Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Lê Lợi

1. Mục tiêu cần đạt

1.1/ Kiến thức:

- H hiểu thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản, gần gũi.

- Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng nghĩa đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ.

1.2/ Kĩ năng

- Biết cách tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

GD KNS: Tư duy sáng tạo: phân tích đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về trường từ vựng; Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm của trường từ vựng là từ nhiều nghĩa - hiểu và tạo lập văn bản tạo nên các trường từ vựng đặc sắc. (Sử dụng các PP: động não, thực hành).

1.3/ Thái độ

- Giáo dục ý thức sử dụng trường từ vựng trong giao tiếp.

GD đạo đức: giáo dục về các giá trị TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC,

*Năng lực: Phát triển năng lực đọc-hiểu,hợp tác và tư duy sáng tạo

2. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, SGV, STK > soạn bài, bảng phụ, bảng nhóm

- Trò: Theo hướng dẫn tiết 6 (Tìm ra mối liên hệ trong nội dung bài học + Từ điển TV)

3.Phương pháp

 P2: quy nạp - luyện tập – thực hành

4. Tiến trình bài dạy

4.1. Ổn định

 Sĩ sỗ Lớp 8V: 28 Vắng:

4.2.Kiểm tra (5’)

4.3/ Bài mới

 

doc35 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghĩa đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ...
1.2/ Kĩ năng
- Biết cách tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
GD KNS: Tư duy sáng tạo: phân tích đối chiếu các ngữ liệu để tìm hiểu về trường từ vựng; Kĩ năng giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm của trường từ vựng là từ nhiều nghĩa - hiểu và tạo lập văn bản tạo nên các trường từ vựng đặc sắc. (Sử dụng các PP: động não, thực hành). 
1.3/ Thái độ
- Giáo dục ý thức sử dụng trường từ vựng trong giao tiếp.
GD đạo đức: giáo dục về các giá trị TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC,
*Năng lực: Phát triển năng lực đọc-hiểu,hợp tác và tư duy sáng tạo
2. Chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, STK > soạn bài, bảng phụ, bảng nhóm
- Trò: Theo hướng dẫn tiết 6 (Tìm ra mối liên hệ trong nội dung bài học + Từ điển TV)
3.Phương pháp
 P2: quy nạp - luyện tập – thực hành
4. Tiến trình bài dạy
4.1. Ổn định 
 Sĩ sỗ Lớp 8V: 28 Vắng:
4.2.Kiểm tra (5’)
4.3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
HS1: Em hiểu thế nào về cấp độ khái quát nghĩa của từ? 
? Từ nào có nghĩ bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, lụt sư, nông dân, công dân, nội trợ.
A. Con người C. Nghề nghiệp
C. Môn học D. Tính cách
* Yêu cầu:
Sự khái quát có mức độ từ nhỏ đến lớn giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Phương án C
HS2: Tìm nghĩa rộng hơn, hẹp hơn từ “hoa”. Vẽ cấp độ khái quát ? Nói về hoa có thể nói đến những phương diện nào ?
* Yêu cầu:
- Vẽ cấp độ khái quát: Thực vật=> Hoa=> Hoa lan, hoa huệ, hoa đào
- Nói về hoa có thể nhắc tới những phương diện: tên, màu sắc, hương thơm... 
 GHI BẢNG
I/ Thế nào là trường từ vựng?
 1. Phân tích ngữ liệu
GV: Những từ ngữ chỉ hoạt động của con người lên đối tượng ?
Hoạt động của tay: túm, nắm...
Hoạt động của đầu: húc, đội...
Hoạt động của chân: đá, đạp...
GV: Mỗi nhóm từ đó là một trường từ vựng (đều có một nét chung về nghĩa). Em hiểu thế nào là trường t vựng?
H: Trình bày
GV yêu cầu H đọc ghi nhớ SGK 21
GV: Tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc hoặc chỉ phương tiện học tập?
- Tr tvựng chỉ màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng.
- Trường từ vựng chỉ phương tiện học tập: Sách, vở, bút thước, con pa.
