Giáo án môn Lịch sử Lớp 9 - Tiết 40 đến 50 - Năm học 2018-2019
I.MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
- Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế- văn hóa, chi viện kịp thời cho miền Nam.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ và tranh ảnh lịch sử.
3.Thái độ
Khâm phục tinh thần đấu tranh của quân và dân ta
II.PHƯƠNG PHÁP:Tường thuật,vấn đáp
III.CHUẨN BỊ
Tư liệu tham khảo
IV.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức 1p
huẩn bị Tư liệu tham khảo IV.Tiến trình tiết dạy 1. ổn định tổ chức 1p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 15 phút Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-Ri 1973. Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới 22p I. Miền Bắc khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, ra sức chi viện cho Miền Nam (Giảm tải) ? Sau Hiệp định Pa-Ri tình hình Mĩ - Ngụy như thế nào ? ? Sau Hiệp định Pa- Ri lực lượng của ta ở miền Nam như thế nào ? ? Trong cuộc đấu tranh chống địch “Lấn chiếm” ta còn có những hạn chế gì ? Kết quả ra sao ? ? Trước tình hình đó hội nghị 21 của Trung ương Đảng họp và nêu rõ nhiệm vụ gì ? ? Cuộc đấu tranh chống địch “Lấn chiếm” của ta từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975 diễn ra như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về tình hình chiến trường trong thời gian này ? (Thời cơ mới đã xuất hiện trên chiến trường ị Có thể giải phóng hoàn toàn miền Nam). ? Tại khu giải phóng ta đã có những thành tích gì ? II. Đấu tranh chống địch “Bình Định - lấn chiếm’’ tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn Miền Nam * Mĩ - ngụy: - Mĩ: Ngày 29/3/1973 Mĩ cuốn cờ về nước. Chúng để lại hơn 2 vạn cố vấn, tiếp tục viện trợ cho Ngụy. - Ngụy: Ra sức phá hoại Hiệp định “Lấn chiếm” và “Tràn ngập lãnh thổ” của ta. * Ta: - So sánh trên chiến trường có lợi cho ta. - Cuộc đấu tranh chống địch lấn chiếm đạt kết quả nhất định. - Tháng 7/1973 kiên quyết đánh tra sự “Lấn chiếm” của địch, đánh địch trên 3 mặt trận (Chính trị, quân sự, ngoại giao). - Từ cuối năm 1973 ta kiên quyết đánh trả sự lấn chiếm của địch. -Tại khu giải phóng, ta đẩy mạnh sản xuất về mọi mặt, trực tiếp phục vụ cho cách mạng miền Nam thời gian này. 4. Củng cố 4p Em hãy trình bày tình hình nước ta sau Hiệp định Pa-Ri ? 5. Hướng dẫn về nhà : 3p Tìm hiểu tiếp phần còn lại. *Rút kinh nghiệm giờ học: Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng ............................................... Ngày soạn: 2/4/ 2019 Tiết 45 Bài 30: hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước (1973-1975) (Tiếp ) I.Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được: - Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 - ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ và tranh ảnh lịch sử 3.Thái độ Khâm phục tinh thần đấu tranh của quân và dân ta II.phương pháp:Tường thuật,vấn đáp,sử dụng trực quan III.Chuẩn bị + Máy chiếu,tư liệu IV.Tiến trình tiết dạy 1. ổn định tổ chức 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 8p ?Tình hình hai miền Nam,Bắc sau hiệp định Pa-ri? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới 30p HS đọc SGK ? Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hoàn cảnh nào? ?Nội dung chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam của Đảng? III. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam *Hoàn cảnh: So sánh lực lượng thay đổi mau lẹ có lợi cho ta *Chủ trương,kế hoạch: -Giải phóng Miền Nam trong 2 năm 1975-1976 - Nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. ? Vì sao ta chọn Tây Nguyên là hướng chính trong cuộc tổng tiến công? GV: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch tương đối sơ hở, vì phán đoán sai lầm hướng tiến công của ta ...) ? Vì sao ta chọn Buôn Ma Thuột làm điểm đánh mở đầu? GV trình bày diễn biến theo lược đồ GV: Ngày 14/3/1975 địch rút khỏi Tây Nguyên về vùng Duyên Hải miền Trung bị ta truy kích tiêu diệt. ? Tóm tắt chiến dịch Huế- Đà Nẵng? GV:Ta giải phóng Tam Kì,Quảng Ngãi,Chu Lai -> uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam HS đọc SGK Giáo viên: Giới thiệu Hình 76 và Hình 78. 