Giáo án Môn: Tập đọc lớp 3 - Bài: Chú ở bên Bác Hồ

- HS đọc và trả lời câu hỏi bài: “ Ở lại với chiến khu”

- Trung đoàntrương đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nêu trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”

- Treo tranh lên bảng.

- GV chốt và ghi đầu bài:

Chú ở bên Bác Hồ.

- GV đọc diễn cảm bài thơ.

- GV nêu cách đọc toàn bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp hai dòng thơ.

- GV ghi bảng từ khó:

Dài dằng dặc, Trường Sơn, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Môn: Tập đọc lớp 3 - Bài: Chú ở bên Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Ngày dạy: 19/01/2016
Họ tên GV: Hoàng Văn Hưng
Trường: Tiểu học Kim An
Môn: Tập đọc– lớp 3
Bài: CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Đọc đúng: Dài dằng dặc, Trường Sơn, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk.
- Hiểu nghĩa các từ: Trường Sơn, Kon Tum, Trường Sa, bàn thờ. Biết được các địa danh trong bài.
- Hiểu được nội dung: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
2. Kỹ năng:
 - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Rèn cho HS kĩ năng đọc trôi chảy cả bài. Học thuộc lòng bài thơ.
 3. Thái độ: 
- GD học sinh biết ơn chú bộ đội, thương binh liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Máy chiếu, máy tính, phấn màu.
-Tranh minh họa bài đọc, một số hình ảnh về bộ đội, bản đồ vị trí địa lí Việt Nam.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Nội dung
 HĐ của GV
 HĐ của HS
3-4’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài: “ Ở lại với chiến khu”
- Trung đoàntrương đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đoạn 1và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
1’
12-13'
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc. 
- GV nêu trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
- Treo tranh lên bảng.
- GV chốt và ghi đầu bài: 
Chú ở bên Bác Hồ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS tham gia chơi.
- HS ghi vở.
* Đọc mẫu. 
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- GV nêu cách đọc toàn bài.
 - HS theo dõi
* Luyện đọc câu.
- Gọi HS đọc nối tiếp hai dòng thơ.
- GV ghi bảng từ khó: 
Dài dằng dặc, Trường Sơn, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk.
- Đọc nối tiếp hai dòng thơ ( 2 lần)
- Luyện phát âm từ khó.
* Luyện đọc đoạn, giải nghĩa từ
- Bài thơ có mấy đoạn?
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giải nghĩa từ: Trường Sơn, Kon Tum, Trường Sa, bàn thờ, Đắk Lắk.
- Luyện đọc câu khó:
Chú Nga đi bộ đội/
Sao lâu quá là lâu!//
Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://
 Chú bây giờ ở đâu?//
Chú ở đâu,/ ở đâu?//
Trường Sơn dài dằng dặc?//
Trường Sa đảo nổi chìm?//
- Chia nhóm gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS chia đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS giải thích một số từ. (có thể nói thêm về Trường Sơn, Trường Sa)
- HS đọc theo nhóm từng đoạn.
- Một HS đọc toàn bài.
8-9’
3.Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc khổ thơ 1, 2
+ Chú bạn Nga đi đâu ?
+ Cho HS liên hệ 
+ Những câu thơ nào cho em biết bạn Nga rất mong nhớ chú ?
-Cho cả lớp đọc thầm khổ thơ 3
+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao ?
GV nói thêm: Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắ. Ba nhớ chú ngước nhìn lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không trở về. Nên Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ. 
+ Câu 3: Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?
GV chốt: Chú đã hi sinh. Bác Hồ đã mất, chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất. 
+ Câu 4: Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?
-Gv chốt ý.
+ Bài thơ muốn nói với các em điều gì ?
- GV ghi bảng nội dung 
- Cho HS liên hệ 
- 1 HS đọc trước lớp
+ Chú bạn Nga đi bộ đội.
+ HS liên hệ bản thân 
+ HS trả lời
