Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 8 đến 13 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

Học sinh cần đạt

Kiến thức

- Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật

Kĩ năng

- Vẽ được tranh biểu cảm đồ vật.

Thái độ

- Nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.

Phát triển năng lực

- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.

II.Phương pháp và hình thức tổ chức

- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

III. Đồ dùng và phương tiện

- Sách học Mĩ thuật 5

- Một số tranh vẽ biểu cảm các đồ vật khác nhau

- Mẫu vẽ: bình nước, ấm tích, bát, chai, lọ hoa, ca, cốc, .

- Video, hình minh họa cách vẽ biểu cảm đồ vật

IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 - Chủ đề 8 đến 13 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thảo luận để tìm hiểu về sân khấu và trang trí sân khấu.
- Yêu cầu HS quan sát hình 8.2 SGK để hiểu thêm về hình thức, chất liệu và cách thể hiện.
Giáo viên đặt câu hỏi:
Sân khấu dùng để làm gì?
Cách trang trí có giống nhau không?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý.
- Cách trang trí có những hình ảnh gì? 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK trang 40
2 .Hướng dẫn cách thực hiện.
- Quan sát hình 8.3 và 8.4 SGK để biết cách thực hiện và tạo hình sân khấu.
- GV cho HS quan sát hình 8.5 SGK để các em tự tin hơn khi làm bài.
- Hướng dẫn HS cách làm bài.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 41.
3 . Thực hành.
- GV nêu yêu cầu:
+ Tạo một sản phẩm về trang trí sân khấu.
+Hình thức làm bài: HS có thể tạo hình sân khấu từ nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy bìa, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, que, 
* Vận dụng - sáng tạo.
- Tạo hình các nhân vật theo ý thích.
* Cũng cố dặn dò:
 - Chuẩn bị cho tiết học sau.
- HS giữ trật tự chung.
- HS hát .
- HS đặt đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát tranh đặt câu hỏi theo SGK và trả lời.
- HS quan sát hình 8.2 SGK.
- Lắng nghe.
- Để biểu diễn, diễn kịch
- Không giống nhau tùy thuộc vào nội dung chương trình
- Phông nền, chữ, hình trang trí
- HS đọc ghi nhớ.
- HS quan sát hình SGK để biết cách thực hiện cũng như chất liệu dùng để trang trí sân khấu.
- Tham khảo một số hình ảnh sản phẩm ở hình 8.5 SGK để có thêm ý tưởng tạo hình và trang trí sân khấu.
- Lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 5
CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH 
( Thời lượng 2 tiết) 
Ngày soạn : .. tháng . năm 2020
 Ngày dạy: Ngày . tháng . năm 2020
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh cần đạt:
Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm của một số trang phục quen thuộc.
Kĩ năng
- Biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé dán kết hợp với các chất liệu khác theo ý thích.
Thái độ
- Cảm nhận được về sản phẩm mình
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau 
- tạo hình từ các vật tìm được
- Vẽ theo âm nhạc
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 5.
- Tranh ảnh các trang phục có kiểu dáng trang trí đẹp
- Hình minh họa cách tạo hình trang phục.
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật 5.
- Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
- Kiểm tra đồ dùng
- Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo.
* Khởi động:
Học sinh hát
* Giáo viên giới thiệu bài
- Cả lớp hát
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu học sinh quan sát từng ảnh trong hình 9,1, để tìm hiểu nội dung chủ đề.
