Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Bài 9: Cách mạng mùa thu - Trường TH Kim Chung

- GV chuyển ý, dẫn dắt vào bài và ghi bảng

- GV nêu câu hỏi:

? Thế giới giai đoạn 1939 – 1945 có sự kiện gì nổi bật?

? Mỗi phe gồm những nước nào?

? Theo con hiểu đồng minh ở đây là thế nào?

- Gọi HS trả lời

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét, chuyển ý:

Tình hình thế giới như vậy có ảnh hưởng gì đến hoàn cảnh lịch sử nước ta? Cô và các con cũng đi tìm hiểu phần thứ nhất

- GV ghi bảng

- Gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK trang 19.

- GV nêu:

Để tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ các con hoàn thiện phiếu bài tập sau:

- Bật máy

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Bài 9: Cách mạng mùa thu - Trường TH Kim Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM CHUNG
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
PHÂN MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 5
Bài 9 : Cách mạng mùa thu
 Ngày dạy: 31 tháng 10 năm 2019
 GV thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.
- Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19 – 8 – 1945. Ngày 19 – 8 trở thành ngày của Cách mạng tháng Tám.
2/ Kĩ năng:
- Nêu được khí thế sục sôi của nhân dân cả nước trong quá trình đấu tranh giành chính quyền năm 1945.
- Trình bày được diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và một số tỉnh thành trong cả nước năm 1945.
- Kể được một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của khởi nghĩa ở địa phương em năm 1945.
3/ Thái độ:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
- Tự hào về sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng và Bác Hồ.
- Tích cực học tập, hăng hái xây dựng bài và rèn luyện bản thân có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. 
4/ Định hướng phát triển năng lực:
- Giao tiếp, đoàn kết và hợp tác.
- Tự chủ, chủ động học tập.
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
- Thiết kế bài giảng trên phần mềm Powerpoint
- Phiếu học tập
- Máy chiếu
- Sách giáo khoa, phấn màu
2/ Học sinh:
- Sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương,
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,
- Đọc trước và tìm hiểu nội dung bài.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’ – 4’
I/ Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi:
? Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
?Trong những năm 1930 – 1931, nhân dân Nghệ - Tĩnh đã làm gì?
- Gọi HS trả lời 
- HS nhận xét
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ
- 2 HS trả lời miệng
- HS lắng nghe, nhận xét
30’ – 32’
1’
10-12’
10 -13’
5 - 7’
II/ Bài mới
A. Giới thiệu bài:
B. Giảng bài:
1.Thời cơ cách mạng:
-Thế lực kẻ thù suy yếu.
- Nhân dân ta sục sôi khí thế cách mạng.
2) Khởi nghĩa giành chính quyền:
-Hà Nội 19/8/1945
- Huế ngày 23/8/1945
- Sài Gòn ngày 25/8/1945
- Cả nước ngày 28/8/1945.
3. Ý nghĩa lịch sử:
-Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
- Mang lại độc lập, tự do cho nước nhà.
- GV chuyển ý, dẫn dắt vào bài và ghi bảng
- GV nêu câu hỏi:
? Thế giới giai đoạn 1939 – 1945 có sự kiện gì nổi bật?
? Mỗi phe gồm những nước nào?
? Theo con hiểu đồng minh ở đây là thế nào?
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chuyển ý:
Tình hình thế giới như vậy có ảnh hưởng gì đến hoàn cảnh lịch sử nước ta? Cô và các con cũng đi tìm hiểu phần thứ nhất
- GV ghi bảng
- Gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK trang 19.
- GV nêu:
Để tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ các con hoàn thiện phiếu bài tập sau:
- Bật máy
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn để hoàn thành phiếu bài tập (Thời gian 1’)
- Gọi đại diện nhóm đọc kết quả
- Gọi các nhóm nhận xét
- GV bật đáp án đúng
- GV chốt
- Chuyển ý: Như các con đã biết trước 1940, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến cuối 1940 lại thêm phát xít Nhật vào xâm lược nước ta. 
? Lúc bấy giờ nước ta rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
- Gọi HS trả lời
? Theo con tại sao nhân dân ta phải chịu áp bức 1 cổ 2 tròng?
- GV chỉ vào phiếu nói: Tháng 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp giành chính quyền đô hộ đến giữa tháng 8 – 1945, Nhật đầu hàng đồng minh.
- GV hỏi: Con biết vì sao Nhật đầu hàng 
đồng mình không?
- Gọi HS nhận xét
- GV bổ sung: 
 Nhật còn thua trận ở Châu Á. Mặt khác tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức.
- GV hỏi:
?Vậy lúc này thế lực của kẻ thù thế nào? 
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng
- GV hỏi: 
?Khí thế cách mạng của nhân dân ta lúc này thì sao?
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng
- GV hỏi:
?Đứng trước tình hình này Đảng và Bác Hồ đã có chủ trương gì?
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét chốt: 
Đảng ta xác định đây là thời cơ ngàn năm có một nên đã ra lệnh tổng khởi nghĩa giành độc lập, tự do.
- GV chiếu: Thư kêu gọi và nêu ý chính trong thư
- GV hỏi: Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Bác Hồ nhân dân ta đã làm gì?