GV:Cơ sở để hình thành trường từ vựng ?
- Là đặc điểm chung về nghĩa (không có đặc điểm chung thì không có trường từ)
 Xét VD Phần (a)
GV: Trường từ vựng về mắt có những trường từ vựng nào nhỏ hơn?
- Bộ phậ của mắt: Lòng đen, trắng, con ngươi, lông mày...
- Đặc điểm của mắt: Đờ đẫn,sắc, chói, hoa...
- Bệnh về mắt: cận thị, quáng gà, viễn thị.
- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, liếc, nhòm
GV: Từ VD trên em rút ra lưu ý gì? VD khác?
- Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
* VD: Trường từ vực hoạt động vật lí của người gồm nhiều trường từ vực nhỏ hơn:
+ Hoạt động của tay: túm, nắn, cắn, xé, cấu, chặt...
+ Hoạt động của chân: Đá, đập, đạp...
+ Hoạt động của đầu: Đội, húc...
+ Hoạt động rời chỗ: Chạy, nhảy, đi, bò, lên, xuống...
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi...
GV: Qua VD a, hãy cho biết một trường từ vựng có phải chỉ do một loại từ đảm nhiệm không?
H: Trình bày.
 Xét VD Phần (c)
GV: Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa?
- Một từ nhưng đảm nhiệm nhiều nghĩa khác nhau.
GV: Cho biết "ngọt" là từ nhiều nghĩa có thể hợp những trường từ vựng nào? 
GV: Qua đó em hãy cho biết hiện tượng từ nhiều nghĩa có quan hệ như thế nàovới trường từ vựng? 
H: Trình bày SGK
GV: H đọc đoạn trích(VD SGK), nêu nội dung và xuất xứ đoạn văn?
- Tình cảm của lão Hạc với con chó vàng (lão nói chuyện với nó khi ăn cơm )
GV: Em hiểu gì tình cảm của lão Hạc với con chó qua đoạn văn ?
- Yêu thương, coi nó như đứa con nhỏ
GV: Tình cảm ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào? cho biết các từ in đậm ấy vốn thuộc trường từ vựng nào trong vb này chuyển sang trường từ vựng nào?
- Tg đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng người sang trường từ vựng thú vật để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ, khả năng diễn đạt.
GV: Cho H đọc phần lưu ý Sgk
\
/ Lưu ý:
- Một trường từ vựng có thể gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
- Một trường từ vựng có thể bao 
gồm những từ khác biệt về từ loại
- Do hiện tượng nhiều nghĩa từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác.
- Trong văn thơ... thường sử dụng cách chuyển từ vựng để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ
II, Luyện tập (20’)
1/ Bài tập 1: SGK/18
Tìm các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt"
 Ví dụ: Thầy, mẹ, mợ, cô, con, em...
2/ Bài tập 2: SGK/18
 (Chia nhóm)
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dây từ sau
a, Phương tiện đánh bắt thuỷ sản
b, Đồ dùng để chứa đựng
c, Hoạt động của chân
d, Trạng thái tâm lí của người
đ, Tính nết của người
e, Bút
3/ Bài tập 3: SGK/18
- Xác định trường từ vựng của các từ in đậm
- Trường thái độ của con người: Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm...
4/ Bài tập 4: SGK/18 
 (Thảo luận nhóm bàn)
 Khứu giác: Mũi, thơm, thính
 Thính giác: Tai, nghe, thính, điếc
5/ Bài tập 5: SGK/18
Tìm các trường từ vựng của 1 từ
- Lạnh 1: Có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với mức được coi là trung bình(Nóng, ấm, mát...) 
- Lạnh 2: Có cảm giác lạnh hoặc cảm giác tg tự thg do sợ hãi(lạnh lẽo)
- Lạnh 3: tỏ ra không có chút t/c gì trong quan hệ người với người(lạnh lùng, lạnh nhạt, nồng ấm, nồng hậu)
- Lưới 1: Đồ đan bằng các loại sợi, có mắt và nhiều hình dáng khác nhau có nhiều công dụng để ngăn chặn đánh bắt cá, chim
=> Công cụ đánh bắt cá: Lưới câu, lờn, giậm, vó
- Lưới 2: Đánh bắt cá bằng lưới
=> Hành động đáng bắt cá: Lưới, câu, đánh giậm, thả vó
- Lưới 3: Dùng trong 1 tổ hợp từ như mạng lưới
=> Kĩ thuật chiến thuật: lưới điện, lưới lửa phòng không, mạng lưới cán bộ.
