Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 7 (Bản 2 cột)

1 Mục tiêu:

1.1. Kiến thức

 Thấy rõ tài nghệ của Xéc Van Tex trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ: Đôn - ki - hô - tê Xan - chô - pan - xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn về các mặt tốt, xấu của các nhân vật ấy.

Từ đó rút ra bài học thực tiễn

 GD bảo vệ môi trường: môi trường sống chỉ vùi đầu vào sách vở tầm thường là những cuốn kiếm hiệp đã sản sinh ra một con người hoang tưởng thiếu thực tế (sống với thế giới ảo) sẽ dẫn đến hệ lụy như Đôn –ki –hô- tê; từ đó cần biết nhận thức để xây dựng một môi trường sống của mình và xã hội tốt đẹp, nhân văn để bảo vệ nhân cách con người.

 

doc16 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 7 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rô Pan- xa
-> Mỗi lúc một rõ nét, cụ thể, sinh động
? Em có ấn tượng ban đầu như thế nào về hai nhân vật này?
- Tính cách trái ngược nhau, có nhiều hành động buồn cười, không bình thường
GV: Hướng dẫn HS phân tích theo nhân vật.
GV: Giới thiệu đôi nét về nhân vật Đô-ki-hô-tê trong tác phẩm: Rất mê sách kiếm hiệp, mọi hành động, suy nghĩ đều bắt chước, làm theo các hiệp sĩ trong sách kiếm hiệp.
 ? Qua phần tóm tắt em hãy hình dung và giới thiệu về nguồn gốc xuất thân, hình dáng, khát vọng sống của Đôn- Ki- hô- tê và Xan-trô Pan- xa?
+ Đôn Ki-hô-tê 
- Nguồn gốc : Gã quý tộc nghèo say mê truyện kiếm hiệp.
- Ngoại hình : Trạc 50 tuổi, gầy gò, cao lênh khênh, cuỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ đã han gỉ của tổ tiên lão lục tìm được rồi đem đánh bóng.
- Khát vọng sống: Muốn làm hiệp sĩ giang hồ để tiêu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.
+ Xan-chô Pan-xa :
- Nguồn gốc nông dân nghèo
- Hình dáng: Béo lùn, làm giám mã cho Đôn-ki- hô- tê với hi vọng sau này khi ông chủ công thành, danh toại bác ta sẽ làm thống đốc cai trị một vài hòn đảo.
 ? Chỉ nhìn những chi tiết trên em có ấn tượng chung gì về hai nhân vật này ?
- Sự đối lập đến nực cười như một bức tranh biếm họa khi họ đi bên cạnh nhau.
GV: Không chỉ đối lập nhau về dáng vẻ bên ngoài mà 2 nhân vật này còn đối lập nhau cả về suy nghĩ, hành động, tính cách? Hãy tóm tắt lại các suy nghĩ, hành động, thái độ của hai NV từ khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió cho đến hết ?
H: tóm tắt ; G: ghi ra bảng phụ 
Các sự việc
- Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió.
- Khi đau đớn
- Khi ăn uống: 
- Khi ngủ:
Đôn-ki-hô- tê
- Cho là những tên khổng lồ ghê gớm, quyết tâm giao chiến
- Tấn công
- Không rên rỉ.
- Chưa cần ăn.
- K/ ngủ, nghĩ tới người yêu
Xan-trô...
- K/đ: đó là cối xay gió, có cánh quạt, gió thổi -> quay
- Hết lời can ngăn, sợ hãi, tránh xa.
- rên rỉ ngay
- thoải mái, ung dung đánh chén. 
- ngủ một mạch 
A/ Giới thiệu chung
1. Tác giả ( 1547- 1616)
- Là nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha.
- Giọng văn dí dỏm, hài hước nhưng đầy suy ngẫm.
2. Tác phẩm
 - “Đôn Ki- hô- tê” là tiểu thuyết gồm 2 phần với 126 chương được viết từ năm 1605 - 1615.
=> Là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời Phục hưng.
- Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” thuộc phần đầu, chương VIII của tác phẩm.
B/ Đọc – hiểu văn bản
1/ Đọc - chú thích
2/ Kết cấu- Bố cục: 
* Đại ý: Kể về những hành động, suy nghĩ của hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-trô Pan- xa.