Giáo viên đặt câu hỏi
- Các bạn nhỏ mặc những trang phục gì? 
- Họa tiết màu sắc các trang phục đó như thế nào ?
- Trang phục của các vùng miền khác nhau như thế nào?
- Trang phục các mùa như thế nào?
- Chất liệu may trang phục như thế nào?
* giáo viên chốt
Trang phục bao gồm quần áo, váy, mũ, khăn khác nhau về kiểu dáng và màu sắc
Và đươc may phù hợp với thời tiết, hoàn cảnh
- chủ yếu may hoặc dệt bằng vải và sợi
- Quan sát từng ảnh trong hình 9,1, trả lời các câu hỏi.
Học sinh trả lời nội dung câu.
- Mặc váy, áo dài, váy thổ cẩm
- Họa tiết là hình hoa lá, màu sắc rực rỡ.
- Khác nhau về kiểu dáng và màu sắc
- Phù hợp với thời tiết, hoàn cảnh
- chủ yếu may hoặc dệt bằng vải và sợi
 -Yêu cầu học sinh quan sát từng ảnh trong hình 9,2, để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm về trang phục ? 
? Họa tiết màu sắc như thế nào
? Chất liệu được thể hiện bằng gì.
- Quan sát từng ảnh trong hình 9.2, trả lời các câu hỏi.
- Học sinh trả lời nội dung câu hỏi nội dung câu trả lời
2. Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu học sinh thảo lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm trang phục yêu thích.
? Em, sẽ thể hiện trang phục như thế nào, dành cho ai.
? Em chọn hình thức, chất liệu như thế nào để thể hiện?
- Giáo viên tóm tắt:
Cách 1
+ Vẽ dáng người
+ Dựa vào dáng người đã vẽ để ( Vẽ, cắt, xé dán, trang phục, họa tiết trang trí
+ Lựa chọn từ kho hình ảnh sắp xếp thành 1 bức tranh hoàn chỉnh.
+ Lựa chọn thêm hình ảnh khác cho trang phục thêm sinh động.
Cách 2:
- Tạo dáng trang phục
- Trang trí bằng màu sắc và họa tiết.
- Quan sát hình vẽ SGK để tham khảo cách thực hiện.
- Học sinh nêu ý tưởng thực hiện.
- Quan sát 1 số bức tranh trong SGK để có thêm ý tưởng sáng tác.
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát 1 số sản phẩm ở hình 9. 5 để có thêm ý tưởng sáng tác.
3. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh chọn nội dung hình thức thể hiện:
+ Tạo một sản phẩm về trang trí sân khấu.
+Hình thức làm bài: HS có thể tạo hình sân khấu từ nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy bìa, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, que, 
* Vận dụng - sáng tạo.
- Tạo hình các nhân vật theo ý thích.
* Cũng cố dặn dò:
 - Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài cá nhân
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-Học sinh lắng nghe.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 5
CHỦ ĐỀ 10: CUỘC SỐNG QUANH EM 
( Thời lượng 2 tiết) 
Ngày soạn :  tháng  năm 2020
 Ngày dạy: Ngày  tháng . năm 2020
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh cần đạt:
Kiến thức
- Nhận biết được các hoạt động diễn ra xung quanh em
Kĩ năng
- Thể hiện được một số hoạt động quen thuộc trong cuộc sống thông qua các hình thức tạo hình: vẽ, xé, dán, nặn 
Thái độ
- Cảm nhận về sản phẩm của mình
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau 
- Tạo hình 3 chiều, tiếp cận chủ đề
- Vẽ theo âm nhạc
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên
- Sách học mĩ thuật lớp 5; Hình minh họa 2; Tranh ảnh 
 Học sinh
- Sách học mĩ thuật 5; Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Họat động của Giáoviên
Họat động của Học sinh
* Khởi động
1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Quan sát hình 10.1 để tìm hiểu về nội dung, hình thức, chất liệu thể hiện trong các sản phẩm mĩ thuật.
+ Cónhững hoạt động gì ở hình a, b, c, d?
+ Những hoạt động đó diễn ra ở đâu?
+ Màu sắc thể hiện trên sản phẩm như thế nào?