6/ Bài tập 6: SGK/18
Hiện tượng chuyển trường từ vựng
? Các từ: Chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn thường dùng ở lĩnh vực quân sự nhưng ở đây được dùng để nói về lĩnh vực nào?
 Các từ in đậm đã chuyển từ từ trường từ vựng quân sự => trường từ vựng nông nghiệp
7/ Bài tập 7: SGK/18
Viết đoạn văn có ít nhất 5 từ cùng một trường từ vựng
VD; Trường từ vựng " Trường học"
+ Trường, lớp, sân trường, phòng thí nghiệm
+ Thầy giáo, cô giáo, bạn...
4.4.Củng cố (2’)
 ? Thế nào là trường từ vựng? Những lưu ý về trường từ vựng?Ví dụ minh hoạ
4.5 Hướng dẫn bài học (3’)
* Hoàn thành các bài tập (chú ý bài 7)
- Viết đoạn văn chủ đề “Mái trường” trong đó sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng.
* Chuẩn bị cho bài: Bố cục của văn bản 
 Ôn bài : + Bố cục của các phương thức VB đã học
 + Chủ đề của VB Bố cục của VB 
5. Rút kinh nghiệm\
Ngày soạn: Tiết 7,8 
Ngày giảng
	Văn bản :	TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
1. Mục tiêu cần đạt 
1.1/ Kiến thức 
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại
- Cảm nhận được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến đương thời và tình cảnh đau thương của người lao động cùng khổ trong xã hội ấy. Thấy được quy luật của hiện thực: Có áp bức, có đấu tranh. Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của con người phụ nữ nông dân. 
- Thấy đựơc nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả: cách tạo tình huống, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
1.2/ Kĩ năng
* Rèn kĩ năng tóm tắt, cảm thụ tác phẩm văn học. 
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp những phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự theo huynh hướng hiện thực.
+ Kĩ năng giao tiếp: bộc lộ sự sẻ chia, đồng cảm trước nỗi đau, sự bất hạnh của gia đình chị Dậu trong xã hội cũ. 
+ KN tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về sự nhẫn nhịn của chị Dậu cũng như sức phản kháng mạnh mẽ của chị trước sự tàn bạo thiếu nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. + KN ra quy ết định: nhận thức và xác định được XHPK nửa thực dân xưa con người không được quan tâm nhưng chị Dậu vẫn sáng ngời lên tấm lòng yêu thương chồng con tha thiết, và có sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ 
1.3/ Thái độ
- Giáo dục tinh thần nhân đạo, yêu thương con người lao động đau khổ áp bức.
- GD đạo đức: Biết cảm thông sâu sắc, giáo dục cho HS biết tôn trọng những người nông dân, họ tuy nghèo nhưng có phẩm chất cao quí: nhân hậu, giàu lòng tự trọng, rất mực yêu thương chồng con. Có ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội. 
=> giáo dục về giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TỰ DO...
*Năng lực: Phát triển năng lực đọc-hiểu,hợp tác và tư duy sáng tạo
2. Chuẩn bị: 
* HS: Theo hướng sẫn CB T8
 Tìm đọc “Tắt đèn” – NTT 
* GV: 
- Tham khảo “Ngô Tất Tố” với tác phẩm trong nhà trường, ảnh chân dung Ngô Tất Tố
- Nghiên cứu phần lưu ý SGV T25 
3. Phương pháp: 
- Nêu vấn đề – Phân tích – Bình giảng .
- Phương pháp thảo luận nhóm, viết sáng tạo.
4. Tiến trình giờ dạy: 
4.1. Ổn định tổ chức: 	Sĩ số 8B : (Vắng : )
4.2. Kiểm tra (5’) 
? Văn bản “Trong lòng mẹ” để lại cho em những suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến? 
(Họ là nạn nhân của những cổ tục định kiến nặng nề, hẹp hòi, họ chịu nhiều thiệt thòi....) 
4.3. Bài mới: 
* Đặt vấn đề: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không chỉ là nạn nhân của những cổ tục nặng nề mà trong xã hội ấy họ còn phải chịu biết bao khổ đau, bất hạnh... Song ở họ vần toát lên vẻ đẹp của đức hy sinh và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Điều đó được thể hiện rõ nét qua nhân vật chị Dậu – linh hồn của tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
