Phiếu bài tập Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 24

Câu 1: Dòng nào dƣới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ?

a) Yên ổn hẳn, tránh đƣợc tai nạn, tránh đƣợc thiệt hại.

b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.

c) Không có chiến tranh và thiên tai.

Gợi ý: Con đọc kĩ các đáp án để tìm một câu trả lời hợp lí. Sau đó hãy chọn đáp án

đúng nhất và khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng.

Câu 2: Đọc bản hƣớng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những

cơ quan, tổ chức và những ngƣời có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em

không có ở bên.

a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số

điện thoại của ông bà, chú bác, ngƣời thân để báo tin.

b) Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần

phải :

- Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.

- Kêu lớn để những ngƣời xung quanh biết.

- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trƣờng học,

đồn công an.

c) Khi đi chơi, đi học, em cần :

- Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.

- Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền.

d) Khi ở nhà một mình, em phải khoá cửa, không cho ngƣời lạ biết em chỉ có một

mình và không để ngƣời lạ vào nhà.

pdf15 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu bài tập Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Song, co: các đơn vị tiền cổ của ngƣời Ê-đê; hai song bằng một co 
- Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội 
- Nhân chứng: ngƣời làm chứng 
- Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lƣợng và giá trị 
- PH cho HS đọc bài tập đọc 2 lần, gạch chân dƣới những từ khó đọc có trong 
bài và đọc lại những từ đó. 
- Cho HS đọc phần chú thích. 
- Cho HS chia đoạn, luyện đọc theo từng đoạn. 
- Cho HS đọc từng câu hỏi và ghi câu trả lời vào chỗ chấm. 
- Cho HS tự rút ra nội dung bài tập đọc. 
Nội dung: Ngƣời Ê-đê từ xƣa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, 
công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của ngƣời Ê-
Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi ngƣời phải sống và 
làm việc theo pháp luật. 
Câu 1: Ngƣời xƣa đặt ra luật tục để làm gì ? 
Gợi ý: Con suy nghĩ từ hiểu biết thực tế của bản thân mình để trả lời. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 2: Kể những việc mà ngƣời Ê-đê xem là có tội. 
Gợi ý: Con đọc phần "Về các tội" trang 57 trong bài. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 3: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt 
rất công bằng. 
Gợi ý: Con đọc các phần "Về cách xử phạt" và "Về tang chứng và nhân chứng" rồi 
trả lời. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 4 
Hãy kể tên một số luật của nƣớc ta hiện nay mà em biết. 
Gợi ý: Con vận dụng kiến thức thực tế để trả lời. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Chính tả 
NGHE - VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ 
 Vƣợt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đƣờng núi nhu nhú nhƣ 
chín mƣơi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, 
chọc thủng xong mấy dặm sƣơng mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan-xi-
păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan-xi-păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa 
Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai. 
 Theo Nguyễn Tuân 
- PH cho HS đọc bài chính tả 2 lần, gạch chân dƣới những từ dễ viết sai. 
- Cho HS viết lại những từ khó viết trong bài rồi đọc lại bài chính tả 1 lần nữa. 
- PH đọc bài cho HS viết vào tập trắng. 
- Sau khi viết xong, PH tiến hành rà soát lỗi cho HS. 
Bài tập: 
1. Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau : 
Tại đây, các con 
Tại đất Tây Nguyên ông bà mình này 
Nơi mẹ đã đẻ ra ta và cắt rốn ta bằng cây nứa 
Chỗ tuổi nhỏ ta nằm nƣớc bò qua bụng đỏ 
Và gió cao nguyên thổi nhột lỗ tai non. 
Chính nơi đây các con 
Xƣa Đăm Săn, Y Sun, ông nội ta và lũ làng 
Đã rèn dao và mài gƣơm dƣới trăng trong suốt 
Trong rừng già Mơ-nông, mặt trời không xuống đất 
Vẫn thanh đoản kiếm xƣa Đăm Săn đuổi giặc 
Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, cha ta và lũ làng mài gấp 
Hai mƣơi năm cạn nƣớc sông Ba. 
Theo PRÊ KI MA LA MÁC 
Gợi ý: Con tìm các tên riêng chỉ ngƣời và tên riêng chỉ địa lí có trong đoạn văn. 
- Tên ngƣời, tên dân tộc: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
- Tên địa lí: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
2. Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau : 
Ai từng đóng cọc trên sông 
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh ? 
Vua nào thần tốc quân hành 
Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời ? 
Vua nào tập trận đùa chơi 
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ ? 
Vua nào thảo Chiếu dời đô ? 
