Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Bài 1 đến 10

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).

2. Kĩ năng:

 - Có kỹ năng sử dụng, quan sát kính hiển vi.

- Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi.

- Kĩ năng hợp tác và chia sẻ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát.

3. Thái độ:

- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.

 - Trung thực chỉ vẽ những hình quan sát được.

4. Định hướng phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

B/ CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Kính hiển vi, bản kính, la kính

 - Dụng cụ: lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy hút nước, kim nhọn, kim mũi mác.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Học lại bài kính hiển vi.

- Vật mẫu: củ hành tươi, quả cà chua chín.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu cấu tạo kính hiển vi? Và cách sử dụng?

3. Bài mới :

 

doc44 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Bài 1 đến 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây lúa
Câu 2. Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả ?
A. Cây chuối      	B. Cây ngô	C. Cây thông      	D. Cây mía
Câu 3. Nhóm các cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm thành phần nào dưới đây ?
A. Hạt      	B. Hoa	C. Quả      	D. Rễ
Câu 4. Cho các cây sau :
1. Na	2. Cúc	3. Cam	4. Rau bợ	5. Khoai tây
Có bao nhiêu cây được xếp vào nhóm thực vật không có hoa ?
A. 1      	B. 2	C. 3      	D. 4
Câu 5. Hạt là cơ quan sinh sản được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?
A. Rêu      	B. Thìa là	C. Dương xỉ      	D. Rau bợ
Câu 6. Cây nào dưới đây có vòng đời kết thúc trong vòng một năm ?
A. Cây cau      	B. Cây mít	C. Cây ngô      	D. Cây ổi
Câu 7. Cơ quan nào dưới đây chỉ có ở thực vật có hoa ?
A. Quả      	B. Hạt	C. Rễ      	D. Thân
Câu 8. Các cây lương thực thường là
A. cây lâu năm.	B. cây một năm.
C. thực vật hạt trần.	D. thực vật không có hoa.
Câu 9. Các cây : lúa, ngô, đậu, lạc từ khi nảy mầm đến khi chết đi chỉ kéo dài trong
A. 1 - 3 năm.	B. 1 - 2 tháng.	C. 6 - 12 tháng.	D. 3 – 6 tháng.
Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật không có hoa ?
A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngót.	B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá.
C. Mía, tre, dương xỉ, địa tiền.	D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ.
Đáp án
1. A
2. C
3. D
4. A
5. B
6. C
7. A
8. B
9. D
10. D
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- Cho vài ví dụ về cây cỏ vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm
Cho vài ví dụ về cây sống lâu năm, thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời
Kể tên một vài cây có hoa và cây không có hoa?
Kể tên 5 cây trồng làm lương thực, theo em những cây lương thực thường là cây một năm hay cây lâu năm?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Sưu tầm và tìm hiểu về các loại cây có liên quan tới bài học
4. Hướng dẫn về nhà:
- 	Học bài, trả lời CH
-	Đọc phần Em có biết?
-	Tìm cây rêu tường.
-	Xem trước bài mới
Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT
Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI 
VÀ CÁCH SỬ DỤNG 
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. 
2. Kĩ năng:
 Biết cách sử dụng kính lúp, nhớ các bước sử dụng kính hiển vi.
3. Thái độ:
 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
B/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
 	 Kính hiển vi, kính lúp.
2.Chuẩn bị của học sinh:
 Vật mẫu: rêu tường, một vài bông hoa. 
C/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Đặc điểm chung của giới thực vật là gì?
	- Phân biệt cây có hoa và không có hoa, cây 1 năm và cây lâu năm?
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài: Như các em đã biết, bằng mắt thường ta có thể nhìn thấy rất nhiều vật, nhưng có những vật vô cùng nhỏ bé mà mắt thường ta không thể nhìn thất được như là các loài vi khuẩn, tế bào. Vậy bài học hôm nay sẽ cung cấp cho ta cách để nhìn thấy những vật bé nhỏ đó. 	
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Cho Hs quan sát kính lúp, kính hiển vi
Muốn có hinh ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp hay kính hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi là gì? Cấu tạo như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Phát triển bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng: - GV yêu cầu HS đọc mục r SGK tr.17, và trả lời câu hỏi:
- Kính lúp có cấu tạo như thế nào?
- GV cho HS xác định từng bộ phận kính lúp. 
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin -> nêu cách sử dụng kính lúp?
 (Nếu trường có điều kiện có đủ kính lúp, GV hướng dẫn HS sử dụng kính lúp quan sát mẫu vật)
- GV kiểm tra tư thế của HS khi sử dụng kính.
 Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng: - HS nghiên cứu thông tin -> trả lời đạt: 
 Kính lúp gồm 2 phần:
 + Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
 + Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi có khung bằng kim loại hay bằng nhựa.
- HS thực hiện
- HS ghi bài.