GV: Giới thiệu chân dung tác giả Ngô Tất Tố.
? Tóm tắt những nét nổi bật về tác giả?
 - Phần dấu * trong SGK - T31 
GV: NTT không những là một nhà văn mà còn là một nhà học giả có nhiều công trình khao cứu có giá trị về triết học và văn học cổ, một nhà báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật
GV: Vũ Trọng Phụng nhận xét: “Ngô Tất Tố là một tay ngôn luận xuất xắc trong đám nhà nho” 
? Kể tên những tác phẩm chính của Ngô Tất Tố? 
? Tóm tắt tác phẩm “tắt đèn”? 
? Giới thiệu khái quát về tác phẩm? 
* “Tắt đèn” là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước CM tháng 8. 
* Nhân vật chính: Hình tượng chị Dậu – hình tượng điển hình của người phụ nữ nhân dân Việt nam trước CM tháng 8. 
* Đề tài của “Tắt đèn” giải thích thuế dân là thứ thuế dã man nhất trong các loại thuế. Nộp bằng tiền: Người đàn ông là dân thường tuổi từ 18 đến 60 hàng năm phải nộp cho người phong kiến thực dân. 
? Vị trí của đoạn trích ? 
GV: “Tắt đèn” được Vũ trọng Phụng gọi là “Một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội...hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác trùng lai chưa từng thấy”
GV hướng dẫn đọc: Chú ý giọng văn đối thoại 
Đọc phân vai 
- Dẫn chuyện 
- Chị Dậu 
- Cai lệ + Anh Dậu => Nhận xét. 
- Đọc mẫu: Từ đầu -> vẻ mặt băn khoăn => RKN
? Trong VB có 1 số từ ngữ cũ ít quen thuộc với các em như: Sưu, xái, lực điền, hạu cần. Hãy giải thích ?
H: Chú thích SGK: 3, 4, 6, 9, 11.
? "Tức nước vỡ bờ" theo em thành ngữ ấy nói về điều gì? Điều ấy được thể hiện trong đoạn trích này ntn?
- Tức nước vỡ bờ chỉ hiện tượng, trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra.
- Trong trường hợp này "tức...bờ" chỉ việc bị chèn ép, áp bức sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối, phản kháng lại.
? Xác định phương thức biểu đạt và thể loại của văn bản? 
?Với phương thức biểu đạt ấy, em hãy nêu nội dung chính của đoạn trích? 
? Câu chuyện diễn ra ở những sự việc chính nào? Dựa vào các sự việc đó, em hãy nêu bố cục của văn bản? 
- Chị Dậu ân cần chắm sóc chồng đau ốm. 
- Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. 
=> Đoạn 1: Từ đầu -> hay không 
 Đoạn 2: Tiếp -> hết. 
? Các sự việc trên xoay quanh nhân vật nào? Từ đó em hãy xác định nhân vật chính của ĐT? 
- Chị Dậu 
? Tình thế của gia đình chị Dậu trước khi bọn cai lệ xông vào thúc sưu như thế nào? 
- Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt. Chị Dậu đã phải bán con và đàn chó mà vẫn thiếu tiền sưu của người em chồng đã chết. 
- Thiếu đói không còn một hạt gạo, được bà láng giềng cho một ít gạo nầu cháo. 
- Anh Dậu bị đánh ngất sửu vừa tỉnh -> có nguy cơ lại bị bắt, có thể bị bắt trói, đánh đập, hành hạ bất cứ lúc nào. 
=> Nhiệm vụ chị Dậu giờ đây là bảo vệ chồng khỏi tình thế nguy ngập.
? Em có suy nghĩ gì về tình thế gia đình chị Dậu lúc bấy giờ ?
- Cuộc sống gia đình chị vô cùng nghèo khổ, không có lối thoát => Gánh nặng gia đình trút cả lên vai chị Dậu. 
GV: Tình thế của chi Dậu lúc bấy giờ thật là cùng đường, khốn quẫn, lại thân cô thế cô, Bên cạnh người chồng bị đánh trói, ốm thập tử nhất sinh vừa mới tỉnh dậy và hai đứa con nhỏ.
?Qua 1 vài chi tiết đó em hình dung gì về không khí làng quê nơi gia đình chị Dâu sống ?
- Cả làng bị đốc thuế, bị tróc sưu.... Thứ thuế nộp bằng tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 60 tuổi, hàng năm phải nộp cho n2 PKTD sưu còn có nghĩa là công việc nặng nhọc mà người dân đinh phải làm cho nhà nước trong XH cũ