* Bố cục: 3 phần
(trước, trong và sau khi Đôn- ki- hô-tê đánh nhau với cối xay gió).
3. Phân tích
a, Nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Đánh nhau với cối xay gió với động cơ trong sáng hồn nhiên nhưng hành động gàn dở hoang tưởng, điên rồ (do ảnh hưởng của đọc qua nhiều sách kiếm hiệp)
4.4. Củng cố (2’)
? Thành công của tác giả trong việc xây dựng NV là gì ? Em đánh giá ntn về mỗi NV?
4.5.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị: (3’)
 - Tóm tắt văn bản. Đọc kĩ phần chú thích; Nhớ một số chi tiết nghệ thuật độc đáo.
 Chuẩn bị cho bài: Tiết 2
5 . Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Ngày soạn: TUẦN 7
Ngày giảng: Tiết 26
Văn bản : ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích Đôn- ki - hô -tê)
---------
1 Mục tiêu:
1.1. Kiến thức
 Thấy rõ tài nghệ của Xéc Van Tex trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ: Đôn - ki - hô - tê Xan - chô - pan - xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá đúng đắn về các mặt tốt, xấu của các nhân vật ấy. 
Từ đó rút ra bài học thực tiễn 
 GD bảo vệ môi trường: môi trường sống chỉ vùi đầu vào sách vở tầm thường là những cuốn kiếm hiệp đã sản sinh ra một con người hoang tưởng thiếu thực tế (sống với thế giới ảo) sẽ dẫn đến hệ lụy như Đôn –ki –hô- tê; từ đó cần biết nhận thức để xây dựng một môi trường sống của mình và xã hội tốt đẹp, nhân văn để bảo vệ nhân cách con người. 
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tóm tắt phân tích 
 - GD KNS: 
+ Kĩ năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cuộc giao tranh gi ữa Đôn ki-hô-tê với những chiếc cối xay gió mà gã lầm tưởng đó là nh ững tên khổng lồ tay dài; những quan niệm đầy sách vở về nỗi đau, v ề bữa ăn, về giấc ngủ của Đôn -ki-hô-tê đối lập hoàn toàn với giám mã Xantrô 
+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng mà Đôn-ki-hô-tê mong muốn (xóa tan những gã khổng lồ, những kẻ ác, những điều xấu trên thế giới này cho con người); về quan niệm thẩm mĩ, nghệ thuật đối lập đặc sắc của nhà văn. (Sử dụng các PP: động não, biểu đạt sáng tạo...) 
1.3. Thái độ
Giáo dục: Nhận thức hành động đúng trong cuộc sống 
Tránh xa sach kiếm hiệp ( lựa chọn sách để đọc) 
GD đạo đức: Giáo dục khát vọng lý tưởng cao đẹp vì cộng đồng, sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh. => giáo dục về các giá trị TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT.
1.4. * Năng lực: Phát triển năng lực đọc-hiểu,hợp tác và tư duy sáng tạo
2 Chuẩn bị
- GV: SGK và SGV, Tài liệu tham khảo, bảng phụ, chân dung tác giả.
- HS: đọc, tóm tắt, trả lời câu hỏi sgk.
3. Phương pháp: Đọc, tóm tắt, gợi mở, phân tích, giảng bình và hoạt động nhóm.
4.Tiến trình bài giảng:
4.1.Ổn định : 
 Sĩ sỗ 8A2: Vắng:
4.2. KTBC : 
 ? Tóm tắt đoạn trích “ Đánh nahu với cối xay gió”
* Tóm tắt : nêu được 5 SV sau :
- Hai thầy trò nhận định về những chiếc cối xay gió.
- Đôn Ki-hô-tê múa giáo đánh nhau với cối xay gió, mặc kệ lời can ngăn của Xan-chô
- Hai thầy trò bày tỏ quan điểm và cách ứng xử sáu khi bị đau đớn.
- Đôn Ki-hô-tê chưa cần ăn, còn Xan-chô vừa đi vừa ung dung đánh chén.
- Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ đến tình nương đến tận sáng hôm sau không muốn ăn, còn Xan- chô ngủ ngon lành sau khi bụng đã no căng rồi vừa thức dậy đã nghĩ đến chuyện ăn uống.
