Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 9 đến 19

I. MỤC ĐÍCH:

Học sinh biết:

- Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

- Thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ biên giới Việt – Trung ).

- Lược đồ phóng to chiến dịch Biên giới.

- Tư liệu về chiến dịch Biên giới năm 1950.

III. LÊN LỚP:

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 9 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch sử của những sự kiện lịch sử sau:
Thời gian
Tên sự kiện
ý nghĩa lịch sử
Ngày3.2.1930
Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Ngày19.8.1945
Cách mạng tháng Tám thành công
Ngày2.9.1945
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Tiết 12 - Tuần 12
Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử - Lớp 5
Bài: Tình thế hiểm nghèo 
( Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc)
I. Mục đích:
Học sinh biết:
- Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng Tám.
- Nhân dân ta đã vượt qua tình thế" Nghìn cân treo sợi tóc"
II. Đồ dùng:
- ảnh tư liệu trong SGK.
- ảnh tư liệu khác về phong trào " Diệt giặc đói, diệt giặc dốt"
- Tư liệu về lời kêu gọi, thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học.
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức dạy học tương ứng
ĐD
DH
3'
1'
2'
B1: Kiểm tra bài cũ:
B2: Giới thiệu bài:
Cách mạng tháng Tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, song nước nhà sau hơn 80 năm nô lệ lại rơi vào tình thế " Nghìn cân treo sợi tóc". Liệu rồi chính quyền non trẻ của chúng ta có vượt qua được những thử thách cam go ấy không? Bài học : "Tình thế hiểm nghèo" hôm nay sẽ giúp các con trả lời được câu hỏi ấy.
B3: Bài mới:
1) Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám: 
- Sau cách mạng tháng Tám nước ta có những thuận lợi gì? ( Chính quyền mới được thành lập là do dân và vì dân)
- Sau cách mạng tháng Tám nước ta có những khó khăn gì? ( Chúng ta đồng thời phải đối phó với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm)
Giặc ngoại xâm: Chỉ 10 ngày sau tổng khởi nghĩa tháng Tám, những đội quân của các nước trong phe đồng minh đã kéo vào: ngoài Bắc là 20 vạn quân Tưởng; trong Nam đế quốc Anh dọn đường cho Pháp quay trở lại.
Giặc đói: 9 tỉnh miền Bắc vỡ đê gây lụt lớn. Tiếp sau đó là hạn hán kéo dài. Hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói - nguy cơ nạn đói mới lại có thể xảy ra.
Giặc dốt: Tỉ lệ người dân mù chữ cao. Các tệ nạn xã hội tràn lan khắp nơi.
" Ngàn cân treo sợi tóc"
" Sợi tóc" được ví với chế độ mới, chính quyền vừa mới thành lập nên hết sức mỏng manh. " Ngàn cân" được ví với gánh nặng của muôn vàn khó khăn mà chế độ mới phải gánh chịu.
Chuyển: Trong hoàn cảnh này, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã làm gì để vượt qua những thử thách nguy nan? Để biết cô mời cả lớp chuyển sang phần tiếp theo.
+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì?
2. Cùng vượt qua mọi khó khăn:
+ Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì?
+ Cả nước lập " Hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm nhịn ăn"
+ Tăng gia sản xuất.
+ Tham gia sôi nổi phong tràobình dân học vụ.
+ Quyên góp ủng hộ chính phủ " Quỹ độc lập", " Tuần lễ vàng" được phát động.
- Để cứu đói CT HCM đã kêu gọi như thế nào?
" Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, ....'
- Để đối phó với nạn đói,nhân dân ta còn tăng gia sản xuất với những khẩu hiệu nào, những việc làm nào? 
( Không một tấc đất bỏ hoang, tấc đất tấc vàng, bồi đắp lại đê ở 9 tỉnh, chia ruộng cho dân nghèo) 
GV: Trong " Thư gửi các nhà nông", BH kêu gọi: " Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là cách thiết thực để chúng ta giữ vững chính quyền tự do độc lập."
