hỏi(?)
4: dấu ngã(~)
5: dấu nặng(.)
a6 = â; e6 = ê; o6 = ô
u7 = ư; o7 = ơ
 a8 = ă
 d9 = đ
Ví dụ: “Nước chảy đá mòn”
“Nu7o7c1 chay3 d9a1 mon2”
b/ Kiểu gõ Telex
 s : dấu sắc(/)
f : dấu huyền(\)
 r : dấu hỏi(?)
 x : dấu ngã(~)
 j : dấu nặng(.)
aa = â; ee = ê; oo = ô, dd = đ
uw = ư; ow = ơ; aw = ă
 Ví dụ: “Nước chảy đá mòn” 
“Nuwowcs chayr ddas monf” 
HĐ2: Củng cố (25’)
* Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học.
* Cho HS lên máy thao tác lại nội dung bài vừa học.
* GV cho HS thực hiện quan sát, kiểm tra.
	* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Về nhà ôn lại lý thuyết.
- Làm bài tập 3, 4 SGK - 74.
Ngày soạn: 27/12/2015
Ngày giảng: 6A : 01/01/2016 	6B:01/0/2016	6C:31/12/2015 
Tiết theo PPCT : 40
Bài thực hành 5: VĂN BẢN ĐẦU TIÊN CỦA EM
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức:
- Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số nút lệnh.
2) Kĩ năng: 
- Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản.
3) Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc. Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực. 
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. Biết áp dụng kiến thức học để thao tác trên máy.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 
H: Đồ dùng học tập, ôn tập các kiến thức cơ bản.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức:(1')
- Kiểm tra sĩ số: 6a: 6b:	6c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: (3’)
 * Hãy cho biết các thành phần trên cửa sổ word? 
 * Có mấy kiểu gõ tiếng Việt mà em biết? 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1’) Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tiết thực hành với những nội dung chính như sau : Làm quen và tìm hiểu cửa sổ làm việc của Word, các bảng chọn, một số nút lệnh. Bước đầu tạo và lưu một văn bản chữ Việt đơn giản:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu, thảo luận nội dung thực hành (10’)
GV: Gọi 1 HS nhắc lại cách khởi động và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word? 
HS: Học sinh thực hiện.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Khởi dộng Word.
+ Nhận biết các bảng chọn trên thanh bảng chọn. Mở một vài bảng chọn và di chuyển chuột để tự động mở các bảng chọn khác.
+ Phân biệt các thanh công cụ của Word. Tìm hiểu các nút lệnh trên các thanh công cụ đó.
+ Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn File: Mở, đóng và lưu tệp văn bản, mở văn bản mới.
+ Chọn các lệnh File " Open trên thanh công cụ, suy ra tương tự giữa lệnh trong bảng chọn và nút lệnh trên thanh công cụ.
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận bài tập a, b sách giáo khoa 76, 77.
HS: Thảo luận nội dung thực hành.
? Yêu cầu học sinh nêu lên thắc mắc của mình.
HS: Nêu lên những thắc mắc
GV: Giải đáp các thắc mắc
HS: Ghi nhận các giải đáp (nếu thấy cần).
1/ Khởi động và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word.
+ Khởi dộng Word.
+ Nhận biết các bảng chọn trên thanh bảng chọn. Mở một vài bảng chọn và di chuyển chuột để tự động mở các bảng chọn khác.
+ Phân biệt các thanh công cụ của Word. Tìm hiểu các nút lệnh trên các thanh công cụ đó.
+ Tìm hiểu một số chức năng trong các bảng chọn File: Mở, đóng và lưu tệp văn bản, mở văn bản mới.
+ Chọn các lệnh File " Open trên thanh công cụ, suy ra tương tự giữa lệnh trong bảng chọn và nút lệnh trên thanh công cụ.
2/ Soạn một văn bản đơn giản
a/ Gõ đoạn văn bản sau: Biển đẹp
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đẩy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
Rồi một ngày mưa rào.Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thâm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng bị ướt.
 b/ Lưu văn bản với tên “Bien dep”.
HĐ2: Thực hành (20’)
GV: Cho học sinh vào máy thực hành.
HS: Vào máy thực hành nội dung vừa thảo luận.
GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
? Yêu cầu hs nêu lên những sai phạm của bạn hay của mình trong quá trình thực 
hành.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HĐ3: Kiểm tra kết quả thực hành (7’)
GV: Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh.
HS: Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.
* Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Về nhà thực hành lại.
- Chuẩn bị tiếp cho tiết thực hành sau.
Nậm tăm , ngày  tháng 12 năm 2015
Duyệt của chuyên môn

File đính kèm:

  • docxBai_thuc_hanh_5_Van_ban_dau_tien_cua_em.docx