+ Chất liệu gì?
- Giáo viên gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk
* Giáo viên chốt, 
2.Hướng dẫn thực hiện
Tìm hiểu cách thực hiện qua sản phẩm
- Yêu cầu học sinh xem hình 10.2 hoặc hình minh họa của giáo viên chuẩn bị để các em tìm hiểu sản phẩm
- Gợi mở: 
+ Những hoạt động nào thể hiện trong sp?
+ Những vật liệu gì được sử dụng?
+ Hình thức thể hiện sp?
+ Đậm, nhạt, màu sắc có thể hiện trên sản phẩm không?
- Gợi ý cho học sinh lựa chọn nội dung và hình thức, vật liệu để thực hiện tạo hình sản phẩm với chủ đề cuộc sống quanh em
Gợi mở:
+ Em thể hiện hoạt động, sự kiện gì?
+ Em thể hiện quang cảnh ngoài sân hay trong lớp?...
Học sinh hát
- HS quan sát hình 10.1 trả lời
- Hoạt động vui chơi, học tập, múa hát
- Ở trường, trên sân khấu
- Học sinh quan sát và nêu theo nội dung mình quan sát được.
- Vẽ, xé dán
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
Học sinh quan sát
- Quan sát 1 số bức tranh trong hình 10.3 để có thêm ý tưởng sáng tác.
- Học sinh trả lời
- Học sinh lựa chọn nội dung và hình thức, vật liệu để thực hiện tạo hình sản phẩm với chủ đề cuộc sống quanh em của nhóm mình
- học sinh trả lời nội dung, vật liệu, hình thức thể hiện 
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 5
Chủ đề 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT
( Thời lượng 2 tiết) 
Ngày soạn : tháng năm 2020
 Ngày dạy: ngày tháng  năm 20
I. Mục tiêu
Học sinh cần đạt
Kiến thức
- Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật
Kĩ năng
- Vẽ được tranh biểu cảm đồ vật.
Thái độ
- Nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II.Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện
- Sách học Mĩ thuật 5
- Một số tranh vẽ biểu cảm các đồ vật khác nhau
- Mẫu vẽ: bình nước, ấm tích, bát, chai, lọ hoa, ca, cốc, ...
- Video, hình minh họa cách vẽ biểu cảm đồ vật
IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Ổn định tổ chức lớp
*Khởi động
- Gv giới thiệu trò chơi “Đoán đồ vật”
-*Cách thực hiện: Gv chuẩn bị một túi vải đậm màu bên trong bỏ một số đồ vật như cốc, ca, lọ hoa, thú bông, ...
Gv gọi đại diện học sinh của các nhóm lên lần lượt tham gia bằng cách cho tay vào trong túi sờ và đoán tên 1 đồ vật trong vòng 5 giây (trong vòng 5 giây đại diện nhóm nào không đoán được tên vật thì bị phạt nhảy lò cò về chỗ)
Kết thúc trò chơi giáo viên giới thiệu chủ đề bài học.
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát Hình 11.1 sách Học Mĩ thuật ( hoặc tranh gv sưu tầm) thảo luận nhóm để tìm hiểu về vẻ đẹp của tranh vẽ tĩnh vật.
*Câu hỏi gợi mở:
+Trong bức tranh có những đồ vật gì?Kể tên?
+ Hình mảng, đường nét, cách vẽ và màu sắc của mỗi bức tranh như thế nào?
+ Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
- Yêu cầu học sinh quan sát h111.2 và 11.3 tìm hiểu cách sắp xếp hình ảnh, tạo hình, vẽ màu cho tranh vẽ biểu cảm đồ vật.
*Gv tóm tắt: 
Tranh biểu cảm đồ vật là diễn tả cảm xúc của người vẽ thông qua đường nét và màu sắc. Những đường nét và màu sắc được vẽ cách điệu theo cảm xúc riêng của người vẽ tạo nên vẻ đẹp ấn tượng cho bức tranh.
2/ Hướng dẫn thực hiện
- Gv hướng dẫn học sinh cách bày mẫu
- Yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu để nhận ra hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các vật mẫu
- Yêu cầu học sinh quan sát Hình 11.4 Sách học Mĩ thuật để tham khảo cách vẽ biểu cảm đồ vật.
*Gv nêu cách vẽ tranh biểu cảm:
- Mắt tập trung quan sát hình dáng, đặc điểm của mẫu, tay vẽ vào giấy. Mắt quan sát đến đâu, tay vẽ đến đó. Mắt không nhìn vào giấy, tay đưa bút liên tục không nhấc lên khỏi tờ giấy trong cả quá trình vẽ