2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 a. Chiến dịch Tây Nguyên (Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3) -Ngày 4/3: Ta đánh nghi binh ở Plây cu - Ngày 10/3/1975 ta dội bão lửa vào Buôn Ma Thuột ị Thắng lợi. - Ngày 12/3/1975 địch phản công chiếm lại nhưng không thành. - Ngày 14/3/1975 địch rút khỏi Tây Nguyên về vùng Duyên Hải miền Trung bị ta truy kích tiêu diệt. - Ngày 24/3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. ->ý nghĩa: Chuyển từ thế tiến công chiến lược sang thế tổng tiến công chiến lược b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975) - Ngày 21/3/1975: ta bao vây Huế, -Ngày 25/3/1975: ta tiến công Huế.=>26/3: giải phóng Huế - Sáng 29/3/1975 ta đánh Đà Nẵng. - 15h ngày 29/3/1975 Đà Nẵng giải phóng. c- Chiến dịch Hồ Chí Minh: - Ngày 9/4/1975 ta bắt đầu đánh Xuân Lộc. - Ngày 16/4/1975 phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng. - Ngày 21/4 ta chiếm được Xuân Lộc. - 17 h ngày 26/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu: 5 cánh quân của ta theo 5 hướng tiến vào giải phóng Sài Gòn. - 11h30’ ngày 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng. ? Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước có ý nghĩa gì đối với nhân dân ta ? ? Đối với quốc tế cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa gì ? IV. ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1. ý nghĩa lịch sử a. Trong nước Cuộc kháng chiến thắng lợi kết thúc 21 năm ...... đất nước. - Mở ra kỷ nguyên mới .... CNXH. b.Quốc tế - Cuộc kháng chiến .... nước Mĩ và thế giới. - Là nguồn cổ vũ ... dân tộc. - Thắng lợi có tính thời đại sâu sắc là một trong những chiến công vĩ đại của thế kỷ XX. ? Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ? 2. Nguyên nhân thắng lợi a. Chủ quan - Sự lãnh đạo sáng suốt .... nhân dân ở miền Nam. - Khối đoàn kết dân tộc đến mức cao nhất. - Hậu phương miền Bắc chi viện đầy đủ kịp thời b. Khách quan Có sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước ... XHCN khác. 4. Củng cố 3p Giáo viên khái quát lại nội dung chính của bài. 5. Hướng dẫn về nhà 2p Học + Đọc trước bài mới. *Rút kinh nghiệm giờ học Ngày tháng năm 2019 Tổ trưởng ký duyệt Lê đình lượng ................................................. Ngày soạn: 07/4/2019 Tiết 46: việt nam trong những năm đầu sau đại thắng xuân 1975 I.Mục tiêu của bài học 1. Kiến thức Giúp học sinh nắm được: - Tình hình hai miền Nam - Bắc sau đại thắng mùa xuân 1975. - Những biện pháp khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế của 2 miền. 2.Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ: Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng II.phương pháp: Diễn giảng,vấn đáp III.Chuẩn bị Nghiên cứu soạn bài. IV.Tiến trình tiết dạy 1. ổn định tổ chức 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 10p Em hãy trình bày đại thắng mùa xuân 1975 (bằng lược đồ) ? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới 25p ? Sau đại thắng 1975, tình hình 2 miền Nam - Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì ? I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau đại thắng xuân 1975 1. Miền Bắc * Thuận lợi: - Từ năm 1954-1975 cách mạng XHCN ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện. - Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. * Khó khăn: - Hậu quả nặng nề của chiến tranh. - Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá. HS trả lời 2. Miền Nam * Thuận lợi: - Miền Nam hoàn toàn giải phóng. + Chế độ thực dân mới và Ngụy quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ. * Khó khăn: - Kinh tế phát triển theo hướng TBCN. - Nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tác mất cân đối, lệ thuộc. - Tệ nạn xã hội còn tồi tại nhiều. ? Trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế nhân dân miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì ? II. Khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa ở hai miền đất nước: 1. Miền Bắc - Giữa năm 1976 căn bản hoàn thành khôi phục và phát triển kinh tế. * Thành tựu: - Thực hiện kế hoạch 6 tháng của Nhà