Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 30

Tiết 118

 Văn bản :

ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC

 ( Trích hài kịch “Trưởng giả học làm sang” - Mô li E)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức: Giúp học sinh qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động, Mô li e đã chế giễu tính cách rởm đời học làm sang của gã trưởng giả Giuốc đanh.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc kịch bản, tìm tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói, hành động.

 3. Thái độ : Phê phán thói học đòi làm sang, kịch cỡm, lố bịch, trở thành trò cười.

B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án

 - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31	
Tiết 117
Văn bản	
ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 ( Trích hài kịch “ Trưởng giả học làm sang” - Mô li E)
 A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức: Giúp học sinh qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động, Mô -li - e đã rất chế giễu tính cách rởm đời, học làm sang của gã trưởng giả Giuốc - Đanh gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả và người đọc.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc kịch bản văn học theo kiểu phân vai, tìm hiểu tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói, hành động và mâu thuẫn kịch.
 3. Thái độ:Giáo dục đức tính khiêm tốn, sống chân thật, phê phán thói học làm sang kệch cỡm, lố bịch, trở thành trò cười cho mọi người.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2.Kiểm tra bài cũ : 
 1. Theo Ru - Xô, “ Đi bộ ngao du” giúp ta điều gì quan trọng nhất?
2. Mục đích của Ru - Xô qua văn bản?
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Hs đọc thầm chú thích sgk.
? Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Mô li e?
? Vài nét về hài kịch “ Trưởng giả học làm sang”?
? Nêu vị trí của đoạn trích sgk?
- Hình thức: Phân vai
+Giuốc đanh: Giọng ông chủ giàu có nhưng ngu ngơ, háo danh, dễ lừa phỉnh.
+ Phó may và thợ phụ: Giọng khéo léo chiều khách, nịnh hót nhưng thâm tâm lại biết rõ và coi thường vị khách sộp nhưng ngu ngốc này.
- Giải thích một số từ khó.
? Văn bản thuộc thể loại? Em hiểu hài kịch? Hài kịch khác bi kịch?
GV: là một thể loại kịch đối lập với bi kịch. Trong tính cách, hành động nhân vật thể hiện dưới dạng buồn cười ẩn chứa cái hài..."Phê phán cái xấu, lố bịch... trong xã hội.
? Đoạn trích gồm mấy cảnh? Đó là những cảnh nào?
Cảnh này phân tích theo cách kẻ bảng.
Bảng phụ
? Ông Giuốc đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì?Sự việc nào là chủ yếu? 
? Ông Giuốc Đanh phát hiện ra diều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?
? Tại sao Giuốc Đanh lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây chứng tỏ thêm điều gì về tính cách cuả ông?
? Kịch tính mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện ở chỗ nào?
- Hs dựa vào chú thích trả lời.
- Hài kịch kết thúc nhất thiết phải có hậu.
+ Trưởng giả: Nhà giàu, tư sản giàu có nhờ buôn bán, làm ăn.
Phân biệt với địa chủ và quý tộc: Dòng họ quyền quý cao sang 
(được vua chúa phong chức tước).
Cuộc đối thoại xoay quanh những sự việc: Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, bộ lễ phục.
- Cảnh trước: có 2 người là ông Giuốc-đanh và bác phó may nói với nhau ( chủ yếu đối thoại có kèm theo cử chỉ động tác)
- Cảnh sau: có 2 người là ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ (4 tay xúm xít xung quanh) nhộn nhịp hơn, có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.
- Xoay quanh những sự việc: đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ nhưng chủ yếu là bộ lễ phục.
- Phát hiện hoa may ngược
 ông Giuốc-đanh kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá sang trọng, học đòi nên d bị lừa, bị qua mặt.
- Hs thảo luận phát biểu ý kiến. 
Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê trách may áo ngược hoa) nay chuyển sang thế chủ động tấn công bằng 2 đề nghị liên tiếp. Còn ông Giuốc-đanh từ chỗ khó tính khe khắt chủ động tự nhiên trở thành bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
- Mô li e ( 1622-1673) nhà soạn kịch lớn của Pháp, chuyên viết và diễn hài kịch.
2. Tác phẩm:
 - “ Trưởng giả học làm sang” - 1760 có 5 hồi ( Gã tư sản học làm người quý tộc).
- Đoạn trích cảnh 5 - cảnh ccuối hồi 2.
- Hài kịch ( kịch vui, kịch ccười).
III. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc và chú thích.
2. Thể loại.
- Hài kịch (kịch vui, kịch ccười).
3. Bố cục : 2 cảnh.
a. Ông Giuốc Đanh và phó may.
b. Ông Giuốc Đanh và tay thợ phụ.
4. Phân tích:
a. Ông Giuốc - Đanh và phó may.
 * Ông Giuốc đanh.
+ Phát hiện may hoa ngược.
+ Tin ngay, rút lui ý kiến.
[Kém hiểu biết, thích danh giá, sang trọng, học đòi.
 * Phó May
+ May hoa ngược.
+Lí luận: Như cách mặc của các nhà quý phái.
"Lý luận không có cơ sở, không đáng tin cậy.
4. Củng cố : 
Cho học sinh đọc phân vai.
Nhận xét kết quả đọc.
5. Hướng dẫn :
- Học bài.
- Đọc và soạn tiếp phần 2.
************************************************
Tiết 118
 Văn bản : 	
ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 ( Trích hài kịch “Trưởng giả học làm sang” - Mô li E)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Giúp học sinh qua lớp hài kịch ngắn nhưng rất sinh động, Mô li e đã chế giễu tính cách rởm đời học làm sang của gã trưởng giả Giuốc đanh.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc kịch bản, tìm tính cách nhân vật hài kịch qua lời nói, hành động...
 3. Thái độ : Phê phán thói học đòi làm sang, kịch cỡm, lố bịch, trở thành trò cười...
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2.Kiểm tra bài cũ : : ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của Giuốc đanh thể hiện ntn? Và bị lợi dụng ra sao? 
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc lại đoạn đầu đoạn trích sgk.
GV khái quát lại nd bài phần 1 và dẫn dắt vào nội dung tiết học.
? Khi Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải thì phó may đối phó bằng cách nào?
Cách đối phó này có t/d gì?
? Nhân xét về cách xd tình tiết? Tác dụng của nghệ thuật đó?
- Hs đọc lại đoạn 2.
? Tay thợ phụ gọi ông giuốc đanh là gì? Hắn thay đổi cách gọi này mấy lần?Nghệ thuật
? Có phải hắn thật lòng kính trọng ông chủ? Thực chất của cách xưng hô này?
? Việc thưởng tiền mấy lần của Giuốc đanh chứng tỏ lão đang khao khát cái gì? Chứng tỏ lão là người ntn?
? Điều gì cuốn hút em trong đoạn truyện vừa được phân tích?
? Mục đích của Mô li e khi viết nên hài kịch này?
- Hs phân tích , phát biểu.
Nước cờ khá cao tay vì nó đánh trúng vào tâm lí ông Giuốc-đanh đang muốn học đòi làm sang.
- Hs chú ý sgk tìm chi tiết.
Hs thảo luận phân tích, phát biểu.
- Tâng bốc địa vị xã hội ông Giuốc-đanh.
- Phép tăng cấp: ông lớn cụ lớn đức ông.
- Vì muốn moi tiền.
 nịnh hót moi tiền
Hs khái quát về tính cách nhân vật
Hs khái quát nội dung và nghệ thuật
Hsinh bày tỏ quan niệm của mình về nhân vật.
I. Tác giả - tác phẩm.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc và chú thích.
2. Thể loại.
3. Bố cục.
4. Phân tích.
a. Ông Giuốc đanh và ông phó May.
+ Phát hiện bị bớt vải.
+ Phó may nhanh chóng lảng sang chuyện thử áo.
[Gây cười ( thêm một tình tiết gây cười).
b. Ông giuốc đanh và bốn tay thợ phụ.
+ Bẩm ông lớn.
+ cụ lớn.
+ đức ông.
+ Tướng công.
- Phép tăng cấp
( Không phải là một tiếng tầm thường).
[ Sẵn sàng vung tiền không tiếc để mua sự tăng bóc hão.
[ Ngu ngơ chỉ vì học đòi làm sang trở nên kệch cỡm, lố bịch, lực cười.
III. Tổng kết.
1 Nghệ thuật:Khắc hoạ tính cách nực cười.
2 Nội dung:Chế giễu tính cách rởm đời học làm sang của Giuốc đanh nhằm phê phán cái xấu, lỗi thời, lố bịch trong xã hội pháp đương thời.
IV. Luyện tập.
Hãy bày tỏ ý kiến về của mình về nhân vật Giuốc đanh.
4. Củng cố 
:? Tại sao nói Guốc đanh là nhân vật bật hủ?
Học sinh thảo luận.
Là nhân vật gây cười.