-Vẽ thêm các nét biểu cảm (các nét thêm vào mang tính trang trí, có thể vẽ theo chiều dọc, chiều ngang hoặc bao quanh hình vẽ theo cảm xúc làm cho đồ vật thêm sinh động và đẹp hơn).
Vẽ màu vào các đồ vật: sử dụng màu có độ tương phản đậm –nhạt, sáng-tối, nóng-lạnh, ...
- Gv minh họa nhanh một vài ví dụ để học sinh quan sát nhận biết kỹ hơn cách vẽ biểu cảm
3/ Hướng dẫn thực hành
(Gv bày đa dạng mẫu để học sinh lựa chọn vẽ theo ý thích)
- Yêu cầu học sinh thực hành cá nhận
- Yêu cầu quan sát mẫu, vẽ không nhìn giấy, mạnh dạn đưa tay khi vẽ để hình vẽ không quá nhỏ
- Gv quan sát hướng dẫn thêm trong suốt quá trình học sinh thực hành ( bố cục, đường nét, màu sắc, hình mảng, sáng tối, đậm nhạt, nóng lạnh...)
Vận dụng sáng tạo
Gợi ý học sinh vẽ một đồ vật theo trí tưởng tượng, quan sát mẫu hoặc vẽ theo trí nhớ dưới hình thức không nhìn giấy
- Gv nhận xét, đánh giá và tổng kết chủ đề, tuyên dương học sinh tích cực...
*Dặn dò chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo
- Học sinh ổn định tổ chức
- Hs nghe gv giới thiệu trò chơi
- Học sinh dưới lớp thực hiện đếm ngược thời gian
- Học sinh nghe, mở sách học Mĩ thuật
- Học sinh quan sát tranh tìm hiểu
-Học sinh trả lời
- Trong bức tranh tĩnh vật có hình ảnh bình đựng nước, cái ấm tích, chai, lọ hoa, bát, lọ mực, kéo.
- Hs quan sát tìm hiểu: cách sắp xếp hình ảnh phong phú, tạo hình đa dạng theo cảm xúc khi vẽ, màu sắc nổi bật...
- Hs nghe, ghi nhớ
- Hs thực hiện
- Hs quan sát H11.4
- Hs nghe
- Quan sát nhận biết cách vẽ biểu cảm
- Học sinh thực hành
- Học sinh thực hiện
- Hs nghe, ghi nhớ
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 5
Chủ đề 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU 
( Thời lượng 2 tiết) 
Ngày soạn :  tháng năm 20.
 Ngày dạy: ngày . tháng . năm 20
I. Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh biết được sự đa dạng của các chất liệu trong tạo hình và cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau.
Kĩ năng
- Học sinh hiểu được cách tạo hình từ nhiều chất liệu và tạo được sản phẩm theo ý thích.
Thái độ
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ.
II.Phương pháp và hình thức tổ chức
-Phương pháp: 
+Tạo hình 3 chiều-Tiếp cận theo chủ đề
+Điêu khắc-Nghệ thuật tạo hình không gian.
-Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện
-Sách học Mĩ thuật lớp 5
-Sưu tầm một số tranh được tạo hình bằng nhiều chất liệu khác nhau: tranh cát, tranh lá cây, tranh xé dán, tranh vải vụn, ...
-Một số hình ảnh tạo hình 2D, 3D...
-Video minh họa cách thực hiện tạo hình một số sản phẩm (nếu có)
- Học sinh chuẩn bị: sách Học mĩ thuật, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, keo dán, kéo, vỏ hộp, bìa cứng,....
IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Ổn định tổ chức lớp
-Kiểm tra đồ dùng học tập...
*Khởi động
-Giáo viên tổ chức trò chơi “Sắp đặt tạo hình từ vật tìm được”
- Cách thực hiện: giáo viên chuẩn bị một số lá cây khô, vải vụn, dây, đá sỏi...
- Yêu cầu của trò chơi: Từ những chất liệu trên 2 nhóm lên tham gia tưởng tượng, sắp đặt để có thể tạo ra một sản phẩm bất kỳ (vd: con vật, đồ vật...)
- Thời gian thực hiện trò chơi khoảng 2 phút, 1 phút thuyết trình về hình vừa sắp đặt tạo hình
- Sau đó gọi 2 nhóm học sinh lên tham dự trò chơi 
+ Gv mời 2 nhóm lên tham gia trò chơi
- Sau khi kết thúc giáo trò chơi giáo viên giới thiệu vào chủ đề bài học: “Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu”
