Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Khối 9 - Chủ đề: Thế giới ngày nay

1. Mục tiêu :

- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu.

- Thành lập được các nhóm học sinh theo nguyện vọng và sở thích.

- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.

2. Thời gian: Tuần 1- tiết 1

3. Cách thức tổ chức hoạt động

- Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh thông qua các clip, tranh ảnh, lược đồ tư liệu tìm hiểu cho thấy tình hình thế giới hiện nay đang diễn ra các cuộc xung đột vũ trang vì sắc tộc, tôn giáo, cùng với những mặt tích cực của sự phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới và đặt câu hỏi khái quát: Làm thế nào để con người phát triển hòa bình trong tương lai mà không xảy ra chiến tranh ?

- Giáo viên và học sinh thảo luận để xác định các nội dung chính của hoạt động dự án.

Nội dung 1: Tình hình thế giới từ năm 1945 đến năm 1989

Nội dung 2: Tình hình thế giới từ năm 1989 đến nay

Nội dung 3: Việt Nam trong xu thế hiện nay của thế giới

- Thành lập nhóm tương ứng với nội dung chính.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn lập kế hoạch nhóm cụ thể và rõ ràng, thông qua nội dung câu hỏi định hướng.

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Lịch sử Khối 9 - Chủ đề: Thế giới ngày nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI NGÀY NAY
( Dành cho học sinh khối 9)
Thời lượng: 2 tiết
Giới thiệu chung
Tên chủ đề: Thế giới ngày nay.
Nội dung các môn học được tích hợp: ( Nếu có)
Mục tiêu của chủ đề
a).Kiến thức
- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.
- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.
- Hiểu được thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình.
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- Nhận thức được trách nhiệm của mọi người nói chung và thanh niên nói riêng trong việc tham gia bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
b) Kĩ năng
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu.
- Tham gia các hoạt động phù hợp với bản thân hiện nay để bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình một nội dung lịch sử trên lược đồ.
- Kỹ năng so sánh, phân tích, đánh giá, sâu chuỗi các nội dung, các vấn đề quan hệ quốc tế từ năm 1945-nay.
c) Thái độ 
- Giáo dục lòng yêu thích môn học thông qua sự hứng thú trong giờ học.
-Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ học.
-Có thái độ yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
d) Định hướng năng lực
-Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
-Năng lực riêng: Năng lực tái hiện lịch sử thông qua việc thuyết trình và thực hiện sản phẩm. Năng lực thực hành bộ môn lịch sử thông qua việc quan sát và đọc bản đồ sự phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ trong hội nghị I-an-ta. Năng lực xác định và giải quyết được mối liên hệ lịch sử thông qua việc trình bày mối liên hệ giữa trật tự thế giới mới với chiến tranh lạnh, giữa nội dung chiến tranh lạnh với quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Năng lực so sánh, phân tích và khái quát hóa sự kiện lịch sử quan hệ quốc tế trước và sau chiến tranh lạnh. Năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hiện nay như xung đột trên thế giới sau năm 1989. Năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của bản thân như nhận xét về tình hình thế giới hiện nay, các xu hướng chọn nghề nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của quốc tế. 
e) Phương pháp 
- Phương pháp: thông tin - tái hiện lịch sử.
- Phương pháp nhận thức lịch sử.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học dự án.
Sản phẩm 
Sản phẩm của nhóm: bản Word, Power Point, Poster, hình ảnh, VideoClipcủa các nhóm sau khi tổ chức hoạt động.
Thiết kế tiến trình dạy học 
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giao viên 
Máy tinh, máy chiếu, máy in.
Tranh ảnh về các nội dung, vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế.
Các tư liệu có liên quan đến quan hệ quốc tế.
Phấn, bảng, bút, giao án Word, giao án điện tử.
Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
Phiếu chấm điểm và đánh giá sản phẩm của học sinh: Đánh giá hoạt động của nhóm, phiếu đánh giá báo cáo.
Phiếu học tập, bảng nhóm,.. để học sinh thảo luận nhóm.
