Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (33’)

 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục và từ ngữ trong chú thích (7’)

a. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Tìm hiểu chú thích.

 - Cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó được diễn tả bằng những vần thơ tứ tuyệt bình dị.

b. Phương pháp/kỹ thuật: Vấn đáp, nêu vấn đề, động não.

c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm.

d. Phương tiện: SGK

e. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 22 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22. Tiết 81
Ngày soạn: 22/01/2019
Ngày dạy: 24/01/2019
Văn bản: TỨC CẢNH PÁC PÓ
- Hồ Chí Minh -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm của bài thơ Hồ Chí Minh: Sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Biết được cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.
- Cảm nhận được sự thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày tháng gian khổ ở Pác Pó. Qua đó ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ	
- Giáo dục học sinh lòng yêu kính Hồ Chí Minh.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan và bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian ở chiến khu Việt Bắc. 
4. Định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Phát triển năng lực tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
- GV: Đọc sách GV, sách tham khảo, tìm thêm tư liệu, hình ảnh, soạn giáo án, máy tính, đèn chiếu.
- HS : Đọc kĩ SGK, soạn bài theo yêu cầu
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
 - Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề.....
 - Kĩ thuật: chia nhóm, động não, trình bày một phút.....
IV. Tổ chức các hoạt động học cho học sinh
A. Hoạt động khởi động. (5’)
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh trước khi vào bài học mới.
b. Phương pháp/kĩ thuật:
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: động não.
c. Phương tiện: máy tính, đèn chiếu
d. Phương thức tổ chức: Học sinh hoạt động, làm việc cá nhân và báo cáo bằng miệng.
e. Sản phẩm: trình bày miệng.
- GV cho học sinh giải ô chữ
- HS trả lời. 
=> GV dẫn vào bài mới: Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, người con đất Việt Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đã sống bằng nhiều nghề, làm đủ mọi việc để hoạt động cách mạng. Ba mươi năm sau( 2/1941), Người trở về Tổ quốc; nơi Người đặt chân đến đầu tiên là Cao Bằng. Ghi lại giây phút đáng nhớ ấy, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt.
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
Từ đó Người sống và làm việc ở hang Pác Pó, tỉnh Cao Bằng. Ở đây, Người đã nhiều lần ngẫu hứng, cất bút đề thơ vịnh cảnh, vịnh đời. Hôm nay cô cùng các em thưởng thức một trong những bài thơ đó của Người nơi Pác Bó: Tức cảnh Pác Bó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (33’)
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục và từ ngữ trong chú thích (7’) 
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
 - Tìm hiểu chú thích.
 - Cảm nhận được niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó được diễn tả bằng những vần thơ tứ tuyệt bình dị.
b. Phương pháp/kỹ thuật: Vấn đáp, nêu vấn đề, động não.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm.
d. Phương tiện: SGK
e. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV gọi HS đọc chú thích * trang 28 Sgk
? Dựa vào kiến thức đã học em hãy nêu một vài nét về tiểu sử cuộc đời tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS đọc bài thơ:
+ Yêu cầu giọng đọc vui, pha chút hóm hình, nhẹ nhàng, thanh thoát.
 + Rõ nhịp thơ : 4/3 hoặc 2/2/3
- GV đọc mẫu,gọi HS đọc.
- GV nhận xét.
- GV giải thích các từ khó cho HS.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
- HS đọc chú thích SGK.
- HS trả lời:
- Viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Pó, thuộc huyện Hà Quang, tỉnh Cao Bằng.
- HS đọc bài thơ.
- HS lắng nghe.
- Thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Biểu cảm.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả.