nước. - Diện tích lúa và hoa màu tăng. - Nhiều công trình, nhà máy được xây dựng. - Các sản phẩm quan trọng đều đạt và vượt mức trước chiến tranh. - Làm nghĩa vụ hậu phương đối với cả nước và Đông Dương trong giai đoạn mới. HS đọc mục 2 2. Miền Nam - Khẩn trương tiếp quản vùng mới giải phóng. - Tịch thu ruộng đất và tài sản của bọn phản động trốn ra nước ngoài. - Quốc hữu hòa các ngân hàng. - Phát hành tiền mới. - Khôi phục nông nghiệp và công nghiệp. - Các họat động văn hóa giáo dục xã hội được tiến hành. ? Sau đại thắng 1975 tình hình Việt Nam như thế nào ? III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975-1976) - Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976 Quốc hội khóa VI họp tại Hà Nội. - Nội dung: (Phần chữ nhỏ Trang 169) 4. Củng cố 4p Em hãy trình bày tình hình Bắc - Nam sau đại thắng 1975 ? 5. Hướng dẫn về nhà : 4p Học bài và đọc trước bài mới *Rút kinh nghiệm giờ học .................................................... Ngày soạn:02/3/2019 Tiết 47: xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1985) (Cả bài giảm tải Thay thế tiết Bài tập) I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được Một số dạng bài tập 2.Kỹ năng Làm bài tập lịch sử 3.Thái độ Nghiêm túc học tập II.phương pháp: vấn đáp III.Chuẩn bị:Sách bài tập,sách tham khảo IV.Tiến trình bàì học 1. ổn định tổ chức Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra Quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới Bài 1:Điền vào chỗ trống: 1.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào thời gian nào?ơ đâu? 2.Hiệp định Sơ bộ kí kết ngày...... giữa chính phủ VNDCCH và chính phủ... 3.Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm.....đợt tấn công Bài 2:Chọn đáp án đúng nhất: Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là gì? a.Đưa quân Mĩ vào Miền Nam b.Dùng người Việt đánh người Việt c.Đưa cố vấn quân sự Mĩ váo Miền Nam Bài 3: Chọn đáp án đúng nhất: Mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh,ta tấn công vào: a.Tây Nguyên b.Xuân Lộc c.Plây cu d.Đà Nẵng HS làm thêm một số bài tập khác,GV chấm bài tập một số HS 4. Củng cố Giáo viên khái quát lại nội dung bài giảng. 5. Hướng dẫn về nhà Học + Đọc tiếp bài mới theo Sách giáo khoa. *Rút kinh nghiệm giờ học ......................................................... Ngày soạn: 13/3/2019 Tiết 48: việt nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) I Mục tiêu bài học 1.Kiến thức:Giúp học sinh nắm được - Sự tất yếu và quá trình thực hiện đổi mới đất nước. - Những thành tựu và yếu kém trong quá trình đổi mới. 2.Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ - Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu CNXH. II.phương pháp: Diễn giảng,vấn đáp III.Chuẩn bị + Tranh ảnh Sách giáo khoa. IV. Tiến trình bài học 1. ổn định tổ chức 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 8p Nêu nội dung của Đại hội V (1983) và những thành tựu hạn chế của kế hoạch 5 năm (1981-1985) ? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới 28p ? Vì sao ta phải đổi mới đường lối ? ? Nội dung của đường lối đổi mới ? ?Tại sao đổi mới kinh tế lại là trọng tâm ? I. Đướng lối đổi mới của Đảng - Đất nước gặp không ít những khó khăn, yếu kém. Tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. - Khủng hoảng ở Liên Xô và châu Âu. - Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi. ị Đảng chủ trương đổi mới. - Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX. - Nội dung: + Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả. + Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. ? Cả nước đã làm gì để thực hiện kế hoạch ? ? Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì ? Hình 85. II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000) 1. Kế hoạch 5 năm (1986-1990) * Thành tựu - Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. HS đọc SGK 2. Kế hoạch 5 năm (1991-1995) - Kinh tế tăng trưởng nhanh, nạn lạm phát bị đẩy lùi. - Kinh tế đối ngoại phát triển vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh. ? Mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần này là gì ? ? Sau 5 năm thực hiện kế hoạch ta đã thu được những kết quả gì ? 