 => XH tàn nhẫn bất công, không có luật lệ
? Mặc dù trong tình cảnh khốn khó và nguy kịch song chị Dậu vẫn chu đáo, yêu thương chồng con. Em hãy chứng minh? 
- Cháo chín: Múc la liệt, quạt cho chóng nguội. 
- Rón rén bưng một bát lớn đến cho chồng: Thầy em... 
- Ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không? 
? Ngay ở phần đầu văn bản điều gì khiến em cảm động? 
- Tình làng xóm: bát gạo của bà lão “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. 
- Tình cảm vợ chồng thắm thiết. 
? Từ hình ảnh cảm động ấy, tác giả đã tạo ra một phép tương phản. Em hãy chỉ ra?Tác dụng? 
- Tình cảm con người >< không khí căng thẳng của vụ thuế. 
=> Tình cảnh khốn khó của anh Dậu = tạo tình huống truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến cao trào. 
GV: Tình thế này có thể coi là thế “tức nước đầu tiên” được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đây thấy rõ tình yêu thương của chị Dậu đối với chồng mình. Chính tình yêu thương này đã quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo.
A/ Giới thiệu chung 
1. Tác giả: 
+ Ngô Tất Tố (1893-1954) 
+ Là một trong những nhà văn xuất xắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng 8. 
+ Nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực.
+ Đề tài sáng tác của ông chủ yếu viết về người nông dân. 
2. Tác phẩm: 
- “Tắt đèn” được coi là tác phẩm kiệt tác, tiêu biểu cho trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. 
*“Tức nước vỡ bờ”: Trích trong chương XVIII của tác phẩm. 
B/ Đọc-hiểu văn bản 
1. Đọc – Chú thích 
2. Kết cấu- Bố cục: 
* Phương thức : Tự sự
* Thể loại : Tiểu thuyết
* Đại ý: Tình thế bế tắc của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu trước tên cai lệ và người nhà lí trưởng. 
* Bố cục: 2 đoạn 
3. Phân tích 
a. Tình thế của chị Dậu 
- Tình thế hết sức căng thẳng, nguy kịch và cơ cực. 
- Chị Dậu hiền dịu, chu đáo, yêu thương chồng con. 
4.4. Củng cố : (1’) 
4.5. Hướng dẫn chuẩn bị: (2’) 
a) Học bài cũ : + Tóm tắt văn bản khoảng 10 dòng theo ngôi kể nhân vật chị Dậu. 
b) Chuẩn bị cho bài mới: tiết 2
5. Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn: Tiết 8 
Ngày giảng
 TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)
1. Mục tiêu cần đạt ( Như tiết trước)
2. Chuẩn bị: 
* HS: Theo hướng sẫn CB T8
 Tìm đọc “Tắt đèn” – NTT 
* GV: 
- Tham khảo “Ngô Tất Tố” với tác phẩm trong nhà trường, ảnh chân dung Ngô Tất Tố
- Nghiên cứu phần lưu ý SGV T25 
3. Phương pháp: 
- Nêu vấn đề – Phân tích – Bình giảng .
- Phương pháp thảo luận nhóm, viết sáng tạo.
4. Tiến trình giờ dạy: 
4.1. Ổn định tổ chức: 	
4.2. Kiểm tra (5’) 
? Tóm tắt văn bản « Tức nước vỡ bờ » ?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
? Phần 2 của văn bản xuất hiện thêm nhân vật nào? 
- Cai lệ 
- Người nhà lí trưởng.
? Chúng x hiện ở nhà chị Dậu trong h cảnh như thế nào?
- Chị Dậu đang chờ xem chồng ăn có ngon miệng không
- Anh Dậu uể oải, run run...
? Chị Dậu sẽ phải làm gì trong tình thế nguy ngập ấy? 
? Vai trò của cai lệ và người nhà lý trưởng là tróc sưu. Em hiểu gì về chức cai lệ? 
- Là tên cai chỉ huy một tốp lính vệ, là chức quan thấp nhất trong quân đội thực dân phong kiến. 
- Trong bộ máy chính trị hắn là tên tay sai mạt hạng.
? Trong vụ thuế này hắn có nhiệm vụ gì? 
- Là tên tay sai chuyên nghiệp đắc lực của quan phủ, giúp bọn lí dịch tróc sưu của nhân dân. Có thể nói đánh trói người là nghề của hắn, được hắn làm với một kĩ thuật thành thạo và sự say mê. 
? Hình ảnh tên cai lệ hiện lên qua lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào? 
- Sầm sập tiến vào với roi song, dây thừng, tay thước. 