- Hồ Chí Minh 
b. Tác phẩm.
Bài thơ được viết 2/1941 tại hang Pác Bó, thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a. Đọc 
b. Chú thích. (SGK)
c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. (22’) 
a. Mục tiêu: 
Giúp học sinh hiểu được:
 - Nếp ở và sinh hoạt hàng ngày và phong thái của Bác khi ở Pác Bó;
 - Tinh thần lạc quan và lối sống giản dị của Bác Hồ;
 - Sự kiên trì, ý chí quyết tâm vững vàng để chỉ huy cuộc kháng chiến trường kỳ;
 - Nhìn nhận về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác....
 b. Phương pháp, phương tiện: Vấn đáp 
 c. Tổ chức: Cá nhân
 d. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV: Câu thơ mở đầu, Bác giới thiệu về nơi ở và nếp sống sinh hoạt hàng ngày của mình.
? Những hình ảnh nào xuất hiện ở câu thơ? 
? Câu thơ được ngắt nhịp như thế nào?
? Cấu tạo của câu thơ có gì đặc biệt ? 
? Hành động “ra suối”, “ vào hang” để làm gì ?
? Qua đây, em có nhận xét gì về nếp ở và sinh hoạt hàng ngày và phong thái của Bác khi ở Pác Bó ? 
*Giáo viên chuyển ý: Câu thơ đầu nói lên việc ở trong nếp sinh hoạt thường ngày của Bác. Vậy việc ăn của Bác thể hiện ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua câu thơ tiếp theo.
? Câu 2 nói về chuyện ăn uống. Thức ăn hàng ngày của Bác là gì ?
? Em có nhận xét gì về các món ăn hằng ngày của Bác?
? Tinh thần lạc quan có pha chút vui đùa của Bác Hồ thể hiện qua từ ngữ nào?
? Em hiểu gì về cụm từ “vẫn sẵn sàng”?
- GV giảng bài và chốt ý.
- GV: Liên hệ nếp sống giản dị của Bác Hồ qua bài Đức tính giản dị của Bác Hồ ở lớp 7.
*Giáo viên chuyển ý: Hai câu thơ đầu nói về việc ở và ăn uống hằng ngày của Bác, vậy còn công việc của Bác thì sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung câu thơ tiếp theo.
- GV: Nhiều thi sĩ cho rằng thơ tứ tuyệt làm khó là câu chuyển. Non một tý là câu thơ sẽ xộc xệch, vụng về ngay. Thơ Bác, đây là một câu chuyển đầy tài hoa. Từ hoạt động cá nhân, khung cảnh thiên nhiên chuyển qua hoạt động xã hội, từ nơi đơn xơ, bữa ăn đảm bạc đi vào công việc thiêng liêng, quan trọng.
? Bác đã làm việc trong hoàn cảnh như thế nào?
? Em hiểu gì về nghĩa từ láy “chông chênh” ?
? Trong hoàn cảnh ấy Bác đã làm việc gì hằng ngày?
? Qua đó, em có nhận xét gì về phong thái làm việc của Bác ?
- GV: Nếu ba câu đầu Bác nói về hoàn cảnh sống và làm việc ở hang Pác Pó thì đến câu cuối Bác lại đưa ra cách nhìn nhận của mình về cuộc đời hoạt động cách mạng. 
? Khép lại bài thơ, Bác nói về cuộc đời hoạt động cách mạng này như thế nào?
? Nghĩa gốc của từ “sang” là gì ?
GV cho HS thảo luận nhóm:(3’) Em hiểu cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV chốt ý.
- Hình ảnh: hang, suối
- Ngắt nhịp 4/3
- Dùng phép đối: Đối về câu, đối thời gian và đối hoạt động.
- Ra suối để làm việc, vào hang để nghỉ ngơi, sinh hoạt sau một ngày làm việc.
- Cháo bẹ, rau măng
- Món ăn giản dị, đơn sơ
- Từ sẵn sàng
- HS trả lời.
- “Bàn đá chông chênh”
->điều kiện làm việc khó khăn, tạm bợ.
- Tạo cảm giác không bằng phẳng, nơi làm việc bấp bênh, khó khăn.
- Dịch sử Đảng.
- HS trả lời:
- “Thật là sang.”
- Sang trọng trong giàu có.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Câu khai.
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,”
- Nơi sống : 
 +hang : nơi ở
 +bờ suối : nơi làm việc
-> đơn sơ, giản dị
- Nhịp 4/3 " Hai vế sóng đôi.
- Dùng phép đối: 
 +Sáng ><tối : thời gian
 +Ra ><vào : hoạt động
-> Cảm giác nhịp nhàng, đều đặn, nề nếp.
=> Cuộc sống khó khăn nhưng quy củ. Bác Hồ sống ung dung, hòa điệu với nhịp với thiên nhiên.
2. Câu thừa.
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.”
- Thức ăn: Cháo bẹ, rau măng.
-> Bữa ăn đạm bạc, thiếu thốn.
- Tinh thần “vẫn sẵn sàng”:
 + Coi việc ăn cháo bẹ, rau măng như một thú vui.
 + Tư thế chủ động, tinh thần luôn giữ vững, lạc quan.
3. Câu chuyển.
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,”
- Bàn đá chông chênh -> Hoàn cảnh làm việc khó khăn, thiếu thốn.
- Từ láy tượng hình “chông chênh” -> Cảm giác không vững vàng