1/ Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu học sinh quan sát H12.1 sách học MT5 và một số tranh, sản phẩm giáo viên đã chuẩn bị *Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở
? Các sản phẩm được thể hiện bằng chất liệu gì?
?Các sản phẩm được làm từ chất liệu nào?
?Các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào?
? Trên các sản phẩm độ đậm, nhạt của mà sắc được thể hiện như thế nào?
*Giáo viên tóm tắt: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu, chất liệu khác nhau để tạo hình, sắp đặt để tạo hình sản phẩm mĩ thuật (đất, đá, sỏi, vỏ ốc, vỏ sò, dây len, rơm, rạ, vải vụn, lá cây,...)
- Sản phẩm mĩ thuật có thể được tạo bởi một loại chất liệu hoặc kết hợp nhiều loại chất liệu với nhau.
2.Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu học sinh quan sát H 12.2 và H12.3 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện tạo hình sản phẩm từ các chất liệu khác nhau
*Gv tóm tắt: Có thể tạo hình sản phẩm mĩ thuật dựa trên những vật liệu tìm được hoặc có ý tưởng rồi tìm vật liệu phù hợp để tạo hình hoặc sắp đặt sản phẩm
*Cách tạo hình sản phẩm trên bìa cứng
+Vẽ phác tạo hình ảnh muốn thể hiện
+Dùng keo dán dính các chất liệu vào hình đã phác tạo hình ảnh, hình ảnh phụ
+Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp(có thể là màu, giấy màu,...)
* Cách tạo hình dựa trên vật liệu sẵn có
+Từ vật liệu sẵn có tưởng tượng sắp đặt, thêm bớt, tạo hình để tạo ra một sản phẩm mĩ thuật bất kì theo ý tưởng, nội dung của cá nhân, của nhóm.
- Gv giới thiệu một số video tạo hình, sắp đặt một số sản phẩm mĩ thuật (nếu có)
3. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh thực hành cá nhân tạo hình sản phẩm theo ý thích
- Yêu cầu thảo luận để lựa chọn chất liệu phù hợp và thảo luận hình thức để tạo hình sản phẩm
*Câu hỏi gợi mở:
? Em, nhóm em đã chuẩn bị những vật liệu gì?
? Em, nhóm em sẽ sắp đặt sản phẩm mĩ thuật gì từ những vật liệu đó?
?Em sẽ tạo hình sản phẩm như thế nào?
- Trong quá trình học sinh thực giáo viên quan sát gợi ý thêm
* Vận dụng sáng tạo
- Gv gợi ý học sinh tạo thêm các sản phẩm khác theo ý thích bằng cách kết hợp các chất liệu sẵn có trong cuộc sống.
* Gv nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề
- Học sinh thực hiện
- Học sinh chuẩn bị
- Học sinh nghe
- Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh quan sát thảo luận để biết về sự phong phú của chất liệu, hình thức và cách thể hiện, thấy được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật tạo hình từ những chất liệu khác nhau như: Vỏ hộp, lá cây, vải vụn, vỏ sò, mút xốp, sợi len, đất nặn, sỏi đá
Thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật tạo hình...
Tìm hiểu cách thể hiện (tạo hình, sắp đặt)
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát tìm hiểu cách thực hiện tạo hình sản phẩm.
- Học sinh nghe, quan sát
- Học sinh thực hiện
- Học sinh thực hành tạo sản phẩm theo cá nhân, theo nhóm
- Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh thực hiện
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 5
Chủ đề 13: XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
( Thời lượng 2 tiết) 
Ngày soạn :  tháng năm 20
 Ngày dạy: Thứ năm ngày  tháng năm 20
I.Mục tiêu
Kiến thức
- Học sinh biết được sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động mĩ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ
Kĩ năng
- Học sinh nêu được hình ảnh, màu sắc, nội dung và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh “Bác Hồ đi công tác”.