- HS trả lời: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát mẫu vật
- HS quan sát cây rêu tường bằng kính lúp.
- HS sửa tư thế cho đúng.
1. Kính lúp và cách sử dụng:
 - Kính lúp gồm 2 phần:
+ Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
+ Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại hoặc bằng nhựa.
- Cách sử dụng: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát mẫu vật cần quan sát, mắt nhìn vào kính và di chuyển kính lúp đến khi nhìn rõ vật nhất.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục r SGK tr.18.
- Nêu cấu tạo kính hiển vi?
- Gọi tên, nêu chức năng của từng bộ phận kính hiển vi. 
- GV hỏi: Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất? Vì sao?
- GV gọi HS lên xác định lại từng bộ phận của kính trên kính thật.
- GV yêu cầu HS trình bày các bước sử dụng kính.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
 (Nếu có điều kiện, GV hướng dẫn HS cách quan sát mẫu vật bằng kính hiển vi).
- HS HS nghiên cứu mục r SGK tr.18, nêu cấu tạo kính hiển vi: 
 Gồm 3 phần chính:
+ Chân kính
+ Thân kính
+ Bàn kính
- HS trả lời đạt: Thấu kính là quan trọng nhất vì có ống kính để phóng to được các vật.
- HS thực hiện.
- HS nghiên cứu thông tin, trình bày cách sử dụng.
- HS ghi bài.
2. Kính hiển vi và cách sử dụng
 - Kính hiển vi gồm 3 phần:
+ Chân kính
+ Thân kính
+ Bàn kính
 - Cách sử dụng:
+ Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Bước 2: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Bước 3:Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật bao nhiêu lần ?
A. 3 - 20 lần	B. 25 - 50 lần	C. 100 - 200 lần	D. 2 - 3 lần
Câu 2. Kính hiển vi điện tử có khả năng phóng to ảnh của vật từ
A. 5 000 - 8 000 lần.	B. 40 - 3 000 lần.
C. 10 000 - 40 000 lần.	D. 100 - 500 lần.
Câu 3. Em hãy sắp xếp các thao tác sau theo trình tự từ sớm đến muộn trong kĩ thuật quan sát vật mẫu bằng kính hiển vị:
1. Mắt nhìn vào thị kính, tay từ từ vặn ốc to ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
2. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
3. Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
4. Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
5. Đặt tiêu bản lên bàn kính sau cho vật mẫu nằm ở đúng vị trí trung tâm, sau đó dùng kẹp giữ tiêu bản.
A. 2 - 5 - 4 - 1 – 3	B. 2 - 4 - 5 - 1 - 3
C. 2 - 1 - 4 - 5 – 3	D. 2 - 4 - 1 - 5 - 3
Câu 4. Trong cấu tạo của kính hiển vi, bộ phận nào nằm ở trên cùng ?
A. Vật kính	B. Gương phản chiếu ánh sáng
C. Bàn kính	D. Thị kính
Câu 5. Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ?
A. Vật kính       	B. Thị kính	C. Bàn kính      	D. Chân kính
Câu 6. Kính hiển vi bao gồm 3 bộ phận chính, đó là
A. chân kính, ống kính và bàn kính.
B. thị kính, gương phản chiếu ánh sáng và vật kính.
C. thị kính, đĩa quay và vật kính.
D. chân kính, thị kính và bàn kính.
Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.
A. Vật kính      	B. Chân kính	C. Bàn kính      	D. Thị kính
Câu 8. Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9. Kính lúp có đặc điểm nào sau đây ?
A. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi.
B. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm.
C. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm.
D. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm.
Câu 10. Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ?
A. Virut      	B. Cánh hoa	C. Quả dâu tây      	D. Lá bàng
Đáp án
1. A
2. C
3. B
4. D
5. C
6. A
7. D
8. D
9. A
10. A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
- - 	Chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi, và nêu chức năng của chúng?
- Vận dụng quan sát trong thực tế
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy
4. Hướng dẫn về nhà:
-	Học kỹ phần kính hiển vi để chuẩn bị bài sau làm thí nghiệm.
- Đọc mục Em có biết? 
-	Chuẩn bị bài mới. 
-	Dặn lớp mang 1 vài củ hành tây và quả cà chua chín để làm thí nghiệm.
D/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT 
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
2. Kĩ năng:
 - Có kỹ năng sử dụng, quan sát kính hiển vi.
- Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi.
- Kĩ năng hợp tác và chia sẻ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quan sát tế bào thực vật và trình bày kết quả quan sát.
3. Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
 - Trung thực chỉ vẽ những hình quan sát được.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
B/ CHUẨN BỊ:
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
 	- Kính hiển vi, bản kính, la kính
	- Dụng cụ: lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy hút nước, kim nhọn, kim mũi mác...
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Học lại bài kính hiển vi.
- Vật mẫu: củ hành tươi, quả cà chua chín.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cấu tạo kính hiển vi? Và cách sử dụng?
3. Bài mới : 	 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV kiểm tra:
	+ Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công.
	+ Các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1à 2 HS trình bày).
GV yêu cầu:
