Giá án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 - Hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

2. Kỹ năng:

 - Xác định được chủ đề của văn bản.

 - Phân tích được tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

3. Thái độ:

 - HS có ý thức đúng khi tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề.

4. Năng lực hướng tới:

 Năng lực hợp tác nhóm; năng lực giao tiếp; năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề

II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học

1. Phương pháp:

 Thảo luận nhóm, thuyết trình, bình giảng.

2. Kĩ thuật dạy học:

 Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật “Đọc hợp tác”

III. Tài liệu – Phương tiện dạy học

1. Tài liệu: SGK, SGV, STK

2. Phương tiện dạy học: máy chiếu, bảng phụ,

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của học sinh.

3. Bài mới:

 

doc242 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giá án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ I (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hs, giới thiệu nội dung bài học.
- Năng lực hướng tới: năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực giao tiếp
- Cách thức thực hiện: Gv đưa ra tình huống – hs giải quyết – dẫn vào bài
((Một người nghèo lớn tuổi đem sinh mạng mình đổi lấy sự sống cho người khác... là câu chuyện cảm động mà nhà văn O Hen-ri muốn gởi đến chúng ta qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- Mục tiêu: Giới thiệu được những nét chính về tác giả và tác phẩm
- Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực giao tiếp
- Cách thức thực hiện: Gv hướng dẫn học sinh làm việc nhóm (cá nhân). Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
* Cách thức tổ chức hoạt động: GV yêu cầu HS thuyết trình phần tìm hiểu ở nhà về tác giả, tác phẩm. Trên cơ sở đó GV khai thác và chốt kiến thức.
? Từ bài tập tiết trước cô giao về nhà cho các nhóm, mời đại diện các nhóm trình bày những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
? Văn bản này thuộc thể loại gì?
? Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?
- Hs trình bày
.
- Thể loại: truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
 - O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn nổi tiếng của Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
 - Tác phẩm chính: Tên cảnh sát và gã lang thang, Căn gác xép, Quà tặng của các đạo sĩ...
2. Tác phẩm:
 a. Xuất xứ: 
 Trích từ phần cuối của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.
 b. Thể loại: Truyện ngắn.
 c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: 
+ Hiểu và cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Khơi gợi tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc, tình yêu thương con người.
- Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác nhóm, năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực giao tiếp
- Cách thức thực hiện: Gv hướng dẫn học sinh làm việc nhóm (cá nhân). Hs thực hiện theo yêu cầu qua hệ thống câu hỏi. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
? Truyện gồm có những nhân vật nào?
? Theo em ai là người có tấm lòng nhân ái nhất? Vì sao?
? Giới thiệu tuổi tác và nghề nghiệp của ông?
H: Cụ có mong muốn gì?
Hướng h/s chú ý đoạn “Sang đến nơi... nói năng gì” trang 87.
? Thái độ sợ sệt của ông khi nhìn những chiếc lá thay nhau rụng nói lên suy nghĩ gì trong lòng?
? Theo em đó là ý định gì? Có ai biết không?
? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
Gv dán bảng phụ với nội dung: 
(Cho h/s thảo luận nhanh)
? Vì sao tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ vẽ trong đêm mưa?
-> góp ý: tạo sự bất ngờ cho người đọc; sự hy sinh thầm lặng của nhân vật. 
? Em có nhận xét gì về chiếc lá được vẽ, có thể xem đó là một kiệt tác được không? Vì sao?
-> liên hệ thực tế: họa chỉ có giá trị khi phục vụ nhu cầu thẩm mỹ trong cuộc sống.
(Hết tiết 1)
? Bên cạnh lòng nhân hậu của cụ Bơ-men, ai là người tận tình với bạn?
? Tìm những chi tiết nói lên tình yêu thương của Xiu dành cho bạn?
? Qua đó cho thấy tình cảm Xiu đối với Giôn-xi có tính chất như thế nào?