- Gõ đầu dây thét “thằng kia... mau” 
- Trợn ngược hai mắt quát: “mày ... xin khất” 
- Vẫn giọng “hầm hè” “nếu không có tiền nộp sưu...” 
- Đùng đùng giật phắt... chạy sầm sập... tha này... tha này... -> Bịch luôn mấy bịch vào người chị Dậu. 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả? 
- Từ ngữ chính xác, ngôn ngữ, hàng động mạnh dồn dập liên tiếp => nhân vật được khắc hoạ, hiện lên một cách sinh động có giá trị điển hình rõ rệt. 
? Qua đó em thấy nét tính cách nào của tên cai lệ? 
- Hống hách, thô bạo không còn nhân tính (đánh người đang bị ốm nặng)
- Là công cụ sắt với nhiều bản chất dã thú, táng tận lương tâm. 
- Điển hình cho bộ máy cai trị của những kẻ bất lương. 
? Tại sao có thể nói hành động của y là không có nhân tính ?
- Bỏ ngoài tai mọi lời van xin, trình bày có lí, có tình của chị Dậu. Trái lại hắn đáp lại chị bằng những lời lẽ thô tục, hành động đểu cáng, hung hãn, táng tận lương tâm.
GV: Đây là tên tay sai chuyên nghiệp – Là công cụ đắc lực của trật tự xã hội tàn bạo. Ngôn ngữ của hắn không phải là ngôn ngữ của con người mà là ngôn ngữ của loài thú dữ. Dường như hắn không biết nói tiếng người và nghe tiếng nói của đồng loại. 
?Chỉ là tên tay sai mạt hạng nhưng tại sao hắn lại có quyền đánh trói người. Qua nhân vật tên cai lệ, em có thể hiểu gì về bản chất của xã hội phong kiến đương thời?
- Thảo luận
+ Một xã hội đầy rẫy sự bất công, tàn ác. 
+ Một xã hội tồn tại trên cơ sở lí lẽ và hành động bạo ngược. 
GV: Trong bộ máy xã hội đương thời, cai lệ chỉ là gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ nên hắn tha hồ tác oai tác quái. Hắn gây tội ác mà không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho “nhà nước”,“nhân danh phép nước” để hành động. Có thể nói hắn là hiện thân đầy đủ nhất, rõ nhất của xã hội thực dân phong kiến.
? Khi anh Dậu được khiêng trả về nhà như một cái xác không hồn thì mối quan tâm lớn nhất của chị Dậu là cứu cho chồng tỉnh lại. Trước những hành động thô bạo của tên cai lệ, Chị Dậu có những phản ứng như thế nào? 
+ Run run “nhà cháu... cho cháu khất” 
+ Chị vẫn cố thiết tha: khốn nạn... xin ông... 
+ Xám mặt... chạy đến: cháu van ông... tha cho. 
- Hình như tức quá -> liều mạng cự lại “chồng tôi... không được phép” 
=> nghiến răng: Mày... bà cho mày xem -> túm cổ -> ấn dúi -> túm tóc -> lẳng... 
? Em hãy ph tích d biến t trạng Ch Dậu qua những chi tiết? 
Ban đầu: Van xin tha thiết -> liều mạng cự lại. 
+ Bằng lí lẽ (đạo lí con người) 
+ Vụt đứng dậy bằng hành động quyết liệt: Niềm căm giận ngùn ngụt. 
+ Thay đổi trong xưng hô ông cháu -> ông -> tôi -> bà -> mày
+ Hành động van xin -> cự lại -> đánh lại. 
+ Thái độ: Nhẫn nhịn -> căm uất -> giận dữ => phản ứng quyết liệt. 
? Nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật chị dậu của tác giả? 
+ Kết hợp lựa chọn chi tiết điển hình về cử chỉ, lời nói, hành động. 
+ Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự – miêu tả - biểu cảm 
+ Chú ý miêu tả diễn biến tâm lí 
+ Dùng phép tương phản: Chị Dậu >< Cai lệ 
? Từ đó hình ảnh chị Dậu hiện ra như thế nào? 
- Tự bộc lộ. 
? Theo em do đâu chị Dậu lại có sức mạnh quật ngã bọn tay sai như vậy? 
- Do lòng căm thù bọn tay sai. 
- Do lòng yêu thương chồng con sâu sắc. 
? Hành động phản kháng của chị Dậu đã chứng tỏ một quy luật tự nhiên. Đó là quy luật nào? 
- Có áp bức có đấu tranh. 
? Em có suy nghĩ gì về câu nói của chị “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”?
- Chị k chấp nhận sự vô lí bất công – Chị không chịu cúi đầu. 

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc
Giáo án liên quan