Vua nào chủ xƣớng Hội thơ Tao Đàn ? 
Theo TRẦN LIÊN NGUYỄN 
Gợi ý: Con vận dụng kiến thức thực tế để giải đố. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 Luyện từ và câu 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH 
Câu 1: Dòng nào dƣới đây nêu đúng nghĩa của từ an ninh ? 
a) Yên ổn hẳn, tránh đƣợc tai nạn, tránh đƣợc thiệt hại. 
b) Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. 
c) Không có chiến tranh và thiên tai. 
Gợi ý: Con đọc kĩ các đáp án để tìm một câu trả lời hợp lí. Sau đó hãy chọn đáp án 
đúng nhất và khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. 
Câu 2: Đọc bản hƣớng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những 
cơ quan, tổ chức và những ngƣời có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em 
không có ở bên. 
a) Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số 
điện thoại của ông bà, chú bác, ngƣời thân để báo tin. 
b) Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần 
phải : 
- Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin. 
- Kêu lớn để những ngƣời xung quanh biết. 
- Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trƣờng học, 
đồn công an. 
c) Khi đi chơi, đi học, em cần : 
- Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh. 
- Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền. 
d) Khi ở nhà một mình, em phải khoá cửa, không cho ngƣời lạ biết em chỉ có một 
mình và không để ngƣời lạ vào nhà. 
Theo GIA KlNH 
- 113 : Số điện thoại của lực lƣợng công an thƣờng trực chiến đấu. 
- 114 : số điện thoai của lực lƣợng công an phòng cháy chữa cháy. 
- 115 : số điện thoại của đội thƣờng trực cấp cứu y tế. 
Gợi ý: 
Con đọc thật kĩ rồi tìm những từ ngữ quan trọng cần tìm có trong bản hƣớng dẫn. 
- Từ ngữ chỉ việc có thể tự bảo vệ khi cha mẹ em không có bên cạnh: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
- Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
- Từ ngữ chỉ ngƣời giúp em bảo vệ an toàn cho mình: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Tập đọc 
HỘP THƢ MẬT 
 Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thƣ mật. 
 Ngƣời đặt hộp thƣ lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thƣ cũng 
đƣợc đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, ngƣời liên lạc còn 
gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thƣờng bằng những vật gợi ra hình 
chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến 
thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại. 
 Anh dừng xe trƣớc một cột cây số ven đƣờng, giữa cánh đồng vắng. Tháo chiếc 
bu-gi ra xem, nhƣng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát 
mặt đất phía sau một cây số. Nó kia rồi! Một hòn đá hình mũi tên (lại hình chữ V 
quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bƣớc chân. 
 Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trƣớc nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-
gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thƣ lần này cũng là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh 
răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó thƣ 
báo cáo của mình, rồi thả hộp thuốc về chỗ cũ. 
 Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có ngƣời đến lấy thƣ. Anh trở lại bên xe, 
lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chƣa đầy nửa 
giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng ngƣời giữa phố phƣờng náo nhiệt. 
HỮU MAI 
- Hai Long: tên thƣờng gọi của Thiếu tƣớng Vũ Ngọc Nhạ (1928 – 2002), một 
chiến sĩ tình báo nổi tiếng hoạt động trong lòng địch trƣớc ngày miền Nam giải 
phóng. 
- Chữ V: chữ cái đầu của tên nƣớc ta, đồng thời là chữ cái mở đầu một từ tiếng 
Anh có nghĩa là “chiến thắng” 
- Bu-gi: bộ phận phát lửa của động cơ xe 
- Cần khởi động: cần đạp ở xe để nổ máy 
- Động cơ: bộ phận dùng để biến xăng, dầu thành năng lƣợng chạy máy 
 - PH cho HS đọc bài tập đọc 2 lần, gạch chân dƣới những từ khó đọc có trong 
bài và đọc lại những từ đó. 
- Cho HS đọc phần chú thích. 
- Cho HS chia đoạn, luyện đọc theo từng đoạn. 
- Cho HS đọc từng câu hỏi và ghi câu trả lời vào chỗ chấm. 
- Cho HS tự rút ra nội dung bài tập đọc. 
Nội dung: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng 
địch đã dũng cảm, mƣu trí giữ vững đƣờng dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự 
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. 
Câu 1: Ngƣời liên lạc ngụy trang hộp thƣ mật khéo léo nhƣ thế nào ? 
Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 2, 3, 4. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 2: Qua những vật có hình chữ V, ngƣời liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai 
Long điều gì ? 
Gợi ý: Con đọc đoạn văn thứ 2. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 3: Nêu cách lấy thƣ và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm nhƣ 
vậy ? 