4.3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
H: Hoạt động nhóm, trả lời cá câu hỏi sau:
 Nhóm 1: Vì sao Đôn- Ki- hô- tê lại đánh nhau với cối xay gió ?Từ đó em có nhận xét gì về suy nghĩ của Đôn Ki- hô- tê?
- Vì lão tưởng rằng những cối xay gió là những tên khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phơ- re- xtôn, lão muốn ra tay tiêu trừ giống xấu xa.
- Khát vọng thật cao đẹp, nhưng trở nên hài hước bởi lão mê muội đến mức gặp ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa cánh đồng lại tưởng là những tên khổng lồ gian ác, với những cánh tay dài tới hai dặm, cho đó là vận may lớn có thể thu nhiều chiến lợi phẩm để trở nên giàu sang phú quý. Đó là những suy nghĩ hão huyền, thiếu thực tế, viển vông, hoang tưởng, điên rồ, kỳ quặc.
=> GV ghi bảng
 Nhóm 2: Hãy thuật lại một cách ngắn gọn cuộc đấu giữa Đôn Ki-hô-tê với những chiếc cối xay gió? Nhận xét hành động của Đôn Ki-hô-tê ?
- Đôn Ki-hô-tê đinh ninh rằng đó là những tên khổng lồ: Tay lăm lăm ngọn giáo, cầu xin nàng Đuy-nê-xi-a cứu giúp, không nghe lời can ngăn, chẳng buồn quan sát, thét lớn rồi một mình một ngựa xông tới đám khổng lồ vừa đông, vừa mạnh với những cánh tay dài với thái độ quyết tâm giao chiến đâm giáo vào mũi cánh quạt. Vừa lúc đó gió nổi lên, cánh quạt quay hất chàng hiệp sĩ ngã lộn nhào xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành.-> Hành động mù quáng, điên rồ, kì quặc.
=> GV ghi bảng 
 Nhóm 3: Mặc dù suy nghĩ hão huyền, thiếu thực tế, hành động điên rồ, kì quặc nhưng Đôn Ki-hô-tê đã thể hiện rõ mục đích, động cơ tốt đẹp và phẩm chất của một hiệp sĩ. Em hãy chỉ ra điều đó?
- Mục đích, lí tưởng tốt đẹp muốn “quét sạch giống xấu xa trên mặt đất”, muốn lập chiến công tiêu diệt cái xấu, cái ác.
- Phẩm chất hiệp sĩ: dũng cảm, chủ động tấn công, không sợ nguy hiểm.
GV: Xuất phát từ động cơ trong sáng, hồn nhiên; mục đích, khát vọng tốt đẹp, chính đáng nhưng chính sự hoang tưởng đã làm sai lệch mục đích và nó trở lên hão huyền, mù quáng. Mặc dù vậy trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một người anh hùng nhưng suy nghĩ tỉnh táo thì người đọc lại bật cười vì đối tượng chàng tấn công chỉ là những chiếc cối xay gió vô tội. Phải chăng đối thủ là quân gian ác thực sự thì hành động ấy thật đáng khen biết bao.
GV: Kết quả của cuộc giao chiến giữa Đôn Ki-hô-tê và những chiếc cối xay gió là gì?
- Đôn Ki-hô-tê thất bại thảm hại: giáo gãy tan tanh, người, ngựa văng ra, không cựa quậy, như trời giáng.
GV: Sau thất bại đó, Đôn Ki-hô-tê có tỉnh táo và rút ra cho mình bài học không? Đôn Ki-hô-tê đã tranh cãi với Xan-trô ntn?
- “Chuyến chinh chiến........ lợi hại của ta”
-> Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học mà vẫn tiếp tục suy nghĩ hoang tưởng và làm theo những hiệp sĩ trong những cuốn sách đã đọc -> một sự u mê, ảo tưởng, nực cười. Hai thầy trò tiếp tục đi về hướng có những cuộc phiêu lưu mới với quyết tâm hành động vì nghĩa lớn.
? Quan sát các chi tiết đã tìm ở trên, em có nhận xét gì về nhân vật Xan-trô Pan- xa ? (về suy nghĩ, hành động, phẩm chất,...)
H: ghi như bảng chính. 
? Những chi tiết MT suy nghĩ, hđ, quan niệm của hai NV xung quanh việc khi bị đau đớn, việc ăn ngủ, trước nỗi nguy nan giúp em đánh giá thêm điều gì về hai NV?