- Phong trào bình dân học vụđược nhân dân tham gia như thế nào? ( tham gia sôi nổi trong ánh đèn toả sáng khắp nơi nơi)
+ ý nghĩa của việc vượt qua tình thế " Nghìn cân treo sợi tóc"
B4: Củng cố, dặn dò:
- Khi chính quyền về tay nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân thì sức mạnh sẽ như thế nào? ( Sức mạnh sẽ được nhân lên)
-Trong những ngày tháng vô cùng gian truân này chính quyền non trẻ dược ví như thế nào? ( Như ngôi sao sáng toả sức mạnh của dân tộc )
* PP kiểm tra, đánh giá:
- GV nhận xét và trả bài kiểm tra tháng.
* PP thuyết trình, vấn đáp:
GV ghi đầu bài.
* PP vấn đáp, thực hành, luyện tập:
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh đọc chú giải.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
- Âm mưu của giặc ngoại xâm đối với nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì?
- Giặc đói đã hoành hành như thế nào?
- Giặc dốt đã hoành hành như thế nào?
- Trong hoàn cảnh đó nước ta được so sánh với hình ảnh nào?
- Con hiểu " Ngàn cân treo sợi tóc" là như thế nào?
- HS thảo luận nhóm
Câu hỏi phát vấn:
Phấn màu
Tiết 13 - Tuần 13
Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử - Lớp 5
"Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước...."
I. Mục đích:
Học sinh biết:
- Ngày 19 - 12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc với quyết tâm: " Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương.
II. Đồ dùng:
- ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
- Băng ghi âm lời Hồ Chủ tịch kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
- Sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương.
-Phiếu học tập.
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức dạy học tương ứng
ĐD
DH
3'
1'
34'
2'
B1: Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 2 - 9 - 1945?
B2: Giới thiệu bài:
 Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hà Nội hân hoan trong niềm vui chiến thắng. Nhưng niềm vui chiến thắng đó chưa được bao lâu thì Hà Nội - trái tim của cả nước VN lại rung chuyển trong lửa đạn. Vì sao vậy? Để biết cô mời cả lớp cùng tìm hiểu qua bài lịch sử ngày hôm nay.
B3: Bài mới:
1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ:
- Ngay sâu khi Chủ tịch HCM đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thì TD Pháp đã có những hành động gây hấn như thế nào?
Ngày 18- 12 - 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho ta.
- Thế nào là " Tối hậu thư"? ( SGK )
- Hành động gửi tối hậu thư nói lên âm mưu gì? ( Pháp muốn chiếm nước ta một lần nữa).
- Hành động đó buộc ta phải làm gì? ( Buộc ta phải đứng lên chiến đấu............)
- Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào? ( 20 giờ ngày 19.12.1946, tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ).
- Sau khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì sự kiện nào đã diễn ra? ( Sáng ngày 20.12.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến).
- Đọc đoạn trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Câu nào trong đoạn trích Lời kêu gọi ..." thể hiện sâu sắc quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta? ( " Không. Chúng ta thà hy sinh .....")
GV: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM đã trở thành lời hịch của non sông đất nước. Lời kêu gọi đó đã được đồng bào và chiến sĩ cả nước truyền cho nhau nghe.
Chuyển: Đứng trước âm mưu của thực dân Pháp, chúng ta nên hoà hay nên đánh? Trung ương Đảng quyết tâm đánh đến cùng. Nhân dân HN nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đã chiến đấu với tinh thần như thế nào? Cô mời các con chuyển sang phần 2: 
2. Tinh thần chiến đấu của quân và dân ta:
- Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội?
- Trong các cuộc chiến đấu, quân dân HN đã chiến đấu với tinh thần gì? ( Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh)
- Kể tên các trận đánh nổi tiếng ở Hà Nội? ( Bắc Bộ Phủ, nhà Bưu Điện, chợ Đồng Xuân)
- Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân Huế?
- Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân Đà Nẵng?
3. ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân ta:
- Cuộc chiến đấu của quân dân ta nói lên điều gì?
( ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta).
- Cuộc chiến đấu của quân dân ta nhằm mục đích gì? ( Giam chân địch để Trung ương Đảng rút lên Việt Bắc an toàn).
- Tại sao ta lại rút lui? ( Tiếp tục củng cố, chuẩn bị kháng chiến lâu dài).