Chuẩn bị của học sinh
-Bài thuyết trình, sản phẩm hoạt động của nhóm, cá nhân.
-Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung quan hệ quốc tế.
- Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế
Hoạt động học tập
Dự án được thực hiện trong hai tuần ( 2 tiết)
( Từ ngày 28/10-5/11/2019)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
TUẦN 1:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
Mục tiêu : 
Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu.
Thành lập được các nhóm học sinh theo nguyện vọng và sở thích.
Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Thời gian: Tuần 1- tiết 1
Cách thức tổ chức hoạt động
Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh thông qua các clip, tranh ảnh, lược đồ tư liệu tìm hiểu cho thấy tình hình thế giới hiện nay đang diễn ra các cuộc xung đột vũ trang vì sắc tộc, tôn giáo, cùng với những mặt tích cực của sự phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới và đặt câu hỏi khái quát: Làm thế nào để con người phát triển hòa bình trong tương lai mà không xảy ra chiến tranh ?
Giáo viên và học sinh thảo luận để xác định các nội dung chính của hoạt động dự án.
Nội dung 1: Tình hình thế giới từ năm 1945 đến năm 1989
Nội dung 2: Tình hình thế giới từ năm 1989 đến nay
Nội dung 3: Việt Nam trong xu thế hiện nay của thế giới
Thành lập nhóm tương ứng với nội dung chính.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hướng dẫn lập kế hoạch nhóm cụ thể và rõ ràng, thông qua nội dung câu hỏi định hướng.
Câu hỏi bài học
Nhóm 1: Trật tự thế giới mới được hình thành như thế nào ? Có nội dung gì nổi bật ?
Nhóm 2: Quá trình thành lập Liên Hợp Quốc diễn ra như thế nào ?
Nhóm 3: Vì sao Chiến tranh lạnh là vấn đề mang tính toàn cầu ?
Nhóm 4: Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh có điểm gì nổi bật ?
Nhóm 5: Làm thế nào để có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp trong thế kỷ XXI ?
Câu hỏi nội dung
Lưu ý các nguồn tài liệu nên lấy từ nguồn tài liệu tin cậy, khoa học như trong sách Lịch sử thế giới hiện đại của Nguyễn Anh Thái. Không trích dẫn các nguồn tài liệu không khoa học, không có rõ nguồn gốc rõ ràng, các bài viết xuyên tạc lịch sử.
Lưu lại tên các bài báo, tác giả, nguồn trích trên 1 file word riêng để viết tài liệu tham khảo, tôn trọng nguyên tắc lấy tài liệu phải trích nguồn.
Nhóm 1: 
-Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta ?
-Cho biết thành phần tham dự Hội nghị I-an-ta ?
-Hội nghị I-an-ta có những quyết định quan trọng nào và hệ quả của các quyết định đó ?
-Các nước tham dự hội nghị I-an-ta đã có những quyết định quan trọng nào và hệ quả của những quyết định đó ?
-Các nước tham dự hội nghị I-an-ta đã phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ như thế nào ?
-Những quyết định và những thỏa thuận giữa các cường quốc trong Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì ?
-Vì sao nói Hội nghị I-an-ta là một “ Hội nghị lịch sử”.
Nhóm 2:
-Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào ?
-Những nhiệm vụ chinh Liên hợp quốc là gì ?
- Liên hợp quốc hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào ?
-Vai trò của Liên hợp quốc kể từ khi thành lập đến nay như thế nào ?
-Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc khi nào ?
-Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kì nào ?
-Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em đã biết ?
Nhóm 3:
-Em hiểu thế nào là “ Chiến tranh lạnh” ?
- Nguyên nhân dẫn đến tinh trạng “ Chiến tranh lạnh” ?
-Hãy nêu những biểu hiên của tình trạng “ Chiến tranh lạnh” ?
- Trước những hoạt động của Mĩ và các nước đế quốc, Liên Xô có những hành động gì ?
- “ Chiến tranh lạnh” đã dẫn đến những hậu quả gì ?
-Trong thế kỷ XXI, có biểu hiện của “ Chiến tranh lạnh” hay không ? Giải thích ?
Nhóm 4: 
-Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “ Chiến tranh lạnh” từ khi nào ?
-Vì sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “ Chiến tranh lạnh” ?
- Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ?
-Tại sao nói rằng xu thế hợp tác vừa là thời cơ, vừa là thách thức của các dân tộc ?
-Nhiệm vụ lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì ?
- TPHCM đang chịu những tác động cụ thể nào của xu thế hợp tác hiện nay ?
