Giáo án môn phụ Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2006-2007
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát lịch, thảo luận theo các gợi ý:
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng?
+ Số ngày trong các tháng đó có gần nhau không ?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv mở rộng cho Hs biết: có những năm , tháng 2 có 28 ngày, nhưng cũng có năm, tháng 2 có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1 SGK trang 122 và giảng cho Hs biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Gv: Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng?
- Gv chốt lại:
=> Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
- Mục tiêu: Biết một năm có 4 mùa.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc với SGK theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau thảo luận các câu hỏi:
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ?
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12?
Tự nhiên xã hội. Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản. Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. Kỹ năng: Thực hành biểu diễn ngày và đêm. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 120, 121 SGK. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Bài cũ: Mặt Trăng là hành tinh của Trái Đất - Gv gọi 2 Hs lên bảng : Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất? + Tại sao Mặt Trăng đựơc gọi là vệ tinh của Trái Đất? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs làm việc theo cặp. - Gv yêu cầu Hs quan sát hình trang 120, 121 SGK và trả lời câu hỏi: + Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu? + Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì? + Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì? + Tìm vị trí của Hà Nội và La Ha-ba-na trên quả địa cầu? + Khi Hà Nội là ban ngày thi ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên. - Gv chốt lại => Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm. * Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. - Mục tiêu: Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Gv chia Hs thành 4 nhóm. - Trong nhóm lần lượt làm thực hành theo hướng dẫn của SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu một số Hs lên thực hành trước lớp. - Gv nhận xét phần làm thực hành của các Hs. => Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. * Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp. - Mục tiêu:Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv đánh dấu một điểm trên quả địa cầu. - Gv quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược kim đồng hồ có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ. - Gv nói: Trời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv hỏi: + Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ? + Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào? - Gv chốt lại: => Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ. 5 .Tổng kết– dặn dò. - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Năm, tháng và mùa. - Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2007 Tự nhiên xã hội. Bài 64: Năm, tháng và mùa. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Kỹ năng: - Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng . - Một năm thường có bốn mùa. Thái độ: - Giáo dục Hs biết yêu cuộc sống. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 122, 123 SGK. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Ngày và đêm trên trái đất - Gv gọi 2 Hs lên bảng : + Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì? + Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, một năm có 365 ngày. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs quan sát lịch, thảo luận theo các gợi ý: + Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng? + Số ngày trong các tháng đó có gần nhau không ? + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên. - Gv mở rộng cho Hs biết: có những năm , tháng 2 có 28 ngày, nhưng cũng có năm, tháng 2 có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận, và năm nhuận có 366 ngày. - Gv yêu cầu Hs quan sát hình 1 SGK trang 122 và giảng cho Hs biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - Gv: Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng? - Gv chốt lại: => Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. - Mục tiêu: Biết một năm có 4 mùa. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc với SGK theo cặp. - Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau thảo luận các câu hỏi: + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ? + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12? Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Gv yêu cầu các cặp lên trình bày - Gv nhận xét, chốt lại. => Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. * Hoạt động 3: Chơi trò Xân, Hạ, Thu, Đông. - Mục tiêu: Hs biết đặc điển khí hậu 4 mùa. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc cá nhân. - Gv hỏi Hs đặc trưng khí hậu 4 mùa: + Khi mùa xuân em cảm thấy thế nào? + Khi mùa hạ em cảm thấy thế nào? + Khi mùa thu em cảm thấy thế nào? + Khi mùa đông em cảm thấy thế nào? Bước 2. - Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi . - Gv nhận xét. 5 .Tổng kết– dặn dò. - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Các đới khi hậu - Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2005 Đạo đức Bài: Bảo vệ môi trường (tiết 2). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Giúp Hs hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống quanh ta. Thấy lợi ích của môi trường sống trong lành và có thái độ trước những hành vi làm ô nhiễm môi trường một cách thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. Kỹ năng: Thực hành bảo vệ môi trường một cách thướng xuyên mọi lúc, mọi nơi. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, nhắc nhở và động viên những người xunh quanh. II/ Chuẩn bị: * GV: Các tình huống. * HS: Sắm vai. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hs hát bài hát nói về môi trường xung quanh chúng ta. Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 1). – Gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Ích lợi của môi trường trong lành? Em đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài: Bài học hôm nay cô và các em tiếp tục tìm hiểu về bảo vệ môi trường. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Tìm hiểu và phát hiện những nơi có môi trường trong lành và nơi bị ô nhiễm. - Gv nêu yêu cầu: Kể tên những nơi em thấy môi trường trong lành. Những nơi có môi trường không trong lành (ở khu phố em , ở trường) ( Tranh về công viên, về quang cảnh trường học , dòng sông .) Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi bổ sung góp ý. - Gv kết luận: => Kết luận: Chúng ta cần phải giữ gìn môi trường trong lành, nhắc nhở và động viên những người chưa có ý thức về bảo vệ môi trường. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống, sắm vai. - Gv đưa ra các tình huống. + Tình huống 1: Gia đình bác Nam là hàng xóm của em, hằng ngày bác thướng xả rác ra đầu ngõ, không đóng tiền rác. Em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Sân trường em có một luống hoa rất đẹp, các anh chị lớp lớn thường hai hoa để chơi Em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Nhà em nuôi chó, sáng sớm bố em thường thả ra cho chó đi đại tiện ở đường phố? Em sẽ làm gì? Hs thảo luận, phân vai, trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. - Gv chốt ý – kết luận: => Chúng ta phải biết khuyên ngăn, nhắc nhở mọi người xung quanh phải biết giữ gìn bảo vệ môi trường. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv chia lớp thành 2 tổ. + Tổ 1: Vệ sinh bàn ghế, lau cửa sổ vệ sinh khu rửa tay. + Tổ 2: Quét cổng trường, tỉa lá. Bắt sây cây cảnh của trường. - Gv nhận xét, tuyên dương. 5.Tổng kết – dặn dò. Yêu cầu 1 Hs nhắc lại những việc làm cần để bảo vệ môi trường Chuẩn bị bài sau: Các tệ nạn xã hội. Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2005 Mĩ thuật Bài 32: Tập nặn tạo dáng tự do. Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs nhận biết được hình dáng của người đang hoạt động. b) Kỹ năng: Nặn hoặc vẽ, xé dán được hình của người đang hoạt động. Thái độ: Yêu thích giờ Tập nặn. II/ Chuẩn bị: * GV: Một số tranh vẽ hình dáng khác nhau của con người * HS: Đất nặn, giấy màu. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. Bài cũ: Vẽ đề tài các con vật. - Gv gọi 2 Hs trình bày hai bức tranh của mình về các con vật. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu quan sát hình dáng con người. - Gv giới thiệu ảnh và hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét. + Các nhân vật đang làm gì? + Động tác của từng người? - Gv yêu cầu Hs một số Hs lên làm mẫu một vài dáng đi. * Hoạt động 2: Cách nặn, cách vẽ, cách xé dán hình dáng con người. -Mục tiêu: Giúp Hs biết nặn, cách vẽ, cách xé dán hình dáng con người. a) Cách nặn: - Nặn rời từng bộ phận rồi gắn vào để tạo thành hình người. - Nặn từ khối đất thành hình dáng người theo ý muốn. b) Cách vẽ. - Gv vẽ cho Hs xem hính dáng một ngừơi, đặt câu hỏi để các em tìm ra cách vẽ: + Vẽ hình chính trước. + Vẽ các bộ phận sau. + Vẽ màu. c) Cách xé dán - Gv cho Hs xem một số tranh xé dán để các em biết cách làm bài: + Xé dán từng bộ phận. + Xé các hình ảnh khác. + Sắp xếp hình đã xé dáng lên trên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với dáng hoạt động. + Dán hình, không để xê dịch hình như đã xếp. * Hoạt động 3: Thực hành. - Mục tiêu: Hs tự nặn, vẽ xé dán hình con vật. - Hs thực hành . - Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm. - Hướng dẫn Hs : + Chọn hình dáng người theo ý thích để nặn, vẽ hoặc xé. + Làm bài theo cách hướng dẫn. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Mục tiêu: Củng cố lại cách nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét: + Hs bày sản phẩm nặn lên bàn. + Hs cầm bài vẽ hay xé dán đứng trước lớp. + Nhận xét các bài vẽ, xé dán trên bảng. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : - Sau đó Gv cho Hs nặn, vẽ hoặc xé dán hình dáng người. - Gv nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Thường thức mĩ thuật. Nhận xét bài học. Thứ ngày tháng năm 2005 Thủ công Tiết 32. Bài 18: Làm quạt giấy tròn (tiết 1). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: - Hs biết cách làm quạt giấy tròn. Kỹ năng: Làm quạt giấy tròn đúng quy trình kĩ thuật c) Thái độ: Hs thích làm đồ chơi. II/ Chuẩn bị:* GV: Mẫu lọ quạt để tường. Tranh quy trình làm quạt giấy tròn. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Làm lọ hoa gắn tường. - Gv nhận xét bài thực hành của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề: - Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét . -Mục tiêu: Giúp biết quan sát và nhận xét mẫu quạt giấy tròn - Gv giới thiệu mẫu quạt giấy tròn và hướng dẫn hs quan sát, nhận xét. - Gv gợi ý để Hs thấy được: + Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một. + Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm (H.1). + Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng. * Hoạt động 2: Gv hướng dẫn làm mẫu. - Mục tiêu: Hs biết các bước làm quạt giấy tròn. . Bước 1: Cắt giấy. - Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24ô, chiều rộng 16ô để gấp quạt. - Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng nhau, kích thước rộng 12 ô, dài 16 ô để làm cán quạt. . Bước 2: Gấp, dán quạt. - Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa (H.2). - Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất. - Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau (H.3). dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt (H.4). . Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. - Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô (H.5a) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (H.5b). - Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt như hình 6. - Mở hai cán quạt theo chiều mũi tên (H.6) để hai cán quạt ép vào nhau, đựơc chiếc quạt giấy tròn như hình 1. - Gv mời 1 Hs nhắc lại cách làm mẫu lọ hoa gắn tường. - Gv nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. - Về tập làm lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Thực hành làm quạt giấy tròn. - Nhận xét bài học. Thứ ngày tháng năm 2007 Hát nhạc (Tiết 32) Học hát: Bài do địa phương tự chọn. Trò chơi âm nhạc. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hs biết và được học thêm một bài hát thiếu nhi hoặc một bài dân ca của địa phương. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu, lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng, nhạ nhàng. Thái độ: Qua học hát và tham gia trò chơi âm, giáo dục Hs tình yêu quê hương và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. II/ Chuẩn bị:* GV: Bài hát. Băng nhạc, máy nghe. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Oân bài hát “ Chị Ong Nâu và Em bé, Tiếng hát bạn bè mình”. - Gv gọi 2 Hs lên hát lại 2 bài hát trên. - Gv nhận xét. 3. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Học hát bài do địa phương tự chọn . a) Giới thiệu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu làm quen với bài hát. - Gv giới thiệu bài : Tên bài hát, tên tác giả. - Gv giới thiệu cho hs biết về nhạc sĩ của bài hát. Hs nghe băng nhạc. Hs đọc lời ca. Dạy hát. Gv cho Hs nghe băng nhạc. - Gv cho Hs đọc lời ca. Gv dạy hát từng câu. Hs luyện tập lại bài hát - Gv cho Hs luyện tập nhiều lần để Hs hát đúng, hát điệu. - Chú ý những tiếng hát luyến. * Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm . - Mục tiêu: Giúp Hs vừa hát vừa có những động tác phụ họa phù hợp. - Gv cho Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách. - Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. -Đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng. * Hoạt động 2: Trò chơi . - Gv tổ chức cho Hs thực hiện trò chơi thi hát những bài có tên các con vật. - Hs chơi trò chơi.- Gv nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò.Về tập hát lại bài. Chuẩn bị bài sau: Oân các nốt nhạc. Tập biểu diễn các bài hát. Nghe nhạc. - Nhận xét bài học.
File đính kèm:
- TNXH,H,MT,DD,TC DA SUA 32.doc