(Liên hệ: Thấy bạn mình vướng mắc thì chia sẻ, giúp đỡ để tình bạn vững bền).
? Với Giôn-xi, cô có thái độ gì khi bị bệnh?
? Khi đếm những chiếc lá rụng cô có tâm trạng gì?
? Tâm trạng đó có sự thay đổi gì trong truyện?
? Nhờ đâu cô có sự thay đổi đó?
-> Giảng giải (so sánh ý định của Giôn-xi và sức sống của chiếc lá).
? Qua đoạn trích, ta thấy kết thúc là 2 sự việc bất ngờ, đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược 2 lần gây hứng thú cho người đọc. Tìm sự việc bất ngờ, đối lập đó?
? Mục đích của việc xây dựng tình huống trên?
- Cụ Bơ-men, Xiu, Giôn-xi, bác sĩ.
- Thảo luận để đưa ra nhân vật tiêu biểu.
- Tuổi ngoài 60, làm họa sĩ.
- Vẽ được một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa làm được.
- Yêu thương, lo lắng cho Giôn-xi, có dự định gì đó.
- Nêu ý kiến.
- là người có tấm lòng cao thương, nhân hậu.
- Thảo luận chung trên lớp.
- Hs trả lời
- Trình bày suy nghĩ của bản thân dựa trên ngữ liệu có sẵn.
- hs trả lời
- Nhân vật Xiu
- Lo sợ khi nhìn lá rụng.
- Luôn chăm sóc, động viên bạn.
- Chán nản khi Giôn-xi kêu kéo mành.
- Ngạc nhiên khi thấy chiếc lá vẫn còn.
- Hs trình bày
- Lạnh lùng, thản nhiên chờ cái chết
- Sau đêm dông mà lá vẫn bám trụ làm cô vui vẻ hơn.
- HS trả lời
- Sự gan lì của chiếc lá trên dây leo...
- Giôn-xi bệnh tuyệt vọng -> lấy lại nghị lực, khoẻ.
- Cụ Bơ-men từ bình thường -> chết..
- Gây sự bất ngờ, cảm động.
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Nhân vật cụ Bơ-men và bức tranh kiệt tác:
 a. Cụ Bơ-men:
- Là một hoạ sĩ già, nghèo.
- Luôn mơ ước sẽ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
 - Thương yêu, lo lắng cho số phận của Giôn-xi.
- Có ý định cứu sống Giôn-xi âm thầm.
 => Cụ là người nhân hậu và cao thượng.
 b. Chiếc lá là bức tranh kiệt tác của cụ Bơ-men, vì:
 - Lá vẽ rất giống thật.
 - Nhờ nó mà Giôn-xi hồi phục.
 - Vẽ bằng lòng yêu thương bao la và sự hy sinh cao thượng của con người.
 2. Tình yêu thương của Xiu:
 - Lo sợ khi thấy chỉ còn vài chiếc lá trên cành.
 - Lo sợ một ngày Giôn-xi sẽ ra đi.
- Luôn động viên, chăm sóc bạn chu đáo.
 - Buồn rầu, chán nản khi Giôn-xi bảo kéo mành.
 - Ngạc nhiên khi thấy chiếc lá vẫn còn.
=> Chân thành, sâu sắc.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
 - Tuyệt vọng, không thiết sống.
 - Lạnh lùng, thản nhiên chờ cái chết khi đếm lá rụng.
 - Thấy lá vẫn còn sau đêm dông cô vui vẻ lại, soi gương và muốn ăn, cho rằng “muốn chết là một tội”.
 - Nguyên nhân hồi sinh: nhờ sự gan góc của chiếc lá chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt bám lấy cuộc sống, trái ngược với sự yếu đuối, muốn chết của Giôn-xi.
4. Nghệ thuật: 
 Tình huống truyện bị đảo ngược 2 lần:
 - Giôn-xi tuyệt vọng vì bệnh, chờ chết đã lấy lại nghị lực sống, khoẻ.
 - Cụ Bơ-men từ khoẻ mạnh lại ra đi
=> Gây sự bất ngờ, hứng thú, cảm động cho người đọc.
HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT BÀI HỌC
- Mục tiêu: Tổng kết bài học về nội dung và nghệ thuật
- Năng lực hướng tới: Năng lực khái quát, năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực giao tiếp
- Cách thức thực hiện: GV đặt câu hỏi chốt kiến thức bài học
? Trình bày những nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích?
- HS đọc ghi nhớ
III. Tổng kết 
 Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri trên đây đủ chứng tỏ truyện xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập SGK và bài tập bổ sung
- Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực phát triển ngôn ngữ,
- Cách thức thực hiện: Gv giao, hướng dẫn hs làm bài tập theo nhóm (cá nhân),Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
? Thử tưởng tượng và vẽ một chi tiết mà em cho là nó sẽ có trong câu chuyện?
- Hs làm bài tập
IV. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung bài học
- Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Cách thức thực hiện: 
+ GV Hướng dẫn h/s nêu cảm nghĩ của mình các nhân vật trong tác phẩm.
+ Học bài. Chuẩn bị bài mới.
+ Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về chiếc lá cụ Bơ- men vẽ.
