Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe, viết, trình bày đúng đoạn văn: Cô gái của tương lai.

- Luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.

2. Kĩ năng: Trình bày đẹp đoạn văn: Cô gái của tương lai.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1'

Sĩ số: 27 vắng: .

 

doc49 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sánh.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm. 
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, 8m2 5dm2 = 8,05m2
 8m2 5dm2 < 8,5m2
 8m2 5dm2 > 8,005m2
b, 7m3 5dm3 = 7,005m3
 7m3 5dm3 < 7, 5m3
 2,94 dm3 > 2dm3 94cm3
+ Nêu cách làm?
- Học sinh nêu.
Bài 2: 10'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? 
Tóm tắt:
 Chiều dài: 150m
 Chiều rộng = 2/3 chiều dài.
 TB cứ 100m2 thu 60kg
 Cả thửa ruộng thu: ...tấn thóc?
+ Muốn biết thửa ruộng thu được bao nhiêu tấn thóc trước hết ta phải làm gì?
- Tìm số đo diện tích của thửa ruộng.
+ Muốn tính được diện tích thửa ruộng ta phải tìm gì?
- Tìm chiều rộng của thửa ruộng.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
 (m)
Diện tích của thửa ruộng đó là:
 (m2)
15000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
( lần )
Số tấn thóc thu được trên thửa ruộng đó
 (kg)
9000kg = 9 tấn
 Đáp số: 9 tấn
+ Tìm chiều rộng của thửa ruộng dựa vào dạng toán nào?
- Tìm phân số của 1 số.
+ Nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật?
- Lấy chiều dài nhân chiều rộng.
Bài 3: 8'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt:
Chiều dài: 4m
Chiều rộng: 3m
Chiều cao: 2,5m
80% V đang chứa nước.
a, Bể có: ...l nước? (1l = 1 dm3)
b, Mức nước trong bể cao bao nhiêu mét?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
a,	Thể tích của bể nước là:
 (m3)
Thể tích của phần bể có chứa nước là:
 (m3)
 Số lít nước chứa trong bể là:
24m3 = 24000dm3 = 24000l
b, Diện tích của đáy bể là:
 m2)
Chiều cao của mực nước trong bể là:
24: 12 = 2 ( m )
 Đáp số: a, 24000l 
 b, 2m 
+ Nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật?
- Lấy chuiều dài nhân chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích? diện tích liền kề?
+ Nhận xét giờ học.
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................=============================
Tập đọc
Tiết 60: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: lối, lấp ló, nặng nhọc...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ, thuỷ, tân thời, y phục....
- Hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền thống; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương tây của áo dài Việt Nam; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca, tự hào.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Thái độ: Giáo dục niềm tự hào về truyền thống dân tộc của người phụ nữ Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Tranh minh hoạ trang 122 SGK. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng: .......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc bài: Một vụ đắm tàu. 
+ Nêu nội dung của bài?
- Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Tà áo dài Việt Nam.
b. Nội dung:
Luyện đọc: 10'
- Gọi học sinh đọc toàn bài. 
- GV chia đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn đọc câu văn dài.
 Chiếc áo tân thời / là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo / với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải SGK.
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ SGK.
+ Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 3 – nhận xét.
+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài: 10'
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài.
+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người Việt Nam xưa?
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Chiếc áo dài tần thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Áo dài truyền thống có hai loại áo: áo từ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh vải sau ghép liền giữa số lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân may như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải. Áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.
- Cho học sinh quan sát áo từ thân và giảng thêm.
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
- Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị, vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thanh thoát hơn.
+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, duyên dáng hơn.
+ Nêu nội dung chính của bài?
- Bài văn giới thiệu chiếc áo cổ truyền, áo dài hiện đại và sự duyên dáng, thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
Luyện đọc diễn cảm: 6'
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- Giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
+ Treo bảng phụ đã chép sẵn đoạn luyện đọc diễn cảm – Nêu những từ cần nhấn giọng?
 Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo mớ cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy).
 Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
- Gọi học sinh thể hiện lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn đọc diễn cảm theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện nhóm đọc – nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Bài văn cho em biết điều gì?
+ Nhận xét tiết học.
- Bài văn giới thiệu chiếc áo cổ truyền, áo dài hiện đại và sự duyên dáng, thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ==========================
Địa lí 
Tiết 30: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ tên và tìm được vị trí của 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- Mô tả được vị trí địa lý, độ sâu trung bình, diện tích  của các địa dương dựa vào bản đồ (lực đồ) và bảng số liệu.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng chỉ bản đồ.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới. Bảng số liệu về các đại dương
- HS: sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh thông tin về các đại dương và các sinh vật dưới lòng đại dương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	Sĩ số: 27 vắng: .......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 Kiểm tra bài cũ: 5'
+ Tìm trên bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu)  vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực?
+ Em biết gì về châu Đại Dương?
+ Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực?
+ Nhận xét – đánh giá.