B4: Củng cố, dặn dò:
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào?
- Trên đường phố Hà Nội ngày nay còn nơi nào ghi lại dấu tích LS của HN những ngày đầu kháng chiến?
- Sưu tầm thêm tư liệu về HN những ngày đầu kháng chiến.
* PP kiểm tra, đánh giá:
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
* PP thuyết trình:
GV giới thiệu và ghi đầu bài.
* PP vấn đáp, thực hành, luyện tập:
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh đọc chú giải.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
- 2 học sinh.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
Phấn màu
ảnh
Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử
Lớp 5 Tiết 14 - Tuần 14
"Thu đông 1947, việt bắc mồ chôn giặc pháp"
I. Mục đích:
- Học sinh biết về thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ các địa danh ở Việt Bắc).
- Lược đồ phóng to ( để thuật lại chiến dịch Việt Bắc).
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
- Phiếu học tập.
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức dạy học tương ứng
ĐD
DH
3'
1'
35'
1'
B1: Kiểm tra bài cũ:
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào thời gian nào?
- Trong các cuộc chiến đấu, quân dân HN đã chiến đấu với tinh thần gì?
- Tại sao ta lại rút lui?
B2: Giới thiệu bài:
 " Thu đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây, giặc Pháp đã bị tan ảo mộng. Những chiến thắng trên đèo Bông Lau hay dưới dòng sông Lô đã trở thành bản anh hùng ca trong cuộc kháng chiến chống Pháp."
Đó là nội dung cơ bản của bài học ngày hôm nay. 
B3: Bài mới:
- Chỉ bản đồ căn cứ địa Việt Bắc.
1. Lí do địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc: 
- Tinh thần cảm tử của quân và dân thủ đô HN và nhiều thành phố khác vào cuối năm 1946 và đầu năm 1947 đã gây cho địch những khó khăn gì?
- Vì sao căn cứ địa Việt Bắc lại là thủ đô kháng chiến của ta? ( Nơi đây tập trung bộ đội chủ lực, Bộ Chỉ huy của Trung ương Đảng và Chủ tịch HCM)
- Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh địch phải làm gì?
- Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì? ( Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh).
2. Diễn biến của chiến dịch Việt Bắc:
- Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc?
- Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
- Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã thu được kết quả gì?
- Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
3. ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc:
- Đập tan âm mưu tấn công Việt Bắc của thực dân Pháp.
- Thu được nhiều vũ khí trang bị cho bộ đội ta.
B4: Củng cố, dặn dò:
- Chép lại một số câu thơ viết về Việt Bắc có trong SGK TV tiểu học. 
- Viết một đoạn cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
* PP kiểm tra, đánh giá:
- 4 HS trả lời.
- GV nhận xét.
* PP thuyết trình, vấn đáp:
GV giới thiệu và ghi đầu bài.
* PP vấn đáp, thực hành, luyện tập:
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh đọc chú giải.
- HS lên chỉ bản đồ.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
GV sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947.
Phấn màu
Lược đồ
Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử
Lớp 5 Tiết 15 - Tuần 15
"chiến thắng biên giới Thu đông 1950"
I. Mục đích:
Học sinh biết:
- Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
- Thời gian, địa điểm, diễn biến sơ giản và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ biên giới Việt – Trung ).
- Lược đồ phóng to chiến dịch Biên giới.
- Tư liệu về chiến dịch Biên giới năm 1950.
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức dạy học tương ứng
ĐD
DH
3'
1'
34'
2'
B1: Kiểm tra bài cũ:
- Thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?
-Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc?
B2: Giới thiệu bài:
 Sau thất bại trong cuộc tấn công lên Việt Bắc vào thu đông năm 1947, giặc Pháp lại thực hiện âm mưu bao vây hòng cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của ta với bên ngoài ( GV dùng bản đồ để chỉ tuyến đường Biên giới bị giặc đóng đồn bốt- đặc biệt là đường số 4). 
Thu đông năm 1950, âm mưu trên đây của kẻ thù bị ta đánh bại. Bài học hôm nay sẽ đưa ta đến với chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950.