Tiết 31: Tiếng Việt 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(phần Tiếng Việt)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - Hiểu được các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu so sánh các từ ngữ trên với các từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân và ngược lại.
 3. Thái độ:
- Thấy được vốn ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt và đặc trưng của vùng miền.
4.Năng lực hướng tới: 
Năng lực ngôn ngữ.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề 
II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp:Thảo luận nhóm...
2. Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật chia nhóm...
III. Tài liệu – phương tiện dạy học
1. Tài liệu: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập.
2. Phương tiện dạy học: tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ,
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu diễn biến tâm trạng của Giôn-xi?
? Tại sao bức tranh chiếc lá cuối cùng được xem là một kiệt tác
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hs, giới thiệu nội dung bài học.
- Năng lực hướng tới: Năng lực ngôn ngữ
- Cách thức thực hiện: Gv đưa ra tình huống – hs giải quyết – dẫn vào bài
(Nhắc lại những khái niệm từ ngữ địa phương để liên hệ giới thiệu bài mới).
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hướng dẫn HS làm bảng đối chiếu từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích
- Mục tiêu: Hiểu được sự khác nhau giữa từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương
- Cách thức thực hiện: Gv hướng dẫn học sinh làm việc nhóm (cá nhân). Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác nhóm; năng lực giao tiếp; năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề
Gọi h/s đọc bảng thống kê có trong SGK trang 91.
THẢO LUẬN NHÓM
? Gv chia h/s ra 4 nhóm, phát biểu bài tập và bảng phụ cho mỗi nhóm:
Nhóm 1: 1 -> 9
Nhóm 2: 10 -> 18
Nhóm 3: 19 -> 26
Nhóm 4: 27 - 34.
? Xác định từ xưng hô không trùng với từ địa phương và từ toàn dân?
? Cho h/s so sánh kết quả vừa thảo luận, gọi h/s khác nhóm nhận xét bài làm của nhóm bạn?
Gv chỉnh sửa, bổ sung.
- Đọc theo yêu cầu.
- Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm để tìm kết quả trình bày lên bảng.
- Hs trình bày
- Hs trình bày
- Hs trình bày
I. Bảng đối chiếu từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích
 (Bảng đối chiếu từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích):
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Cha
mẹ
ông nội
bà nội
ông ngoại
bà ngoại
bác (anh trai của cha)
bác (vợ của anh trai cha)
chú (em trái của cha)
thím (vợ của em trai cha)
bác (chị gái của cha)
bác (chồng của chị gái cha)
bác (anh trai mẹ)
bác (vợ anh trai mẹ)
cô (em gái của cha)
chú (chồng em gái của cha)
cậu (em trai mẹ)
mợ (vợ em trai mẹ)
bác (chị gái mẹ)
bác (chồng chị gái mẹ)
dì (em gái mẹ)
chú (chồng em gái mẹ)
anh trai
chị dâu
em trai
em dâu
chị gái
anh rể
em gái
em rể
con
con dâu
con rể
cháu
ba, tía, bố, thầy, cậu
má, mế, u, bầm, mợ
ông nội
ông nội
ông ngoại
bà ngoại
bác trai
bác gái
chú
thím
cô
dượng
cậu
mợ
cô
dượng
cậu
mợ
dì
dượng
dì
dượng
anh (+ thứ) + tên
chị (+ thứ) + tên
em (+ thứ) + tên
em (+ thứ) + tên
chị (+ thứ/ tên)
anh (+ thứ/ tên)
em (+ thứ/ tên)
em (+ thứ/ tên)
con, anh (+ thứ/tên)
con, chị (+ thứ/tên)
con, anh (+ thứ/tên)
cháu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập SGK và bài tập bổ sung
- Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực phát triển ngôn ngữ.
- Cách thức thực hiện: Gv giao, hướng dẫn hs làm bài tập theo nhóm (cá nhân),Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
? Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 2.
? Gọi 4 h/s lên bảng làm theo yêu cầu, Gv chỉnh sửa.
? Chia h/s ra 8 nhóm, phát bảng phụ, nêu yêu cầu bài tập 3, trang 92 để thực hiện.
- Nêu yêu cầu trang 92.
- Hs trả lời
- Nêu những câu ca dao có dùng từ ngữ địa phương.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ thân thích ở địa phương khác.
 - Cha: thầy, cậu, tía,...
 - Mẹ: u, bầm, mế, mạ, măng,...
Bài tập 2: Sưu tầm văn chương có từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương: 
 1. Thật thà như thể lái trâu
 Thương nhau như thể nàng dâu, mẹ chồng.
2. Dâu là con, rể là khách.
 3. Con lú nhưng chú nó khôn.