3. Kế hoạch 5 năm (1996-2000) + Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. + Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng. 4. Củng cố: 5p Giáo viên khái quát lại nội dung chính. 5. Hướng dẫn về nhà : 2p Học bài và đọc trước bài mới *Rút kinh nghiệm giờ học ......................................................... Ngày soạn : 27/3/2019 Tiết 49: tổng kết lịch sử việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này học sinh cần 1. Kiến thức Giúp học sinh biết được: - Quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến nay (2000), các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn 2.Kỹ năng Rèn kỹ năng phân tích, hệ thống và lựa chọn các sự kiến điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn. 3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc, truyền thống lao động cần cù sáng tạo của dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. II.phương pháp: Hệ thống hóa III.Chuẩn bị: Nghiên cứu soạn bài,hệ thống câu hỏi. IV.Tiến trình bài học: 1. ổn định tổ chức 2p Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 2. Kiểm tra 10p Nêu hoàn cảnh, nội dung công cuộc đổi mới của Đảng ta, công cuộc đổi mới có ý nghĩa như thế nào ? Lớp Học sinh được kiểm tra 9A 9B 3. Bài mới 25p ? Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 ? ?ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ? Học sinh nhắc lại diễn biễn cách mạng tháng Tám ?ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 ? HS đọc SGK Hoàn cảnh, nội dung hiệp định Sơ Bộ 6/3/1946 1 em trình bày diễn biến chiến dịch ĐBP 1954 ?Tóm tắt nhiệm vụ chính của miền Bắc từ 1954-1975 ? Các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam từ 1954-1975 ? ?Em hãy trình bày nội dung chính và đặc điểm cách mạng Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay ? I.Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử 1. Giai đoạn từ 1919-1930 - Pháp khai thác thuộc địa lần 2 - xã hội nước ta chuyển thành xã hội thuộc địa nửa PK. - Ngày 3/2/1930 Đảng CSVN ra đời 2. Giai đoạn 1930-1945 - Xô Viết Nghệ Tĩnh - cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của cách mạng tháng Tám 1945. - Cao trào 1936-1939 3. Giai đoạn 1945-1954 - Cách mạng tháng 8 thành công nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Biện pháp giải quyết diệt giặc đói, dốt, khó khăn về tài chính và chống ngoại xâm Chiến thắng Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Điện Biên Phủ (7/5/1954). - Hiệp định Giơ-ne-vơ 4. Giai đoạn 1954-1975 - Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nước ta tạm thời chia cắt làm 2 miền. - Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau. - Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, mở ra kỷ nguyên mới. 5. Giai đoạn 1975 đến nay - Sau đại thắng mùa xuân 1975 cả nước đi lên CNXH. ? Em hãy nêu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1919 đến nay) ? II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên 1. Nguyên nhân thắng lợi - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước,đoàn kết 2- Bài học kinh nghiệm - Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc,Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân - Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng,tăng cường mối đoàn kết giữa Đảng và quần chúng 3. Phương hướng đi lên SGK 4. Củng cố 4p Giáo viên khái quát lại nội dung chính của bài qua 5 giai đoạn phát triển của lịch sử 5. Hướng dẫn về nhà 4p Học sinh học ôn từ tiết 22- 48 + Tìm hiểu về lịch sử địa phương sự đóng góp của nhân dân tỉnh Phú Thọ trong K/C chống Pháp, chống Mĩ *Rút kinh nghiệm giờ học: . Ngày soạn: Tiết 50 : Lịch sử địa phương ( Tiết 1 ) Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh ( Từ 3.1940-8.1945 ) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được: Hoàn cảnh , sự thành lập Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Thọ từ 1940 đến đầu năm 1945 Biết gắn lịch sử địa phương tỉnh với tiến trình lịch sử dân tộc 2.Kỹ năng Rèn kỹ năng liên hệ, nhận xét đánh giá về sự kiện lịch sử 3.Thái độ Giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương, của dân tộc. II.phương pháp:Liên hệ,vấn đáp III. Chuẩn bị Tư liệu về lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ III. Hoạt động dạy học 1.Tổ chức Ngày Tiết Lớp Sĩ số Tên HS vắng 9A 9B 9A 9B 2.Kiểm tra Nêu những nội dung cơ bản của các giai đoạn lịch sử : 1919-1930; 1930-1945, 1945-1954 ? 