B3: Bài mới:
- Chỉ bản đồ căn cứ địa Việt Bắc.
1. Lí do địch bao vây biên giới Việt Trung: 
- Tại sao địch lại bao vây biên giới?
- Địch đã làm gì để cô lập căn cứ địa Việt Bắc?
- Chiến dịch Biên giới đã xảy ra khi nào? ở đâu?
-Ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì? ( Tiêu diệt 1 bộ phận quan trọng sinh lực địch. Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta với các nước XHCN. Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.)
2.Diễn biến của chiến dịch Biên giới:
- Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương đảng dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông1950 diễn ra ở đâu? Hãy thuật lại trận đánh ấy. 
- Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì?
- Em có suy nghĩ gì về tấm gương chiến đấu của anh La Văn Cầu.
3. ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới:
- Kế hoạch khoá cửa biên giới của địch có thực hiện được không? ( không )
- Sau chiến dịch Biên giới, căn cứ địa Việt Bắc như thế nào? ( được mở rộng)
- Tình thế chiến tranh giữa ta và địch có sự thay đổi như thế nào? ( Sau chiến dịch Biên giới, quân ta liên tiếp giành thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động đối phó).
B4: Củng cố, dặn dò:
-Tìm vị trí Đông Khê trên lược đồ và cho biết tại sao ta lại chọn vị trí này làm mục tiêu tấn công? ( Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến Cao Bằng – Lạng Sơn. Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơ hội tiêu diệt chúng.)
-Kể lại 1 tấm gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Biên giới năm 1950.
- Tìm đọc những mẩu chuyện về anh La Văn Cầu, đại đội trưởng Trần Cừ.
- Vẽ lại lược đồ chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950, trong đó tô đỏ con đường số 4 và vị trí Đông Khê.
* PP kiểm tra, đánh giá:
- 4 HS trả lời.
- GV nhận xét.
* PP thuyết trình, vấn đáp:
GV giới thiệu và ghi đầu bài.
* PP vấn đáp, thực hành, luyện tập:
- Cho HS xác định biên giới Việt trung trên bản đồ.
-Xác định trên lược đồ những điểm địch chốt quân để khoá biên giới tại đường số 4.
-HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Phấn màu
Lược đồ
Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử
Lớp 5 Tiết 16 - Tuần 16
"Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới"
I. Mục đích:
Học sinh biết:
-Một số thành tựu tiêu biểu trong xây dựng hậu phương vững mạnh.
-Bước đầu hình dung mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ những nơi ta chủ động mửo chiến dịch ).
- ảnh các anh hùng tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ( tháng 5 / 1952 )
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức dạy học tương ứng
ĐD
DH
3'
1'
34'
2'
B1: Kiểm tra bài cũ:
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu đông1950 diễn ra ở đâu? Hãy thuật lại trận đánh ấy. 
- Tình thế chiến tranh giữa ta và địch có sự thay đổi như thế nào?
B2: Giới thiệu bài:
 Bị thất bại trong âm mưu bao vây, khoá chặt biên giới, tháng 12 năm 1950, thực dân Pháp cử đại tướng Đờ Lát đơ Tátxinhi sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở chiến trường Đông Dương. Viên đại tướng này đề ra một kế hoạch nhằm xoay chuyển, đảo ngược tình thế cuộc chiến: đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự
Để đối phó với âm mưu mới của giặc, ta đã làm gì? Vấn đề nêu trên sẽ được giải đáp qua bài học ngày hôm nay..
B3: Bài mới:
1.Tình hình phát triển kinh tế, văn hoá của ta sau chiến dịch Biên giới:
-Sau chiến thắng Biên giới, kinh tế, văn hoá của ta phát triển ra sao?
( + Kinh tế: tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm.
+ Văn hoá: tình hình phát triển giáo dục, đào tạo.
- Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương ta trong những năm sau chiến dịch Biên giới?
2.Tác dụng của đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất:
-Đại hội diễn ra trong bối cảnh nào?
-Kể tên 7 anh hùng được chọn tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
-Những tấm gương thi đua ái quốc được tuyên dương trong đại hội trên các lĩnh vực sẽ có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua ái quốc phục vụ kháng chiến?