- GV nhận xét, chuyển ý:
Vậy họ vùng dậy ở những đâu và kết quả ra sao, chúng mình cùng tìm hiểu tiếp phần thứ 2 của bài.
- GV ghi bảng
- GV nêu: Hà Nội là thành phố lớn, chúng ta cùng tìm hiểu cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội.
- GV yêu cầu HS đọc phần còn lại trong SGK thảo luận nhóm 4 (trong 2’) 
- GV chiếu 3 câu hỏi thảo luận
- GV bao quát chung
- GV hỏi:
? Ngày 18/8/1945, khí thế của nhân dân Hà Nội như thế nào?
? Ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội diễn ra như thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- GV nhận xét
- GV chiếu hình ảnh Nhà Hát Lớn, hỏi: 
? Trong hình ảnh này con thấy số lượng người như thế nào?
? Cuộc biểu tình của đoàn người ấy đã xông vào chiếm những cơ quan đầu não nào của kẻ thù?
- GV hỏi: Con biết Phủ Khâm sai là nơi nào không?
- GV nêu
- GV yêu cầu HS: Kể lại diễn biến ở Phủ Khâm sai ngày 19/8/1945?
- GV nhận xét và chiếu máy (vừa chỉ tranh vừa nói)
- GV nêu yêu cầu HS:
Thuật lại diễn biến của ngày khởi nghĩa 18/8 và 19/8/1945 ở Hà Nội
- GV chiếu 4 tranh, yêu cầu mỗi HS thuật lại 2 tranh.
- Hỏi tiếp:
? Như vậy cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra vào thời gian nào? Kết quả ra sao?
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng:
- GV hỏi: 
? Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào đấu tranh của cả nước?
? Sau Hà Nội, những nơi nào giành được chính quyền?
- GV yêu cầu HS lên kể về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế
? Cuộc khởi nghĩa ở Huế toàn thắng ngày nào?
? Cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn toàn thắng vào ngày nào?
- Gọi HS lên kể
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng
*Chuyển ý và hỏi: Các con thấy đấy, các thành phố lớn đã giành được chính quyền thế còn ở địa phương mình giành chính quyền vào ngày nào và khởi nghĩa ra sao? Bạn nào xung phong lên kể?
- GV nhận xét
? Vậy cả nước giành chính quyền vào ngày nào?
- GV chốt, ghi bảng
- GV cho HS xem phim tư liệu
*Chuyển ý: Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung cuối của bài.
- GV ghi bảng
- GV hỏi;
? Vì sao nhân dân ta giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám?
? Khí thế của cuộc cách mạng này thể hiện điều gì?
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng
? Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám mang lại tương lai gì cho đất nước?
- Gọi nhận xét
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng
- GV chốt: 
Thành công của Cách mang tháng Tám chứng tỏ Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn vượt trước thời gian đã chớp đúng thời cơ lãnh đạo của nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa giành thắng lợi. Phá tan xiềng xích nô lệ gần 100 năm của Pháp, gần 5 năm của Nhật và hàng nghìn năm của chế độ thực dân phong kiến.
Cuộc vùng lên ấy đã mở ra cho đất nước ta một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 
- HS nghe, ghi vở
- HS nghe, trả lời
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS ghi vở
- HS mở SGK trang 19
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS giải thích
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS trả lời
- HS ghi vở
- HS nghe ghi vở
- HS trả lời
- HS nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời
- HS ghi vở
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trả lời
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Trại Bảo An binh, Sở Cảnh sát
- 1HS trả lời
- HS nghe
- HS lên chỉ tranh và kể
- HS nghe
- HS thuật lại diễn biến theo tranh
- 1HS trả lời
- HS nghe và ghi vở
- HS trả lời
- HS nghe, ghi nhớ
- HS lên kể
- HS trả lời
-HS lên kể
- 2- 3 HS kể
- HS trả lời
- HS nghe
- HS trả lời
- HS ghi vở
- HS xem phim và ghi nhớ
- 2 HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nghe, ghi vở
- HS trả lời
- HS nghe
2’- 4’
C/ Củng cố - Dặn dò:
- Ôn lại bài
- Tìm hiểu kiến thức lịch sử và đọc trước bài: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
- GV nêu câu hỏi:
? Bài học của chúng ta hôm nay tại sao lại lấy tên gọi là Cách mạng mùa thu?
? Đất nước ta lấy ngày nào là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt, ghi bảng: 19/8/1945
 - Hỏi thêm: 
Học xong bài lịch sử hôm nay con hiểu thêm được điều gì? Con có suy nghĩ gì?
- GV chốt bài, nhấn mạnh vai trò của Đảng, Bác Hồ, tinh thần cách mạng của nhân dân.
- Nghe bài hát 19/8
- GV nhắc nhở trước lớp 
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nghe 
- HS nghe và chuẩn bị
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM CHUNG
Lớp: 5C
PHIẾU HỌC TẬP
Phân môn: Lịch sử - Tuần 9
BÀI : CÁCH MẠNG MÙA THU
Từ cuối năm 1940 đến giữa tháng 8 năm 1945, hoàn cảnh lịch sử nước ta như thế nào? Hãy nối các mốc thời gian ở cột A với sự kiện lịch sử ở cột B sao cho phù hợp:
A 
(Mốc thời gian)
 B
(Sự kiện lịch sử)
1) Cuối năm 1940
a) Nhật đầu hàng đồng minh.
2) Tháng 3 năm 1945
b) Nhật sang xâm lược nước ta.
3) Giữa tháng 8 năm 1945
c) Nhật đảo chính Pháp, 
giành quyền đô hộ nước ta.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_5_bai_9_cach_mang_mua_thu_truong_th.doc