Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

* Đáp án - Biểu điểm:

Đề 1:

1. Mở bài: 1 điểm.

- Giới thiệu khái quát về loài hoa, loài cây em yêu.

2. Thân bài: 7 điểm.

* Nguồn gốc của loài hoa, cây

- Phân loại loài hoa, cây (nếu có)

* Những đặc điểm của loài hoa, loài cây

* Tác dụng đối với cuộc sống của con người.

* Ý nghĩa của loài hoa, loài cây ấy trong môi trường, cuộc sống của con người hiện nay.

3. Kết bài: 1 điểm.

- Cảm nghĩ của em về loài hoa, loài cây mà em yêu thích.

3. Trình bày: 1 điểm.

Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu văn lưu loát.

Đề 2:

1. Mở bài: 1 điểm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày giảng: 
Bài 21. PHẦN TIẾNG VIỆT
Tiết 89: CÂU TRẦN THUẬT.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật . 
- Chức năng của câu trần thuật. 
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
3. Về thái độ:
- Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Có ý thức giữ gìn phát huy vốn tiếng Việt.
- THKNS: 
+ Ra quyết định: Nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể.
+ Giao tiếp: Trình bày đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 
2. Học sinh:
- Học bài, chuẩn bị bài theo sgk
C - Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) 
- Nêu những đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán, đặt một ví dụ cụ thể ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu hình thành khái niệm (14 phút)
 - Gọi 2 HS đọc vd trong sgk
H: Trong các đoạn trích trên, những câu nào không có đặc điểm hình thức của những câu đã học (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán) ? 
- Câu "Ôi Tào Khê !": Có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, còn tất cả những câu khác thì không. 
H: Những câu này dùng để làm gì ?
a. Suy nghĩ về truyền thống của dân tộc ta và lời đề nghị của người viết.
b. Kể, thông báo.
c. Miêu tả Cai Tứ.
d. Nhận định.
-> Đây là kiểu câu trần thuật.
H: Vậy chức năng của câu trần thuật là gì ?
TH: Em hãy lấy một ví dụ về câu trần thuật trong cuộc sông ?
a. Muối ăn chứa nguyên tố Natri. (Thông tin khoa học)
b. Cây tre có hình dáng cao, màu xanh, lá dài. (Miêu tả)
c. Hôm qua, tôi đi học. (Kể)
d. Mỗi dịp xuân về, lòng tôi lại rộn rã. (Bộc lộ cảm xúc)
e. Cảm ơn bạn đã giúp đỡ tôi. (Lời cảm ơn)
f. Ngày mai, nhất định tôi sẽ đến. (Lời hứa)
H: Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu câu gì ?
H: Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn chương em thấy kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ?
- Kiểu câu trần thuật.
H: Nêu những nhận xét của em về câu trần thuật ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (24 phút) 
- HSTL theo bàn
- Gọi 2 - 3 em trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HSTL theo bàn
- Gọi 2 đại diện 2 nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HSTL theo 4 nhóm
- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
- Ngoài chức năng kể, tảcâu trần thuật còn có chức năng của các loại câu khác như yêu cầu, đề nghị
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, chấm lửng
* Ghi nhớ. Sgk t 46
II. Luyện tập.
Bài 1:
 a, Dế Choắt tắt thở.
-> Câu trần thuật kể lại chuyện Dế Choắt chết
Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
-> Bộc lộ niềm thương xót, hối hận của Dế Mèn trước tội lỗi gây ra với Dế Choắt.
 b, Câu trần thuật: " Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, em sung sướng reo lên:"
-> Thuật lại sự việc Mã Lương có cây bút thần.
- Câu cảm thán: " Cây bút đẹp quá!"
-> Bộc lộ cảm xúc vui sướng trước cây bút đẹp.
- Câu trần thuật: "Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!"
-> Bộc lộ cảm xúc biết ơn người đã tặng bút thần.
Bài 2:
- Câu: " Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"
-> Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.
- Câu trần thuật: " Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."
-> Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.
- Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
Bài 4:
Tất cả đều là câu trần thuật:
- Câu a: dùng để cầu khiến.
- Câu b1: “ Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi” : dùng để kể.
- Câu b2: “ Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”: dùng để cầu khiến.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố:
 Nhắc lại những đặc điểm về hình thức và chức năng của câu trần thuật ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày giảng:
Bài 21. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 90 - 91: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:	