Nhóm 5:
-Có bao nhiêu nhóm ngành nghề hiện nay ?
-Nguyên nhân dẫn đến việc chọn nhầm nghề là gì?
-Có con đường nào ngắn hơn để thành công ngoài vào Đại học?
-Những kỹ năng nào cần thiết cho việc lựa chọn ngành nghề ?
-Làm sao có thể đánh giá năng lực và biết được điều bản thân mong muốn để có thể chọn hướng đi nghề nghiệp đúng đắn nhất?
Giáo viên gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo để giúp hoàn thành nhiệm vụ.
Học sinh lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu.
Sản phẩm:
Thành lập được 5 nhóm học sinh, mỗi nhóm học sinh có 7-10 học sinh. Các học sinh đã bầu được các nhóm trưởng.
Các nhóm trưởng bước đầu xây dựng được kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm.
Phát triển năng lực:
Năng lực tự học: Học sinh tự tìm hiểu nội dung của trật tự thế giới mới sau năm 1945, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức Liên hợp quốc, định nghĩa, biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh, xu hướng của thế giới sau Chiến tranh lạnh (từ sau năm 1991). 
Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh tự nghiên cứu quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 đến nay, lập bảng so sánh, thống kê về số lượng vũ khí được sử dụng trong Chiến tranh lạnh, để đánh giá hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh mang lại cho thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
Mục tiêu
Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ thảo luận về nội dung được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành.
Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, lược đồ, tư liệu, video về các nội dung được phân công.
Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo
Thời gian: Tuần 1, tiết 1
Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp các thắc mắc cho học sinh. Giúp đỡ học sinh khi học sinh yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm học sinh dựa trên phiếu định hướng hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ được giao cho nhóm.
Bước 4: Các thành viên trong nhóm tìm hiểu nội dung của chủ đề thông qua phiếu hoạt động học tập cá nhân và sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.
Sản phẩm
Đề cương chi tiết cho từng chủ đề các nhóm.
Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
Phát triển năng lực: 
Năng lực tự quản lý : Trong quá trình thảo luận làm việc nhóm, HS nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn và nhiệm vụ của nhóm mình.
Năng lực hợp tác: Thông qua quá trình làm việc nhóm học sinh rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động, thảo luận, thuyết phục, phản biện.
Năng lực giao tiếp: Thông qua việc học sinh trình bày kết quả của việc tìm hiểu, thực hành, thảo luận câu hỏi nhóm, nhận xét kết quả của các nhóm bạn
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN
( Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà)
Mục tiêu:
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
+ Thu thập thông tin học sinh: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, bản đồ, tranh ảnh qua sách báo, Internet,
+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu.
+ Viết báo các kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
Thời gian: Học sinh tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
Cách thức tổ chức hoạt động
Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu lên các khó khăn vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các nội dung của chủ đề.
Giáo viên giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
Các thành viên thông qua việc báo cáo của nhóm, góp ý và chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm.
Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
Sản phẩm
Bài thuyết trình của các nhóm về nội dung chủ đề có thể là Power Point, giấy Roky, giấy A0.
Các nhóm hoàn thành sản phẩm: Chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi phản biện ( có thể chuyển qua email, group chat trên facebook, hoặc in ấn, copy). Học sinh nhân được bài trình bày sẽ nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi.
Phát triển năng lực
Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO SẢN PHẨM
Mục tiêu
Học sinh báo cáo kết quả làm việc của các nhóm: Trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận.
Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác qua tiêu chí đánh giá đồng đẳng.
Hình thành được kỹ năng: Lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
Góp phần hình thành kỹ năng bộ môn.
Hình thành ý thức nhìn nhận, đánh giá đúng những tác động thời cơ và thách thức của Việt Nam khi hội nhập với thế giới.
Thời gian: Tuần 2 tiết 1
Thành phần tham dự
Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn cùng với các giáo viên trong Tổ Sử-Địa-GDCD.
Học sinh lớp 9.
Nhiệm vụ của học sinh
Báo cáo các sản phẩm theo nội dung chủ đề được phân công.
Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của nhóm khác. 
Nhiệm vụ của giáo viên
Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận.
Quan sát, đánh giá.
Hỗ trợ cố vấn.
Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm.
Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
30-40 phút
GV: sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi nhanh, nhắc lại đôi nét về giai đoạn cuối của CTTG thứ hai đó là sự thất bại của phe phát xít, phe đồng minh thắng trận đã nghĩ đến phải kết thúc chiến tranh và hậu quả của chiến tranh như thế nào ? Quan hệ quốc tế sẽ diễn ra như thế nào? 
Đó chính là lý do dẫn đến buổi hội thảo chuyên đề “ Thế giới ngày nay”.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
GV tổng kết, đặt câu hỏi cho học sinh chơi trò chơi nhằm củng cố kiến thức.
HS lên đóng vai phỏng vấn viên, mời các bạn lên trình bày nội dung báo cáo nội dung được chuẩn bị.
Nhóm 1-2-3-4-5.
Thảo luận nhóm 5 phút
Kỹ thuật: Khăn trải bàn
Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì ? Là học sin hem cần làm gì góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp
GV: Nhận xét và chốt ý
HS suy nghĩ và trả lời
3 phút
Củng cố tổng kết bằng sơ đồ tư duy
Dặn dò: Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Hoàn thành sơ đồ tư duy 
Các phiếu học tập, tiêu chí đánh giá năng lực, đánh giá sản phẩm
Tiêu chí sản phẩm
Tiêu chí
1 ( 5đ)
2 (6-7 đ)
3 (8-9 đ)
Nội dungx2
-Thiếu vài ý cơ bản.
-Viết quá dài, chưa biết cách tóm ý
-Nội dung đúng, đủ.
- Viết vẫn còn dài, chưa tóm ý.
-Đầy đủ nội dung
-Có đủ các ý nhỏ.
-Tóm tắt được nội dung.
Hình thức x1
Chưa đẹp
Bố cục rối hoặc chưa nêu rõ được nội dung cần nói
-Đẹp.
-Bố cục rõ ràng.
-Chữ viết dễ đọc.
- Rất đẹp và sáng tạo.
- Bố cục rõ ràng.
-Chữ viết dễ đọc.
Tiêu chí cho thuyết trình sản phẩm
1 ( 5 đ)
2 ( 6-7 đ)
3 ( 8 đ)
-Ngôn ngữ trình bày chưa rõ ràng.
-Ít nhiệt tình.
-Hiểu biết về nội dung còn thiếu sót, chưa tới.
-Không trả lời hoặc trả lời sai câu hỏi phản biện của nhóm khác
- Ngôn ngữ trình bày rõ ràng.
- Khá nhiệt tình, có tương tác với các bạn.
-Có hiểu biết nội dung bài.
-Có thể trả lời được câu hỏi của nhóm khác nhưng thiếu ý.
-Ngôn ngữ trình bày hay, rõ ràng, truyền cảm, có sức lôi cuốn.
-Rất nhiệt tình, tương tác với các nhóm khác rất tốt.
-Trả lời được các câu hỏi phản biện của nhóm khác đúng, đủ và thuyết phục.
Phiếu đánh giá sản phẩm đồng đẳng
Nhóm trình bày (sản phẩm nhóm)
Nhóm phản biện
Điểm số
(1-5)
1
3
2
5
3
4
4
2
5
1
Phiếu học tập
NỘI DUNG: THẾ GIỚI NGÀY NAY
Phiếu học tập hoạt động học tập trải nghiệm
Họ và tên:..	Thứ .ngày..tháng..năm 2019
Lớp:..
Các thành viên trong nhóm 	
* Nhiệm vụ 
Nội dung báo cáo 
Hoạt động 1: Tình hình thế giới từ năm 1945 đến năm 1991
Câu 1: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ?
	 Câu 2: Tại hội nghị Ianta (2/1945) ba cường quốc (Anh, Mĩ, Liên Xô) đưa ra quyết định nào?
Câu 3: Mục đích và vai trò của Liên hợp quốc là gì?
Câu 4: Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai? (Trật tự thế giới hai cực, do Xô – Mĩ đứng đầu hai phe XHCN và TBCN)
	Câu 5: Em hãy cho biết nguồn gốc dẫn đến Chiến tranh lạnh? 
Câu 6: Nêu những biểu hiện của Chiến tranh lạnh?
Câu 7: Chiến tranh lạnh có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế?
Hoạt động 2: Tình hình thế giới từ năm 1991 đến nay
 Trình bày xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Tại sao nói hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mọi quốc gia trên thế giới?
Em sẽ lựa chọn ngành nghề nào trong tương lai ? Nêu lý do em chọ nghề đó và những kỹ năng cần thiết.

File đính kèm:

  • docxBai 11 Trat tu the gioi moi sau Chien tranh the gioi thu hai TNST_12747687.docx