- Đôn làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách vở một cách mù quáng, điên rồ: nói năng thì kiểu cách, trang trọng xa lạ; bị thương không hề rên rỉ, không quan tâm đến những nhu cầu cá nhân kể cả ăn ngủ, tất cả vì tình nương Đuyn-xi-nê-a.
- Xan-trô... là một người chất phác, thật thà, thực dụng, chỉ làm theo sở thích tự nhiên: nói năng xuề xoà, thật thà; thích ăn, thích ngủ, thích vật chất quyền lợi đời thường đến mức trở nên tầm thường, vô tâm, không ước mơ, không lí tưởng chỉ cốt ăn no ngủ kĩ.
? Theo em mỗi NV có những nét tính cách nào đấng quí, đáng trân trọng và đáng chê trách?
* Đôn Ki-hô-tê 
- Ưu điểm: sống có MĐ, Ltưởng cao đẹp, dcảm, không sợ ng hiểm, có bản lĩnh, qtâm hđ vì nghĩa lớn.
- Nh điểm: đầu óc mê muội, ước vọng hão huyền xa rời thực tế, bắt chước sách vở một cách mù quáng, điên rồ.
* Xan-trô Pan-xa..:tỉnh táo và thực tế nhưng quá thực dụng, vô tâm, tầm thường, hèn nhát.
? Để xây dựng thành công hai nhân vật tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy? 
- Tác dụng: Mỗi khía cạnh của NV này mâu thuẫn rõ rệt với khía cạnh tương ứng của NV kia làm nổi bật nhau lên, bổ sung cho nhau, tô đậm cho nhau. Biện pháp XDNV> Đây là một cặp nhân vật sóng đôi bất hủ trong VH TG.
? Qua tính cách của mỗi NV trong VB, em rút ra được bài học gì cho mình để hoàn thiện tính cách ?
- Không nên ước vọng vào những cái hoang tưởng, hão huyền, cần phải tỉnh táo và thực tế nhưng cũng không hèn nhát, ích kỉ.
? Qua phân tích, em thấy nhân vật Đôn Ki- hô- tê, Xan- chô Pan- xa đã để lại trong em những cảm nhận ntn ? 
- Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quí; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
?Tác giả sử dụng nghệ thuật nào để xây dựng hai nhân vật ?
- Xây dựng nhân vật tương phản độc đáo.
- Miêu tả sinh động, yếu tố hài hước.
 H đọc ghi nhớ SGK/80
? Em hiểu gì về tác giả qua cặp nhân vật của ông?
- Câu chuyện phiêu lưu của thày trò Đôn-ki-hô-tê có ý nghĩa phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước Tây ban nha từ XHPK sang XHTB phức tạp. Những gì là hoang tưởng điên rồ của họ chỉ là cái vỏ tạm thời -> Phẩm chất tốt đẹp của họ chung đúc lại làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân => Đánh dấu sự kết thúc của loại truyện kiếm hiệp lan tràn ở Tây ban nha thế kỷ 16,17.
Đôn Ki-hô-tê 
- Nguồn gốc: 
quý tộc
- Ngoạihình: gày gò, cao lênh khênh 
- Khát vọng sống: Muốn làm hiệp sĩ trừ gian diệt ác, cứu người lương thiện.
- Suy nghĩ: mê muội, hoang tưởng, hão huyền
- Hành động: điên rồ, kỳ quặc.
- P/chất: dũng cảm, không sợ nguy hiểm, chủ động tấn công kẻ thù=>
thất bại thảm hại.
- Làm theo sách vở một cách mù quán
Xan-trô 
Nguồn gốc : nông dân
- Hình dáng: Béo lùn xấu xí.
- Mục đích sống: thích được lợicho mình
- Suy nghĩ: tỉnh táo, thực tế
- Hành động: khôn ngoan,
- Phẩm chất: thật thà, nhút nhát
- Làm theo sở thích tự nhiên
- thực dụng, tầm thường
b, Nhân vật Xan-trô Pan-xa
- Là hình ảnh của những người tỉnh táo, thực tế đến mức thực dụng, tầm thường.
4/ Tổng kết (5’)
4.1. Nội dung
- Khắc họa cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quí; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
4.2. Nghệ thuật
- XD NV tương phản độc đáo.