Gợi ý: Con đọc đoạn văn 3, 4, 5. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa nhƣ thế 
nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ? 
Gợi ý: Theo con các chiến sĩ tình báo hoạt động trong vùng địch sẽ cung cấp đƣợc 
điều gì đáng giá cho quân ta? Điều này có ý nghĩa gì? 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
 Tập làm văn 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT 
Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dƣới : 
Cái áo của ba 
 Tôi có một ngƣời bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. 
Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. 
 Chiếc áo sờn vai của ba dƣới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo 
xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đƣờng khâu đều đặn nhƣ khâu máy, 
thoáng nhìn qua khó mà biết đƣợc đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng 
tắp nhƣ hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo nhƣ hai cái lá non trông thật dễ 
thƣơng. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt nhƣ chiếc áo quân phục thực sự. Cái 
măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. 
 Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có 
cảm giác nhƣ vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thƣơng đang ôm lấy tôi, tôi nhƣ đƣợc 
dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trƣờng, các bạn và cô giáo đều 
gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" 
"Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời. 
 Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chƣa kịp thấy tôi chững 
chạc nhƣ một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của 
ba. 
 Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên nhƣ ngày nào mặc dù cuộc 
sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng 
của tôi và cả gia đình tôi. 
PHẠM HẢI LÊ CHÂU 
- Bạn đồng hành : bạn cùng đi đƣờng. 
- Vén khéo : khéo léo, đảm đang. 
- Măng sét : của tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng. 
Bài tập: 
1. Đọc bài văn Cái áo bà ba và thực hiện các yêu cầu sau: 
Gợi ý: 
a. Con đọc kĩ toàn bài và xác định từng phần. 
b. So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tƣơng đồng. Từ ngữ 
thƣờng dùng để so sánh là: nhƣ, tựa nhƣ, tựa, nhƣ là, là,... 
Nhân hoá là dùng từ ngữ để gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn chỉ đƣợc 
dùng để gọi hoặc tả con ngƣời. 
a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn. 
+ Hình ảnh so sánh: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
+ Hình ảnh nhân hóa: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ 
vật gần gũi với em. 
Gợi ý: - Chỉ viết thành một đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 
- Lựa chọn một đồ vật gần gũi với mình để quan sát hình dáng hoặc tìm hiểu về 
công dụng để viết. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 
Luyện từ và câu 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG 
I. Nhận xét 
1. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dƣới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của 
mỗi vế câu: 
a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sƣơng đã buông nhanh xuống mặt biển. 
THI SÁNH 
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. 
NGUYỄN PHAN HÁCH 
Gợi ý: Con phân tích các cụm chủ - vị trong từng câu rồi xác định các vế trong 
mỗi câu ghép; xác định các cụm chủ - vị của mỗi vế. 
Trả lời: 
2. Các từ in đậm trong hai câu ghép trên đƣợc dùng làm gì ? Nếu lƣợc bỏ 
những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi ? 
Gợi ý: Con thử lƣợc bỏ các từ in đậm đó xem câu có còn đƣợc chặt chẽ và hợp lí 
nữa hay không? 
Trả lời: 
- Các từ vừa...đã, đâu...đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối các vế câu 1 với 
vế câu 2. 
- Nếu lƣợc bỏ các từ vừa...đã trong câu a thì quan hệ giữa các vế câu không còn 
chặt chẽ nhƣ trƣớc. 
Hai sự việc nắng nhạt, sƣơng buông nhanh xuống mặt biển ở câu chỉ đƣợc đặt cạnh 
nhau, không còn quan hệ tiếp nối liên tiếp với nhau nữa. 
- Nếu lƣợc bỏ các từ đâu ... đấy trong câu b thì câu văn trở thành không hoàn 
chỉnh. 
3. Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn. 
Gợi ý: 
Con suy nghĩ và trả lời. 
Trả lời: 
Với câu a: mới...đã..., càng...càng...; 
- Buổi chiều, nắng mới nhạt, sƣơng đã buông nhanh xuống mặt biển. 
- Buổi chiểu, nắng càng nhạt, sƣơng càng buông nhanh xuống mặt biển. 
Với câu b: chỗ nào...chỗ ấy. 
- Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy. 
Ghi nhớ: 
Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể 
nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng nhƣ: 
- vừa ... đã ... ; chƣa ... đã ... ; mới ... đã ... ; vừa ... vừa ... ; càng ... càng ... 
- đâu ... đấy ; nào ... ấy ; sao ... vậy ; bao nhiêu ... bấy nhiêu 
II. Luyện tập 

File đính kèm:

  • pdfphieu_bai_tap_tieng_viet_khoi_5_tuan_24.pdf