 Cười vì ông Giuốc-đanh ngu dốt không biết gì chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị lợi dụng để kiếm trác. Cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng mặc áo hoa ngược mới là sang, ông cứ moi tiền mãi để mua lấy danh hão.
- Cười khi trên sân khấu ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo để mặc bộ lễ phục lố lăng ... mà vẫn vênh vang ra vẻ quý phái.
5. Hướng dẫn : - Học bài.
 - Đọc tóm tắt.
 - Soạn chương trình địa phương.
******************************************************
Tiết 119
 Tiếng Việt 	
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU (TIẾP)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức : Củng cố lại khái niệm về trật tự từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp.
 2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng sắp xếp trật tự từ nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.
 3. Thái độ : Tích cực, tự giác trong học tập.
B.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ.
- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2. Kiểm tra bài cũ : H: Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu?
 H: Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ? 
 3. Bài mới : 
Hoạt động - của trò
Nội dung cần đạt
Bài tập 1:
a Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến.
b Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
H: Trật tự các từ và cụm từ in đậm trong BT a, b thể hiện mqh giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị ntn?
Hs thảo luận và làm bài
Bài tập 2:
a, Cùng lắm , nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
b, Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước cách mạng tháng tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
c, Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
d , Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.
H: Vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu?
Hs thảo luận và lí giải
Hs trình bày
H: Các câu a, b ở đây có gì khác nhau? 
Cách sắp xếp của tác giả hợp lý chưa?
Hs thực hiện yêu cầu của đề.
Bài tập 1:
a.Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ , động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
b. Trật tự từ , cụm từ thể hiện thứ tự các việc chính, việc phụ hoặc thường xuyên hàng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Bài tập 2:
a. Lặp lại “ ở tù” để tạo liên kết câu.
b. Lặp lại “ Vốn từ vựng” để tạo liên kết câu.
c. Lặp lại cụm từ “ Còn một trâu và một thúng gạo” để tạo liên kết câu.
d. Lặp cụm từ “ Trong sự thắng lợi ấy” để tạo liên kết câu.
Bài tập 3:
a Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn.
b Đảo trật tự để nhấn mạnh hành ảnh đẹp.
Bài tập 4:
a, Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.[ mtả bình thường.
b,Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa [ Đảo trật tự ở cụm C- V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật.
- Căn cứ vào văn cảnh chọn câu b là phù hợp.
Bài tập 5:
Cách sắp xếp của tác giả là hợp lí vì:
+ Xanh; màu sắc, đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy.
+ Nhũn nhặn: Tính khiêm tốn, phải có thời gian tìm hiểu mới biết được.
+ Ngay thẳng : Phẩm chất tốt đẹp,cũng phải có thời gian tìm hiểu .
+Thuỷ chung: Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được
+ Can đảm : Phẩm chất tốt đẹp, phải qua thử thách mới biết được.
4. Củng cố : Nhận xét về ý nghĩa của các câu văn khi có sự thay đổi trật tự từ ngữ?
 1a, Hôm nay tôi đọc báo ( Hôm nay: trạng ngữ chỉ thời gian).
 b, Tôi đọc báo hôm nay ( Hôm nay : định ngữ của báo).
 2 a, Bao giờ anh về? ( Bao giờ : thời “ tương lai”, sự việc chưa xảy ra).
 b , Anh về bao giờ? ( Bao giờ : thời “ quá khứ” , sự việc đã xảy ra.
 3a, Thầy giáo giảng hai giờ? ( Hai giờ : Bổ ngữ cho “ giảng”.
 b , Hai giờ thầy giáo giảng ( Hai giờ : trạng ngữ của câu).
 5. Hướng dẫn :
- Học lại lí thuyết.
 - Làm bài tập còn lại.
 - Đọc bài mới.
 .............................................................................
Tiết 120
Tập làm văn 	
LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ 