- MT sinh động, yếu tố hài hước.
4.3. Ghi nhớ : SGK/80
4.4. Củng cố (2’)
? Thành công của tác giả trong việc xây dựng NV là gì ? Em đánh giá ntn về mỗi NV?
4.5.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị: (3’)
 1/- Tóm tắt văn bản. Đọc kĩ phần chú thích; Nhớ một số chi tiết nghệ thuật độc đáo.
 - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cặp nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
 2/ Chuẩn bị cho bài: “Tình thái từ”
 + Từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại, phân biệt với tình thái từ
 + Câu chia theo mục đích nói
 + Đọc lại bài : Đại từ, quan hệ từ, chỉ từ, trợ từ, thán từ
5 . Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn: Tiết 27 
Ngày giảng: 
TÌNH THÁI TỪ
1. Mục tiêu cần đạt 
1.1/ Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tình thái từ và các kiểu tình thái từ.
- Biết cách sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 
1.2/ Kĩ năng: 
- Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
- Rèn kĩ năng: Nói đùng -> nói hay ( Kĩ năng giao tiếp) 
- Giáo dục cho HS các kĩ năng : ra quyết định, giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tahỏ luận và chia sẻ.
1.3/ Thái đô: 
- Giáo dục nhân cách cho học sinh qua văn hoá giao tiếp. 
- GD đạo đức: 
=> giáo dục về các giá trị: TRÁCH NHIỆM, YÊU THƯƠNG, GIẢN DỊ (trong việc sử dụng từ ngữ), HỢP TÁC (tinh thần hợp tác trong học hỏi vốn ngôn ngữ nước ngoài phù hợp để bổ sung thêm phong phú ngôn ngữ tiếng Việt). 
1.4.Năng lực: Phát triển năng lực đọc-hiểu,hợp tác và tư duy sáng tạo
2. Chuẩn bị: 
- HS	: Theo hướng dẫn CB tiết 26 
- GV	: SGV + SGK + Bảng phụ 
3. Phương pháp: Quy nạp – thực hành – luyện tập 
4. Tiến trình bài dạy
4.1.. Ổn định: 	 
4.2. Kiểm tra: (5’) 
HS1: Thế nào là trợ từ? thán từ? Cho ví dụ? 
- Trợ từ: Là những từ chuyện đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến . VD: Những, có, chính, đích, ngay... 
- Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. VD: a, ái, này, vâng. 
HS2: Viết đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ. 
 (Yêu cầu đoạn văn mạch lạc, lôgic, có chủ đề, gạch chân dưới trợ từ, thán từ)
4.3. Bài mới 
Nêu vấn đề: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
H: Đọc ví dụ
? Dựa vào mục đích nói, xác định các kiểu câu trong ví dụ ? 
a. Mẹ đi làm rồi à? => Câu nghi vấn 
b. Con nín đi! => Câu cầu khiến 
c. Thương thay... khéo thay... => Câu cảm thán 
d. Em chào cô ạ! => Câu cảm thán 
? Nếu bỏ từ “à” trong ví dụ (a) nội dung câu sẽ như thế nào? 
- Có từ “à” -> nội dung câu dùng để hỏi. 
- Bỏ từ “à” -> nội dung câu là câu TT. 
?Nếu bỏ từ “đi” trong câu (b)? 
- “Đi”: yêu cầu ra lệnh -> từ bỏ “đi” -> câu TT 
GV: Nếu bỏ từ “thay” trong câu ca dao (c)? 
- Lời than -> bỏ từ “thay” =>ý nghĩa của lời than không còn. 
? Em rút ra kết luận gì từ bài tập trên? 
- Nếu bỏ các từ à, đi, thay, ạ trong các câu chứa nó 
=> ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. 
- Thêm vào câu, để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu kiên, câu cảm thán (về mặt hình thức) 
- Biểu thị thái độ tình cảm của người nói. 
? ở ví dụ (d) Từ “ạ” trong câu dùng với m đích gì? 
- Bộc lộ thái độ kính trọng của người nói (học sinh) với người nghe (cô giáo) 
? Nhận xét vị trí của từ đó trong câu? 
- Thường đứng ở cuối câu.
? Qua ví dụ đó em hiểu thế nào là tình thái từ ?