 4. Con chị nó đi con dì nó lớn.
 5. Năng mưa thì giếng năng đầy
 Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương.
 6. Anh thương em răng nỏ muốn thương
 Sợ lòng bác mẹ như rương khoá rồi.
 7. Lục bình bát giác cắm các bông hường
Má anh kén dâu, anh thì kén vợ, đạo cương thường sẽ ra sao?
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học về từ ngữ địa phương
- Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Cách thức thực hiện: Gv giao nhiệm vụ về nhà cho Hs. Hs nhận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
 H: Tìm những từ ngữ địa phương chỉ cây cối, gia súc, gia cầm... ở địa phương em?
+ Học bài
+ Soạn bài mới
Tiết 32: Tập làm văn 
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP
 VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
- Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 2. Ký năng
- Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy. 
3. Thái độ
- Ý thức làm bài hiệu quả.
4. Năng lực hướng tới:
 Năng lực tự học, năng lực hợp tác, ăng lực giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết tình huống, thuyết trình, bình giảng, nêu dự án,
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi; 
III. Tài liệu – phương tiện dạy học
1. Tài liệu: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập.
2. Phương tiện dạy học: tranh ảnh, máy chiếu, bảng phụ,
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS
? Đọc 2 câu ca dao/tục ngữ/thơ có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt?.
? Đọc 2 câu ca dao/tục ngữ/thơ có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ các sự vật khác?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hs, giới thiệu nội dung bài học.
- Năng lực hướng tới: Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Cách thức thực hiện: Gv đưa ra tình huống – hs giải quyết – dẫn vào bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
- Mục tiêu: Hiểu được dàn ý của bài văn tự sự bao gồm những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần.
- Năng lực hướng tới: Năng lực hợp tác nhóm; năng lực giao tiếp; năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề
- Cách thức thực hiện: Gv hướng dẫn học sinh làm việc nhóm (cá nhân). Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
? Gọi h/s đọc văn bản trang 92 - 94. 
THẢO LUẬN NHÓM
? Chia h/s ra 6 nhóm, mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ sau trong 5’:
Nhóm 1: Văn bản trên có thể chia ra làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung chính từng phần? Truyện kể về việc gì?
Nhóm 2: 
? Ai kể chuyện, đã dùng ngôi kể nào?
? Câu chuyện xảy ra trong thời điểm và không gian như thế nào?
? Câu chuyện xảy ra với ai, có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính.
Nhóm 3: 
? Tính cách mỗi nhân vật ra sao?
? Câu chuyện được bắt đầu bằng chi tiết nào?
Nhóm 4:
? Diễn biến ra sao?
Nhóm 5: 
? Kết thúc văn bản bằng chi tiết nào?
? Nêu tác dụng của hai yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản?
Nhóm 6: 
? Hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vị trí nào trong văn bản?
? Dàn ý của bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả tự sự, biểu cảm gồm mấy phần? Nêu rõ yêu cầu của từng phần?
- Đọc văn bản “Món quà sinh nhật”.
-Tham gia thảo luận nhóm theo phân công.
* Nhóm 1: 
- Gồm 3 phần: 
Phần 1: từ đầu -> la liệt trên bàn (giới thiệu h/cảnh sự việc).
Phần 2: tiếp theo -> “chỉ gật đầu không nói” diễn biến của sự việc).
Phần 3: phần cuối (cảm nghỉ về sự việc).
-> văn bản kể lại việc Trang đã nhận được món quà sinh nhật độc đáo và đầy bất ngờ.
* Nhóm 2: 
- Người kể: Trang, xưng tôi, dùng ngôi thứ nhất để kể.
- Vào buổi sáng trong lễ mừng sinh nhật của Trang.
- Chuyện xảy ra với Trang, có các bạn, nhân vật chính là Trinh.
* Nhóm 3: 
- Trang: hồn nhiên, vui tính.
- Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành.
- Một buổi sinh nhật vui đã sắp kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến.
* Nhóm 4: 
- Trinh đến đã giải toả băn khoăn của Trang.
- món quà độc đáo: một chùm ổi được chăm từ khi mới nụ.
* Nhóm 5: 
- cảm nghĩ của Trang về người bạn và món quà độc đáo.