- Cả lớp đọc thầm
+ HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
+ HS thảo luận nhóm và trả lời, nhận xét, bổ sung.
+ HS trao đổi nhóm đôi, trả lời
- HS nêu nội dung
- HS tự liên hệ với các liệt sĩ ở địa phương.
7-8’
4. Học thuộc lòng bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng. (Xóa dần trên màn chiếu)
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương những HS thuộc bài tại lớp
- HS HTL từng khổ thơ
- HS HTL toàn bài, HS khác nhận xét.
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc thuộc bài, gây xúc động cho người nghe.
3-5'
C. Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Em yêu chú bộ đội 
- GV cho HS trưng bày hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.
- HS chuẩn bị
- HS tham gia trò chơi.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Ngày dạy: 19/01/2016
Họ tên GV: Hoàng Văn Hưng
Trường: Tiểu học Kim An
Môn: Tự nhiên xã hội– lớp 3
Bài: THỰC VẬT
I. MỤ̣C TIÊU:
 1. Kiến thức :
 + HS biết được cây đều có thân, lá, hoa, quả.
 + Nhận ra sự đa dạng, phong phú của thực vật trong tự nhiên.
 + Vẽ và tô màu một số cây.
2. Kĩ năng :
 + Kể tên và chỉ ra được một số bộ phận của cây .
 + KNS: - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.
 - Kỹ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 3. Thái độ : 
Giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu, máy tính, một số cây thật.
- Giấy A4, bút màu, giấy A0, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
4-5’
A. Kiểm tra:
- Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người ?
 A. Đất
 B. Chất độc hại
 C. Vi khuẩn gây bệnh
 D. Ý B và C
- Nhận xét, tuyên dương trước lớp.
- 2,3 HS trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung.
1-2’
B. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
 - Giới thiệu chủ đề: Tự nhiên 
- Ghi đầu bài lên bảng:
 Thực vật 
- HS ghi vở 
9-10’
b) Các HĐ :
1: Quan sát một số cây thật
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số loại cây.Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
-GV tổ chức cho HS HĐ nhóm và giao việc
 -GV hướng dẫn HS chỉ vào từng cây, nêu tên cây, từng bộ phận của cây. 
GV theo dõi để giúp đỡ, nhắc nhở hoặc gợi ý cho những nhóm hay cá nhân còn lúng túng.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả quan sát được.
- GV nhận xét 
- HS quan sát các cây thật theo nhóm.
- Đại diện nhóm nêu sự giống nhau và khác nhau về hình dáng, kích thước của mỗi loại cây.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
7-8’
2) Hoạt động 2: Quan sát tranh trong SGK
Mục tiêu:Biết được tên và lợi ích của các cây trong SGK.
-Yêu cầu HS mở SGK trang 76,77. 
-Quan sát và nêu tên từng loại cây ở mỗi hình.
- Nhận xét và giới thiệu một số cây mà HS chưa biết. 
*Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có hình dáng, kích thước khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả. 
+ Liên hệ tác dụng của cây phục vụ con người 
- Mở SGK trang 76,77 quan sát các hình vẽ và nêu tên từng loại cây ở mỗi hình.
+ Hình 1: Cây khế.
+ Hình 2: Cây vạn tuế, cây trắc bách diệp.
+ Hình 3: Cây kơ-nia, cây cau.
+ Hình 4: Cây lúa, cây tre....
+ Hình 5: Cây hoa hồng.
+ Hình 6: Cây hoa súng.
- HS đọc nội dung bài học và ghi vở.
- HS tự liên hệ
-Bài hát : em yêu cây xanh
9-10’
3) Hoạt động 3:
Hoạt động cá nhân.
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây.
- GV cho HS lấy giấy, bút màu vẽ và tô màu một hoặc vài cây mà em biết.
- Nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm làm tốt yêu cầu đã đề ra.
- Liên hệ về chăm sóc, bảo vệ cây.
- HS vẽ và tô màu cây theo ý thích
- HS trình bày sản phẩm của nhóm vào giấy khổ to. 
-Nêu tên và những điểm đặc biệt về hình dáng, kích thước của mỗi cây.
- HS tự liên hệ.
4-5’
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
-Nhắc lại nội dung bài học.

File đính kèm:

  • docBai_40_Thuc_vat.doc
Giáo án liên quan