- Công việc: “dịch sử Đảng”
=> Thể hiện được sự kiên trì, ý chí quyết tâm vững vàng để chỉ huy cuộc kháng chiến trường kỳ.
4. Câu hợp.
“Cuộc đời cách mạng thật là sang.”
- Cuộc đời cách mạng: thiếu thốn, gian khổ.
- Sang: sang trọng, đầy đủ, giàu có >< đối lập hoàn toàn với cuộc sống của Bác.
=> Bật lên tiếng cười hóm hỉnh, vui đùa thể hiện tinh thần lạc quan, vững vàng, vững tin vào cách mạng của Bác.
=> Từ “sang” là nhản tự của bài thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. (4’)
 a. Mục tiêu: Giúp học sinh chốt lại nội dung và nghệ thuật của VB.
 b.- Phương pháp, phương tiện: Vấn đáp, máy chiếu
 c.- Tổ chức: Hoạt động cá nhân
 d. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng (ý kiến của cá nhân)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
? Em hãy cho biết qua bài thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
? Qua những biện pháp nghệ thuật đó tác giả làm nổi bật nội dung gì?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/30
- HS trả lời.
- HS trả lời.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật. (slide)
- Lời thơ giản dị, mộc mạc.
- Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng
- Cách dùng từ ngữ đặc sắc gợi cảm.
2. Nội dung. (slide)
- Cảnh sinh hoạt làm việc đơn sơ nhưng mang nhiều ý nghĩa.
- Niềm vui được sống hòa với thiên nhiên của Bác.
* Ghi nhớ. (SGK)
C. Hoạt động luyện tập. (2’)
a.- Mục tiêu: Củng cố kiến thức cơ bản qua bài tập trắc nghiệm.
b. Phương pháp, phương tiện: Vấn đáp, máy chiếu
c.Tổ chức: hoạt động cá nhân
d. Sản phẩm hoạt động: Báo cáo bằng miệng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Bài tập 1. “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
 A. tự sự
 B. miêu tả
 C. biểu cảm
 D. Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Câu “ Cuộc đời cách mạng thật là sang” là lời :
 A. kể	
 B. tả
 C. Giải thích
 D. Tự nhận xét bộc lộ tâm trạng
Bài tập 3. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác thơ?
 A. Bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
 B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
 C. Quyết đoán, tự tin trước tình thế cách mạng.
Bài tập 4. Nhận định nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác trong câu thơ cuối?
 A. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
 B. Vui thích vì được sống chan hòa với thiên nhiên.
 C. Lạc quan với cuộc sống đầy gian khổ.
 D. Cả 3 ý trên.
- HS trả lời bằng miệng
- HS trả lời bằng miệng
- HS trả lời bằng miệng
- HS trả lời bằng miệng
Bài tập 1.
D. Kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Bài tập 2. 
D. Tự nhận xét bộc lộ tâm trạng
Bài tập 3.
 B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
Bài tập 4.
D. Cả 3 ý trên.
D. Hoạt động vận dụng. (3’)
- Mục tiêu: Giúp học sinh tự vận dụng các kiến thức trong bài học để giải quyết tình huống để có cái nhìn toàn diện hơn.
- Phương pháp, phương tiện: Vấn đáp, máy chiếu
- Tổ chức: hoạt động cá nhân
- Sản phẩm hoạt động: Báo cáo bằng miệng
Bài tập: So sánh thú lầm tuyền của Bác với người xưa như Nguyễn Trãi ?
- Giống: yêu thiên nhiên, muốn sống hòa quyện với thiên nhiên.
- Khác: 
 + Nguyễn Trãi: Ở ẩn để tránh thói đời, tránh chốn quan trường giả dối “lánh đục về trong”, giữ cho mình cốt cách trong sạch => Ẩn sĩ.
 + Bác Hồ: Hoạt động cách mạng, sống với cuộc đời của một chiến sĩ cách mạng.
E – Tìm tòi, mở rộng (2’)
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học; mở rộng kiến thức qua các văn bản Ngắm trăng, Đi đường.
- Sản phẩm: Có kỹ năng đọc- hiểu, mở rộng hiểu biết về Hồ Chí Minh.
 Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học bài, học thuộc lòng đoạn trích, nắm chắc nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Soạn bài: “Ngắm trăng, Đi đường”
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
xem lại mục III - Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề.....nhưng trong giáo án không có chỗ nào cho HS thảo luận cả -> xem lại và chỉnh

File đính kèm:

  • docBai 20 Tuc canh Pac Bo_12752663.doc