3.Bài mới Gv dựa vào tư liệu lịch sử địa phương để cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản I. Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Phú Thọ( 3/1940 ) 1. Tình hình Phú Thọ trước khi Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thành lập - Cuối năm 1928 đồng chí Tôn Quang Phiệt về tập hợp 1 số học sinh để tuyên truyền cách mạng - Thành lập chi bộ Đảng ở Hưng Hoá( Tam Nông ) với hơn chục đảng viên: Truyền bá thơ ca yêu nước và chương trình hành động của tổ chức Tân Việt ( Hs nhắc lại tổ chức Tân Việt ) -9/2 1930 cuộc bạo động của Việt Nam Quốc dân Đảng ở Hưng Hoá thất bại- Pháp tiến hành khủng bố- Chi bộ tan rã -1936-1939 : 1 số người được giác ngộ về tuyên truyền cách mạng, thành lập 1 tổ chức công khai ở Việt Trì, Phú Thọ, Hưng Hoá, Cát Trù ( Cẩm Khê )... 2. Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Phú Thọ + Cuối năm 1939 ở Phú Thọ hình thành 4 chi bộ Đảng đầu tiên - Cát Trù- Thạch Đê ( Cẩm Khê) - Thái Ninh ( Thanh Ba ) - Phú Hộ ( Thị xã Phú Thọ ) - Nhà máy giấy Việt Trì Tổ chức phản đế thành lập với hơn 60 hội viên + Đầu năm 1940 ( 3.1940 ): Đồng chí Lương Khánh Thiện ( Thay mặt thường vụ xứ uỷ Bắc Kỳ ) quyết định thành lập Ban cán sự tỉnh Phú Thọ ( Tỉnh uỷ lâm thời ) do đồng chí Đào Duy Kỳ làm bí thư. + Từ tháng 8.1940- 1941 :Gần 30 cán bộ của Đảng về gây dựng cơ sở cách mạng ở tỉnh Phú Thọ tiêu biểu là ở Cát Trù- Thạch Đê ( Cẩm Khê ) + ý nghĩa : -Là mốc đánh dấu sự ra đời Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng -Từ đây phong trào cách mạng của nhân dân trong tỉnh được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ( Ban cán sự tỉnh ) II. Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo cách mạng trên địa bàn tỉnh( từ tháng 3. 1940 đến 3.1945) 1.Từ đầu năm 1940- đầu năm 1942 -1/5/1940 Tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế lao động trong các cơ sở tỉnh -Các địa phương khác cũng xây dựng các cơ sở cách mạng: Hiền Lương( Hạ Hoà ), Sóc Đăng ( Đoan Hùng ), Vũ Yển ( Thanh Ba ), Cổ Tiết (Tam nông), Kinh Kệ ( Lâm Thao ), -8.1941 Đ/C Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ đến làm việc với xứ uỷ Bắc Kỳ tại Phú Thọ -Cuối năm 1941 Pháp tăng cường khủng bố đàn áp nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng của tỉnh -Đầu năm 1942 ở Phú Thọ chỉ còn 7 cơ sở Đảng, phong trào bị tổn thất nhiều đ/c bị bắt. 1.Từ giữa năm 1942- đầu năm 1945 + Từ tháng 6.1942 xứ uỷ Bắc Kỳ cử đồng chí Trần Tử Bình về củng cố xây dựng cơ sở +Trong năm 1942 các đoàn thể cứu quốc và mặt trận Việt Minh được thành lập ở nhiều nơi: Kinh Kệ, Cổ Tiết, Sóc Đăng... + Cuối 1943 Đ/C Bình Phương về vùng Nang Sa ( Hiền Lương ) Phối hợp đồng chí Trần Quang Bình gây dựng cơ sở đón tiếp cán bộ Đảng vượt ngục Sơn La và Hoả Lò về tạm lánh + Cuối 1944 một loạt cơ sở cách mạng mới được thành lập + ở Phú Thọ bọn Nhật một mặt ra sức tuyên truyền về sức mạnh, nền văn minh Nhật, mặt khác ra sức cướp bóc lúa gạo,đốt phá nhà cửa, bắt người khiến cho nhân dân hết sức căm thù - Nhiều nơi nhân dân tự phát vùng dậy đấu tranh: Thị xã Phú Thọ, Yên Kiện( Đoan Hùng ), Đồng Luận ( Thanh Thuỷ ), Kinh Kệ ( Lâm Thao ) + 1. 7. 1945 Một cuộc mít tinh lớn tổ chức tại cánh đồng Chám hơn 300 hội viên Việt Minh cùng nhân dân: Kinh Kệ, Tam Nông,Thanh Thuỷ, Cẩm Khê tham gia cổ vũ thúc đẩy tinh thần đấu tranh nhân dân chuẩn bị cho việc khởi nghĩa giành chính quyền 4.Củng cố: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ được thành lập trong hoàn cảnh nào ? Tóm tắt những nét cơ bản về phong trào cách mạng ở Phú Thọ từ 3. 1940- đầu 1945 ? 5.Hướng dẫn về nhà : Tìm hiểu phong trào cách mạng ở Phú Thọ trong cách mạng tháng Tám 1945 *Rút kinh nghiệm giờ học: -----------------
File đính kèm:
- Giao an lich su 7 MOI_12749723.doc