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:
1. Kiến thức: Giúp hs củng cố những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và luyện tập cách đưa những yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách có hiệu quả.
 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng xác định và hệ thống hoá luận điểm, tìm và chọn các yếu tố tự sự, miêu tả, tìm cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận cho phù hợp và hiệu quả.
 3. Thái độ : Tích cực học tập.
B. CHUẨN BỊ: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
GV và HS cùng chuẩn bị đề bài.
 Chạy đua theo trang phục mốt có phải là việc làm đúng đắn của người hs có văn hoá?
 Yêu cầu chuẩn bị: - Xác định kiểu bài nghị luận.
Xác định hệ thống luận điểm.
Hệ thống hoá luận điểm thành dàn ý.
Xác định các yếu tố tự , miêu tả.
Chọn cách đưa vào luận điểm.
Viết thành một đoạn hoàn chỉnh
	 -Thầy: - Giáo án
 - Bảng phụ
C: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp
D:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Tổ chức:	8A: ../../..: Sĩ số: 33 / Vắng:..
	 	8B: ../../..: Sĩ số:30 /Vắng:..
	 2. Kiểm tra bài cũ : GV ktra sác xuất tình hình chuẩn bị luận điểm, dàn ý và đoạn văn hoàn chỉnh của một số học sinh trong lớp, nêu nhận xét sơ bộ. 
 3. Bài mới : 
Hoạt động của thày - trò
Nội dung cần đạt
GV kt sự chuẩn bị bài của HS.
Hs trình bày sự chuẩn bị
Gv chép đề bài lên bảng.
H: Xác định kiểu lập luận và yêu cầu nội dung?
- HS thảo luận .
Nhóm trưởng trình bày.
- Sắp xếp các luận điểm thành dàn ý.
Gv tổ chức hs thảo luận nhóm sắp xếp và hoàn chỉnh hệ thống luận điểm.
- HS phát biểu
HS chú ý đv a
H: Tìm yếu tố tự sự và mtả trong đv?
H: Các yếu tố đó đã được đưa vào đoạn văn ntn?để phục vụ cho luận điểm nào?
H: Nếu bỏ các yếu tố đó thì kq nghị luận sẽ ra sao?
- HS đọc đv sgk.
H: So sánh các yếu tố tự sự và mtả của đoạn văn này có gì khác đoạn văn trên?
- HS viết bài và trình bày trước lớp.
GV cùng học hs nhận xét.
Chú ý đv phải có ít nhất từ 3 -5 câu có yếu tố tự sự miêu tả.
I. Chuẩn bị ở nhà.
II. Luyện tập trên lớp.
Đề : “ Trang phục và văn hoá”.
- Kiểu bài : Nghị luận giải thích.
- Nd : Vấn đề trang phục hs và văn hoá, chạy đua theo mốt không phải là người hs có văn hoá.
1. Xác lập luận điểm và xây dựng dàn ý:
A. Mở bài ( Nêu vấn đề).
B. Thân bài ( Hệ thống các luận điểm).
a. Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện văn hoá của con người nói chung và học sinh trong nhà trường nói riêng.
b. Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất. Mốt t/h trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục chứng tỏ một phần của con người hiểu biết, lịch sự, có văn hoá.
c. Nhưng chạy đua theo mốt trang phục trong nhà trường lại là vấn đề cần xem xét lại.
d. Vì có người cho rằng chạy theo mốt mới là con người văn minh sành điệu, có văn hoá.
e. Chạy theo mốt tai hại, tốn kém tiền bạc, lơ là học tập dễ coi thường bạn bè, người khác...
g. Người hs có văn hoá không chỉ là học giỏi, chăm ngoan... mà trong cách trang phục cần giản dị , phù hợp.
h. Bởi vậy lựa chọn trang phục không nên đua đòi, chạy theo mốt.
C. Kết luận:
- Tự nhận xét về trang phục bản thân.
 - Lời khuyên các bạn đang chạy theo mốt.
2. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Luận chứng trở lên sinh động.
- Thể hiện qua từ ngữ, câu văn, giọng văn cũng góp phần làm cho luận điểm càng chặt chẽ, thuyết phục.
- Dẫn chứng đv b tập trung kể, tả.
đv a là nhiều sự việc, hình ảnh rút ra từ thực tế.
* Luyện tập.
Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả sau đó trình bày trước lớp.
4. Củng cố :
H: Qua làm bài tập em khẳng định một lần nữa vai trò của tự sự- miêu tả?
 Yếu tố miêu tả và tự sự giúp bài văn nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu sức thuyêt phục.
5. Hướng dẫn : 
- Học bài.
- Làm bài tập.
- Đọc “Chương trình địa phương phần văn”.
Ngày 28 tháng 3 năm 2011
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docTuan 30 8.doc
Giáo án liên quan