- Thể hiện được bức tranh về Bác Hồ hoặc mô phỏng lại nội dung của tác phẩm được xem.
Thái độ
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận tác phẩm.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ, hợp tác trong nhóm.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
-Phương pháp: Liên kết học sinh với tác phẩm và quy trình
+Vẽ cùng nhau
+tạo hình ba chiều
-Hình thức tổ chức: 
+ Hoạt động cá nhân.
III/ Đồ dùng và phương tiện
-Sách học Mĩ thuật lớp 5
-Tranh phiên bản “Bác Hồ đi công tác” và một số bức tranh khác của họa sĩ Nguyễn Thụ
-Một số hình ảnh tạo hình 2D, 3D...
-Hình minh họa cách vẽ, tạo sản phẩm mô phỏng theo tranh “Bác Hồ đi công tác”
- Một số câu chuyện về Bác Hồ
- Học sinh chuẩn bị: sách Học mĩ thuật, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, keo dán, kéo, vỏ hộp, bìa cứng, vật liệu tìm được,....
IV. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Ổn định tổ chức lớp
-Kiểm tra đồ dùng học tập...
*Khởi động
-Giáo viên cho học sinh hát một bài hát về Bác Hồ ( Vd bài hát: Những cháu ngoan Bác Hồ, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, ...) Sau đó giáo viên giới thiệu chủ đề Xem tranh “ Bác Hồ đi công tác”
1. Hướng dẫn tìm hiểu
1.1 Tìm hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu, nắm được vài nét sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp cuuar họa sĩ Nguyễn Thụ
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách Học Mĩ thuật và thảo luận nhóm về tiểu sử của họa sĩ, sự nghiệp và phong cách sáng tác.
*Giáo viên tóm tắt:
-Họa sĩ Nguyễn Thụ sinh ngày 12/12/1930, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
- Ông tham gia bộ đội, chuyên vẽ báo, tranh tuyên truyền, .
-Ông là họa sĩ đầu tiên phát triển tranh lụa Việt Nam
- Tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ có hình ảnh và bố cục đơn giản, màu sắc nhẹ nhàng.
-Năm 2001 ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật.
1.2Xem tranh “Bác Hồ đi công tác”
- Giáo viên treo tranh phiên bản “Bác Hồ di công tác” (nếu có) yêu cầu học sinh quan sát tranh in trong Sách học Mĩ thuật Hình 13.1 yêu cầu học sinh quan sát tìm hiểu về nội dung, hình ảnh, màu sắc, chất liệu của bức tranh,
*Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở
? Bức tranh “Bác Hồ đi công tác” được thể hiện bằng chất liệu gì?
?Trong tranh có những hình ảnh nào?
?Hình ảnh Bác Hồ và anh cảnh vệ được thể hiện như thế nào?(dáng vẻ, phong thái, )
?Dáng vẻ của hai con ngựa như thế nào?
?Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh?
?Các sản phẩm được thể hiện bằng hình thức nào?
?Em có cảm nhận gì về nội dung bức tranh?
-Yêu cầu học sinh đọc những thông tin trong sách Học Mĩ thuật về bức tranh “Bác Hồ đi công tác” và tham khảo thêm một số tác phẩm tiêu biểu khác của họa sĩ Nguyễn Thụ như: Làng ven núi, Bác Hồ, Bác Hồ trên biên giới, Mùa xuân, 
2. Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu học sinh quan sát H 13.3 sách học MT 5 tìm hiểu tham khảo cách thực hiện và các bước tạo sản phẩm mô phỏng lại tranh “Bác Hồ đi công tác”
- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm mô phỏng tranh “Bác Hồ đi công tác” bằng nhiều chất liệu khác như vẽ, xé dán, nặn, 
?Em chọn cách nào để mô phỏng lại bức tranh?
*Gv tóm tắt: Có thể tạo hình mô phỏng bức tranh “Bác Hồ đi công tác” như vẽ, xé dán, cắt dán, nặn kết hợp với các vật liệu 
-Có thể thực hiện mô phỏng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_lop_5_chu_de_8_den_13_nam_hoc_2019_2020.doc