- giúp người đọc hình dung ra không khí buổi sinh nhật và cảm nhận tình bạn trong sáng, bộc lộ tình cảm của nhân vật rất chân thành (tặng quà không quí bằng cách tặng).
* Nhóm 6: 
- Miêu tả: quang cảnh buổi sinh nhật, cảnh Trinh dẫn Trang đến xem chùm ổi,..
- Biểu cảm: suy nghĩ, sốt ruột của Trang; tình cảm trong sáng của Trinh đối với Trang
- Hs trả lời
I. Dàn ý của bài văn tự sự
1.Phân tích VD: SGK
*Tìm hiểu dàn ý của bài văn “Món quà sinh nhật”:
 a. Bố cục:
 - Mở bài: 
 “Nhân kỷ niệm... la liệt trên bàn” -> kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 - Thân bài: 
 Tiếp theo... “gật đầu không nói” -> kể về món quà độc đáo của người bạn.
 - Kết bài:
 Phần còn lại -> cảm nghĩ của người nhận về bạn mình và món quà.
b. Nội dung: 
 Kể về món quà độc đáo.
 c. Ngôi kể: 
 Ngôi thứ nhất, xưng tôi khi kể.
d. Nhân vật chính: 
 Trang và Trinh
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
 a. Mở bài:
 Thường giới thiệu: nhân vật/sự việc/tình huống xảy ra câu chuyện/kết quả sự việc/số phận nhân vật...
b. Thân bài: 
 - Trình bày diễn biến sự việc theo thứ tự hợp lý (ngược/xuôi).
 - Khi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 c. Kết bài:
 Nêu kết cục/cảm nghĩ của người trong cuộc
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập SGK và bài tập bổ sung
- Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực phát triển ngôn ngữ,
- Cách thức thực hiện: Gv giao, hướng dẫn hs làm bài tập theo nhóm (cá nhân),Hs thực hiện theo yêu cầu. Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- Hướng dẫn h/s làm luyện tập theo nhóm đối với bài tập 1.
- Hs làm theo yêu cầu
II. Luyện tập
 Bài tập 1: Lập dàn ý chi tiết cho văn bản “Cô bé bán diêm”:
 a. Mở bài:
 Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh cô bé.
 b. Thân bài:
 - Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, tìm góc đường tránh rét.
 - Liều đánh diêm:
 + Lần 1: tưởng ngồi trước lò sưởi (rét).
 + Lần 2: tưởng được ăn tiệc (đói).
 + Lần 3: tưởng cây thông Nô-en (giao thừa).
 + Lần 4: thấy bà đang cười (nhớ đến bà).
 + Lần 5: nối và đốt các que diêm còn lại (thấy cùng bà bay lên cao -> muốn bà ở với mình).
 Yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen trong quá trình kể chuyện về cô bé.
c. Kết bài:
 - Em bé chết vì đói và rét trong đêm giao thừa.
 - Không ai biết những hình ảnh em đã gặp trong mộng tưởng.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức về dàn ý của văn bản tự sự
+ Dặn dò chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
- Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Cách thức thực hiện: Gv giao nhiệm vụ về nhà cho Hs. Hs nhận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
+ Hướng dẫn h/s lập dàn ý theo yêu cầu bài tập 2.
 a. Mở bài:
 Giới thiệu về người bạn, kỷ niệm khiến mình xúc động nhất là gì?
 b. Thân bài:
 * Tập trung kể: 
 - Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, nhân vật.
 - Diễn biến sự việc.
 - Điều gì gây cảm động cho em, xúc động như thế nào?
 c. Kết bài: 
 Nêu suy nghĩ về người bạn và kỷ niệm đối với trong hiện tại.
 + Hoàn thành bài tập 2; học bài.
 + Chuẩn bị bài: “Hai cây phong”.
Tiết 33, 34 :Văn bản 
HAI CÂY PHONG
( Trích “Người thầy đầu tiên” )
 Ai – ma – tốp 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - Phát hiện người kể sử dụng hai mạch cảm xúc lồng ghép, đan xen vào nhau qua hai đại từ nhân xưng tôi và chúng tôi. Tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả để thể hiện tình cảm yêu quê hương. 
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỷ năng đọc, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể; sự kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ:
- Tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương, trân trọng những ký ức tuổi thơ.
4. Năng lực hướng tới
 Năng lực cảm thụ, năng lực tự học, năng lực hợp tác. 
II. Phương pháp – kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết tình huống, thuyết trình, bình giảng, nêu dự án,
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật “Đọc hợp tác”....
III. Tài liệu – phương tiện dạy học
1. Tài liệ

File đính kèm:

  • doclop 8_12742374.doc
Giáo án liên quan