- Thông qua thực hành viết bài, giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn thuyết minh. Cũng thông qua được mà rèn luyện kỷ năng diễn đạt, trình bày.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết bài văn thuyết minh 
3. Về thái độ:
- HS tích cực, yêu thích viết văn.
- Có ý thức vận dụng kiểu bài thuyết minh trong đời sống
- Có ý thức liên hệ trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Đề bài - Đáp án - Biểu điểm.
2. Học sinh
- Ôn tập - chuẩn bị kiểm tra
* Đề bài: (Học sinh chọn một trong hai đề)
 Đề 1: Giới thiệu về một loài hoa, loài cây em yêu.
Đề 2: Thuyết minh về phương pháp (cách làm) một món ăn.
* Đáp án - Biểu điểm:
Đề 1:
1. Mở bài: 1 điểm.
- Giới thiệu khái quát về loài hoa, loài cây em yêu.
2. Thân bài: 7 điểm.
* Nguồn gốc của loài hoa, cây
- Phân loại loài hoa, cây (nếu có)
* Những đặc điểm của loài hoa, loài cây
* Tác dụng đối với cuộc sống của con người.
* Ý nghĩa của loài hoa, loài cây ấy trong môi trường, cuộc sống của con người hiện nay.
3. Kết bài: 1 điểm.
- Cảm nghĩ của em về loài hoa, loài cây mà em yêu thích.
3. Trình bày: 1 điểm.
Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu văn lưu loát.
Đề 2:
1. Mở bài: 1 điểm.
- Giới thiệu khái quát về món ăn.
2. Thân bài: 7 điểm.
* Nguồn gốc của món ăn (nếu có)
* Nguyên vật liệu (yêu cầu cụ thể)
* Cách làm (Yêu cầu giới thiệu rõ ràng từng bước trong khâu chế biến)
* Yêu cầu thành phẩm (rõ ràng, cụ thể)
3. Kết bài: 1 điểm.
- Ý nghĩa của món ăn đó trong cuộc sống của con người.
3. Trình bày: 1 điểm.
Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu văn lưu loát.
C - Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (2 phút)
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: (86 phút)
 - GV đọc và chép đề lên bảng
- HS suy nghĩ làm bài dưới sự gợi ý, giúp đỡ của GV
*2 Hoạt động 2: (2 phút)	
- Thu bài: lớp trưởng đi thu bài
- GV nhận xét giờ kiểm tra, ý thức làm bài của HS
* Dặn:
- Các em về nhà xem lại đề bài, có thể viết lại bài kiểm tra vào vở.
Ngày giảng: 
Bài 22. PHẦN VĂN HỌC
Tiết 92: CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu)
 - Lý Công Uẩn - 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Chiếu: Thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ cảu lời tuyên bố quyết định dời đô.
2. Về kỹ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản theo thể chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Về thái độ:
- Biết tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc
- Biết phát huy truyền thống đấu tranh yêu nước của cha ông
- GDQP&AN: Tầm nhìn chiến lược của vua Lý Công Uẩn về quân sự.
 - THKNS: 
+ Giao tiếp: Trình bày ý thức tự cường của dân tộc và khát vọng đất nước độc lập, thống nhất.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích nghệ thuật lập luận, ý nghĩa của văn bản.
 + Xác định giá giá trị bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo 
2. Học sinh:
- Học bài, chuẩn bị bài theo sgk
C - Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản 
( 33 phút )
 - Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Lý Công Uẩn ?
H: Lý Công Uẩn đã lên ngôi trong hoàn cảnh nào ?
- Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh) mất ông được triều thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên
H: Triều Lý đã tồn tại trong khoảng thời gian nào ?
- Lập nên triều Lý (1009 - 1225)
H: Văn bản được viết theo thể loại nào ?
H: Em hiểu thế nào là chiếu ?
H: “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Khi vua Lý Công Uẩn quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội)
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc văn bản.
- HS đọc các chú thích
H: Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ?
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần, nội dung của mỗi phần ?
- P1: từ đầu ... "dời đổi": -> Lí do cần phải dời đô.
- P2: Tiếp ..."muôn đời": -> Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất
- P3: đoạn cuối: quyết định rời đô.
H: Mở đầu Chiếu dời đô, tác giả viện dẫn những chứng cớ nào ?
- Lịch sử Trung Quốc nhiều lần dời đô: 
+ Nhà Thương 5 lần dời đô.
+ Nhà Chu 3 lần dời đô.
H: Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Chương, nhà Chu nhằm mục đích gì ? Kết quả của việc dời đô ấy ? 
- Nhà Chương nhà Chu nhiều lần dời đô nhằm mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau.
- Kết quả: Đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng
H: Mở đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn việc dẫn sử sách TQ nói về các đời vua xưa TQ cũng từng có những việc dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì ?
- Tác giả dẫn số liệu trên để chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau. Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và điều đó đem lại kết quả tốt đẹp, việc Lý Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.
H: Từ chuyện xưa, tác giả liên hệ, nhận xét việc hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô như thế nào ? Kết quả ra sao ?
- Nhà Đinh và nhà Lê đóng đô một chỗ là hạn chế
- Trái với ý trời, vận số ngắn ngủi, đất nước không phát triển.
H: Những chứng cớ và lí lẽ trên có sức thuyết phục không ? Vì sao ?
- Chứng cớ và lí lẽ có sức thuyết phục. Vì đó là sự thật được ghi trong sử sách.
H: Những lí lẽ và cảm xúc của Lí Công Uẩn, đã thể hiện được tư tưởng và khát vọng nào của ông ?
H: Thành Đai La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước ? 
* Về vị thế địa lí: 
+ Ở vào nơi trung tâm đất trời, mở ra 4 hướng nam bắc đông tây.
+ Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi.
+ Có núi lại có sông.
+ Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
 *Về vị thế chính trị văn hóa: 
+ Là đầu mối giao lưu: “chốn hội tụ của bốn phương”.
+ Là mảnh đất hưng thịnh: “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
H: Qua chiếu dời đô vua Lý Công Uẩn đã bộc lộ kì vọng gì qua những sự tiên đoán của mình ?
- Kì vọng thống nhất đất nước, kì vọng về một đất nước vững mạnh và hùng cường
H: Tại sao kết thúc bài chiếu, nhà vua không ra lệnh mà lại hỏi ý kiến của quần thần ? Cách kết thúc ấy có tác dụng gì ?
- ANQP: Qua chiếu dời đô đã thể hiện tầm nhìn chiến lược về ANQP đất nước của nhà vua ntn ?
(Các triều đại Lý, Trần trong lịch sử đất nước đã có sự phát triển ntn ?)
- Lịch sử nhà Lý đã đưa đất nước bước sang một trang mới; đất nước phát triển cực thịnh; các cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý, chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần đã đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (8 phút)
H: Chỉ ra các phép nghệ thuật lập luận của tác giả trong bài chiếu ?
- Lập luận chặt chẽ, có lí có tình. Yếu tố biểu cảm thuyết phục, dễ đi vào lòng người.
- Các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục.
H: Vì sao nói Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lý và tình ?
(HSTL nhanh theo bàn)
- Thứ tự trình bày lập luận:
+ Dẫn sử các triều đại lớn từng dời đô trở nên hưng thịnh, bền vững.
+ Đối chiếu với thực trạng hai nhà Đinh, Lê khi đóng đô ở Hoa Lư.
+ Đưa ra những ưu điểm về mặt địa hình và điều kiện tự nhiên của thành Đại La.
-> Tất cả những lý lẽ trên để đi tới kết luận việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lý.
  - Yếu tố về tình cảm:
+ Dời đô nghĩa là thuận theo ý trời, noi gương lịch sử.
+ Mục đích triều đại được trường tồn, trăm họ không hao tổn.
+ Tác giả bộc lộ sự thương xót cho trăm họ dưới triều Đinh, Lê.
+ Tôn trọng ý kiến của bề tôi – "Các khanh nghĩ thế nào?".
-> Ý vua sáng suốt hợp lòng dân,thuận ý triều thần, vì thế được mọi người ủng hộ, hưởng ứng.
H: Tóm tắt những giá trị về nội dung của bài chiếu ?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Lý Công Uẩn (974-1028) tức Lý Thái Tổ, là người lập ra vương triều nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
2. Văn bản:
- Thể loại: Chiếu: Thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh được viết bằng văn vần, văn xuôi hay văn biền ngẫu.
- Xuất xứ: Năm Canh Tuất, niên hiệu thuận thiên thứ nhất (1010).
- Kiểu văn bản: nghị luận.
* Bố cuc: 2 phần
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Lý do phải dời đô:
- Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại
=> Thể hiện khát vọng muốn thay đổi đất nước để phát triển đất nước lâu bền và hùng cường
2. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới:
- Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước, xứng đáng là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
=> Như lời khẳng định ý chí dời đô là đúng đắn, là hợp mệnh trời, hợp ý dân.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung:
* Ghi nhớ. Sgk t 51.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố:
 - ANQP: Qua chiếu dời đô em hiểu được điều gì về ý chí phát triển, bảo vệ đất nước của cha ông ta ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
=============== Hết tuần 24 ==============

File đính kèm:

  • docBai 21 Cau tran thuat_12762712.doc