-Lấy dẫn chứng về một trong bảy tấm gương anh hùng chiến sĩ thi đua?
3. Tình hình hậu phương ta trong những năm 1951 – 1952 có ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến:
- Bước tiến mới của hậu phương sẽ có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
3. ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới:
-Những thành tựu mà ta đạt được ở cả ba mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục có ý nghĩa như thế nào?
( + Xây dựng được một hậu phương vững mạnh chuẩn bị cho chến dịch mới.
+ Chính trên cơ sở những thành tựu đó, cuộc kháng chiến càng có đà phát triển. Làng kháng chiến mọc lên ở khắp nơi.)
B4: Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm truyện kể về một anh hùng trong số 7 anh hùng được phong tặng năm 1952 và viết cảm nghĩ về người đó.
* PP kiểm tra, đánh giá:
- 2 HS trả lời.
- GV nhận xét.
* PP thuyết trình, vấn đáp:
GV giới thiệu và ghi đầu bài.
* PP vấn đáp:
-GV nêu câu hỏi.
-HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
-2 Học sinh
-1 học sinh nhắc lại ý nghĩa.
Phấn màu
Lược đồ
Kế hoạch bài giảng môn Lịch sử
Lớp 5 Tiết 17 - Tuần 17
chiến thắng điện biên phủ ( 7 – 5 – 1954 )
I. Mục đích:
Học sinh biết:
-Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ địa danh Điện Biên Phủ ).
- Lược đồ phóng to ( để thuật lại chiến dịch Điện Biên Phủ).
- Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ ( ảnh, truyện kể )
III. Lên lớp:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hình thức dạy học tương ứng
ĐD
DH
3'
1'
34'
2'
B1: Kiểm tra bài cũ:
-Những thành tựu mà ta đạt được ở cả ba mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục có ý nghĩa như thế nào?
( + Xây dựng được một hậu phương vững mạnh chuẩn bị cho chến dịch mới.
+ Chính trên cơ sở những thành tựu đó, cuộc kháng chiến càng có đà phát triển. Làng kháng chiến mọc lên ở khắp nơi.)
B2: Giới thiệu bài:
 Nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
 " Chín năm làm một Điện Biên
 Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng"
 Đó là niềm tự hào, là tiếng reo ca của dân tộc Việt Nam về một chiến thắng lẫy lừng, một mốc vàng chói lọi trong lịch sử như Bác Hồ đã khẳng định. Để hiểu rõ mời các con cùng đi tìm hiểu qua bài lịch sử " Chiến thắng "
B3: Bài mới:
1. Vì sao xuất hiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
-Sau 8 năm, Pháp bị những tổn thất gì? ( Sau 8 năm, Pháp đã bị tiêu diệt hơn 30 vạn quân và thâm hụt ngân quỹ hơn 2 tỉ Prăng, ngày càng lâm vào thế bị động phòng ngự. Chính phủ Pháp thay đổi nội các 17 lần. Mĩ ra sức can thiệp ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh).
Vì vậy ngày 7 – 5 – 1953, Na – va tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã phác ra một kế hoạch chiến lược hy vọng 18 tháng sẽ giành lại thắng lợi. Điện Biên Phủ là một trong 5 nơi tập trung binh lực của địch.
2. Điện Biên Phủ – pháo đài không thể công phá:
- Điện Biên Phủ nằm ở đâu? Địa hình của Điện Biên Phủ ra sao? ( . thuộc tỉnh Lai Châu. Đó là một thung lũng được bao quanh bởi rừng, núi, có dòng sông Nậm Rốm chảy qua với cánh đồng Mường Thanh vừa dài vừa rộng.)
-Tại sao giặc lại gọi đây là " Pháo đài không thể công phá"? ( Giặc tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.)
- Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài điện Biên Phủ?
( thu hút lực lượng quân sự của ta đến đây để tiêu diệt đồng thời coi đây là cái chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương).
3. Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ:
-Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ? 
+ Đợt tấn công thứ nhất của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Đợt tấn công thứ hai của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Đợt tấn công thứ ba của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
4. ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ:
-Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Chiến thắ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_5_tuan_9_den_19.doc
Giáo án liên quan