- Tự bộc lộ. 
? Bản thân tình thái từ có ý nghĩa từ vựng không? 
- Không có -> là những hư từ ( giống như quan hệ từ) 
? Căn cứ vào cấu tạo câu chia theo mục đích nói, em hãy nêu các loại tình thái từ ? 
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1/ SGK T81
? Từ bài tập 1 em rút ra nội dung gì đáng chú ý khi nhận diện tình thái từ ?
- Phân biệt tình thái từ với từ đồng âm khác nghĩa, khác từ loại (đặt vào hoàn cảnh giao tiếp) 
=>GV: Khái quát HS: Đọc ghi nhớ (1)
HS: Đọc ví dụ
? Chỉ ra sự khác nhau trong việc sử dụng tình thái từ trong các ví dụ? 
+ Bạn chưa về à?
 -> hỏi -> sắc thái thân mật: bạn bè ngang hàng 
+ Thầy mệt ạ! 
 -> hỏi -> lễ phép, kính trọng, thân thương 
(người dưới -> người trên)
+ Bạn giúp tôi một tay nhé! 
 -> cầu khiến thân mật: bạn bè 
+ Bác giúp cháu một tay với a! 
-> Cầu khiến: kính trọng. 
? Từ bài tập trên rút ra kết luận như thế nào về việc sử dụng Tình thái từ ? 
- Tự bộc lộ => H: Đọc ghi nhớ
? Yêu cầu bài tập 1? 
- Xác định tình thái từ 
- Nhóm: Mỗi nhóm thực hiện hai câu 
? Cơ sở để thực hiện bài tập? 
- Hoàn cảnh giao tiếp – văn cảnh xuất hiện 
? Yêu cầu bài tập 2? 
- Nêu các ý nghĩa của tình thái từ 
- Thực hiện theo các bước 
+ Đọc câu văn 
+ Xác định mục đích của việc sử dụng Tình thái từ 
+ Nêu trường hợp sử dụng 
? Yêu cầu bài tập 3? 
Đặt câu với Tình thái từ 
Nhóm -> đại diện trình bày -> nhận xét. 
? Yêu cầu bài tập 4? 
Đặt câu có Tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội 
Nhóm 1,2: Tình huống 1
Nhóm 3: Tình huống 2 
Nhóm 4: Tình huống 3 
=> Đại diện trình bày. 
? Yêu cầu bài tập 5? 
Tìm một số Tình thái từ trong tiếng từ địa phương
I. Chức năng của tình thái từ (13’) 
1. Phân tích ngữ liệu
- Các từ à, đi, thay được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Từ ạ được thêm vào câu để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
=> Các từ: à, đi, thay, ạ là tình thái từ.
- Một số loại tình thái từ : 
+ TTT nghi vấn 
+ TTT cầu kiến 
+ TTT cảm thán 
+ TTT biểu thị sắc thái tình cảm. 
2. Ghi nhớ (1) : SGK/81 
II. Sử dụng tình thái từ (7’) 
1. Phân tích ngữ liệu
- VD1,3: Tình thái từ dùng trong quan hệ ngang hàng, thân mật.
- VD2,4: Tình thái từ dùng trong quan hệ lệch vai xã hội, thể hiện sự kính trọng.
- Sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 
2. Ghi nhớ (1) : SGK/81 
III. Luyện tập (15’) 
1/ Bài tập1: SGK(81) 
a)... nào: đại từ 
b)... nào: tình thái từ
c)... chứ : tình thái từ
d)... chứ: quan hệ từ
e)... với: tình thái từ
f)... với: quan hệ từ
g)... kia: từ để trỏ
h)... kia: tình thái từ
2/ Bài tâp 2: SGK (82) 
a) Chứ: Nghi vấn, dùng khi điều muốn hỏi được khẳng định. 
b) Chứ: như trên
c) ư: hỏi với thái độ phân vân
d) nhỉ: hỏi với thái độ thân mật 
e) nhé: cầu khiến (dặn dò, với thái độ thân mật) 
g) vậy: thái độ miễn cưỡng 
h) cơ mà: thái độ thuyết phục. 
3/ Bài tâp3: SGK/(83) 
+ Em làm bài tập rồi mà!
+ Em học bài rồi chứ? 
+

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc
Giáo án liên quan