	+ Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành.
	+ Vẽ lại hình khi quan sát được.
	+ Các nhóm không nói to, không được đi lại lộn xộn.
GV phát dụng cụ:
Giáo viên chia lớp ra 4 nhóm: (8 – 10 HS ) mỗi nhóm một bộ gồm kính hiển vi, một khay đựng dụng cụ như kim mũi mác, kim mũi nhọn, dao, lọ nước ống nhỏ nước, giấy thấm, lam kính
GV phân công: Một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, một số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: Tự làm được một tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung
Phân dụng cụ cho các nhóm. 
Yêu cầu học sinh đọc kỹ các bước tiến hành và thực hiện quan sát tiêu bản. 
Quan sát sự thực hiện của các nhóm, 
Lưu ý: 
 + Lấy biểu bì vảy hành phải thật mỏng mới quan sát được dưới kính hiển vi. 
 + Thịt quả cá chua lấy thật ít. 
Hướng dẫn các nhóm quan sát và yêu cầu hs vẽ hình quan sát được. 
Nhóm tiến hành thí nghiệm được phân công. 
Nhóm trưởng đọc các bước tiến hành, các hs khác nghe và thực hiện theo hướng dẫn trên bảng phụ. 
Nghe gv thông báo những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm. 
Nhóm thực hiện vẽ hình quan sát được. 
I. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi: 
 Bóc củ hành ra khỏi củ . 
Lấy 1 mẫu tế bào biểu bì vảy hành thật mỏng đặt lên lam kính, 
Nhỏ lên vật mẫu 1 giọt nước cất và đậy lamen thật nhẹ . 
Đặt lên bàn kính quan sát. 
Vẽ hình quan sát được. 
II. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín: 
Cắt đôi quả cà chua chín, 
Dùng kim mủi mác lấy ít thịt quả để lên lam kính. 
Nhỏ 1 giọt nước lên vật mẩu và đậy lamen lại thật nhẹ. 
Để lên bàn kính quan sát . 
Vẽ hình quan sát được.
Hướng dẫn học sinh vẽ các hình quan sát được dưới kinh hiển vi. Xác định các thành phần trong tế bào. 
Quan sát , xác định những thành phần trong tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua. 
Tế bào biểu bì vảy hành
Tế bào thịt quả cà chua.
4. Hướng dẫn về nhà:
-	Trả lời câu hỏi 1,2 (tr.27 SGK).
-	Soạn bài tiếp theo, vẽ hình 7.4 vào vở học.
- Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.
D/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
Bài 7: CÂU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
A/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu được các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
- Nêu được những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- Nêu được khái niệm về mô.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
B/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh từ 7.1 đến 7.4 theo SGK
 - Tranh về 1 vài loại mô thực vật.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà, vẽ hình 7.4 vào vở bài học.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới : 	
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vãy hành, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Vậy có phải tất cả các thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vãy hành hay không?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào.
- thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- khái niệm về mô.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 1: Hình dạng và kích thước của tế bào: - GV yêu cầu HS quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3 SGK tr.23, nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi: 
1. Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?
2. Hãy nhận xét hình dạng của tế bào?
- GV lưu ý: có thể HS nói là có nhiều ô nhỏ. GV chỉnh mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào.
- GV kết luận: Các cơ quan của thực vật như là rễ, thân, lá, hoa, quả đều có cấu tạo bởi các tế bào. Các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì của vảy hành, hình trứng như tế bào thịt quả cà chua, hình sợi dài như tế bào vỏ cây, Ngay trong cùng 1 cơ quan, có nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ thân cây có tế bào biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ, ruột. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, rút ra nhận xét về kích thước tế bào.
- GV nhận xét ý kiến của HS, rút ra kết luận, cung cấp thêm thông tin: Kích thước của các loại tế bào thực vật rất nhỏ như tế bào mô phân sinh, tế bào biểu bì vảy hành, mà mắt không nhìn thấy được. Nhưng cũng có những tế bào khá lớn như tế bào thịt quả cà chua, tép bưởi, sợi gai mà mắt ta nhìn thấy được. Có nhiều loại tế bào như tế bào mô phân sinh, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và chiều rộng không khác nhau, nhưng cũng có những loại tế bào có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng như tép bưởi, sợi gai.
- GV nhận xét, cho HS ghi bài.
1: Hình dạng và kích thước của tế bào: - HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin, cá nhân trả lời câu hỏi đạt:
1. Đó là cấu tạo bằng nhiều tế bào.
 2. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: đa giác, trứng, sợi dài
- HS lắng nghe.
- Nhận xét: TB có kích thước khác nhau tùy theo loài cây và cơ quan.
- HS đọc thông tin-> trình bày ý kiến, HS khác nhận xé

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_6_bai_1_den_10.doc