- Học sinh chỉ vị trí của châu Đại Dương và châu Nam Cực trên bản đồ.
- Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thài Bình Dương; có khí hậu khô hạn,...
- Khí hậu lạnh nhất thế giới, không có người dân sinh sống.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Các đại dương trên thế giới.
b. Nội dung:
Hoạt động1: (10') Nhóm bàn
 1. Vị trí các đại dương
- Quan sát hình 1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn các đại dương trên thế giới.
- HS làm việc theo nhóm bàn kẻ bảng so sánh (theo mẫu) vào phiếu học tập sau đó thảo luận để hoàn thành bảng so sánh:
Tên đại dương
Vị trí (nằm ở bán cầu nào)
Tiếp giáp với các châu lục, đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn ở bán cầu tây, một phần nhỏ ở bán cầu đông
- Giáp các châu lục: Châu Á, châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực, Châu Âu.
- Giáp các đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
Ấn Độ Dương
Nằm ở bán cầu đông
- Giáp các châu lục: châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương,, châu Phi, châu Nam Cực.
- Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
Đại Tây Dương
Một nửa nằm ở bán cầu đông, một nửa nằm ở bán cầu tây
- Giáp các châu lục: Châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực
- Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Bắc Băng Dương
 Nằm ở nam cực bắc.
- Giáp các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ
- Giáp Thái Bình Dương
Hoạt động 2: (8') Lớp 
 2. Một số đặc điểm của đại dương
- Treo bảng số liệu về các đại dương, yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu để:
+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m), độ sâu lớn nhất (m) của từng đại dương?
- Ấn Độ Dương có diện tích 75 triệu km2, độ sâu trung bình 3963m, độ sâu lớn nhất 7455m; Bắc Băng Dương có diện tích 13 triệu km2, độ sâu trung bình là 1134m, độ sâu lớn nhất là 5449m; Đại Tây Dương có diện tích 93 triệu km2, độ sâu trung bình 3530m, độ sâu lớn nhất 9227m; Thái Bình Dương có diện tích 180 triệu km2, độ sâu trung bình 4279m, độ sâu lớn nhất 11034m.
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ theo diện tích là:
- Các đại dương xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ theo diện tích là: 
+ Thái Bình Dương
+ Đại Tây Dương
+ Ấn Độ Dương
+ Bắc Băng Dương
+ Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất là Thái Bình Dương.
Hoạt động 3:( 8') Nhóm
- GV chia thành các nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị trưng bày tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu cho các bạn.
 3. Thi kể lại các đại dương
- Học sinh làm  việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo câu chuyện mình sưu tập được thành báo tường
- GV cùng học sinh đi cả lớp nghe các bạn giới thiệu kết quả sưu tầm.
- GV và cả lớp bình chọn cho nhóm sưu tầm đẹp, hay nhất và trao giải.
- Lần lượt các nhóm giới thiệu trước lớp.
4. Củng cố , dặn dò: 1'
+ Trong các châu đại dương châu lục nào do Ma- gien-lăng và đoàn thám hiểm tìm ra?Vì sao lại có tên là như vậy?
+ Nhận xét giờ học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................==================================
Ngày soạn: 14-4-2019
Ngày giảng: Thứ Năm, ngày 18 tháng 4 năm 2019
	Tập làm văn
Tiết 59: ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về bài văn tả con vật: cấu tạo, nghệ thuật quan sát, các giác quan sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật sử dụng.
2. Kĩ năng: Thực hành viết đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật.
3. Thái độ:Giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ con vật có ích.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Sĩ số: 27 vắng: .......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
- Gọi học sinh đọc bài văn tả cây cối.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về tả con vật.
b. Nội dung:
+ Em hãy nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn cấu tạo của bài văn miêu tả con vật và gọi học sinh đọc.
- Gồm 3 phần:
1. Mở bài: giới thiệu con vật cần tả.
2. Thân bài: 
- Tả bao quát:
- Tả thói quen sinh hoạt và 1 vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của mình đối với con vật.
Bài tập.
Bài 1: 12'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Gọi học sinh đọc bài văn.
Đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
+ Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
- Bài văn trên gồm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: (Chiều nào cũng vậy ... nhà tôi mà hót) giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
+ Đoạn 2: (Hình như nó ... mờ mờ rủ xuống cỏ cây) tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
+ Đoạn 3: (Hót một lúc lâu ... trong bóng đêm dày) tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
+ Đoạn 4: (Rồi hôm sau ... đoạn vỗ cánh vút đi) tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b, Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
c, Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thị giác và thính giác.
- Học sinh trả lời.
Bài 2: 15'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
 Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của 1 con vật mà em yêu thích.
- GV yêu cầu: Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào VBT – 1 bạn viết trên bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu cấu tạo bài văn tả con vật?
+ Nhận xét giờ học.
- Gồm 3 phần:
1. Mở bài: giới thiệu con vật cần tả.
2. Thân bài: 
- Tả bao quát:
- Tả thói quen sinh hoạt và 1 vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của mình đối với con vật.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................ =============================
Toán 
Tiết 149: ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian đã học.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
- Giải bài toán chuyển động đều.
2. Kĩ năng: Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành	 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các hình minh hoạ trong bài 3. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng: .......
 	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích, diện tích liền kề?
- Nhận xét – đánh giá.
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập về đo thời gian.
b. Nội dung:
Bài 1: 7'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, 1 thế kỉ = 100 năm 
 1 năm = 12 tháng
 1 năm không nhuận có 365 ngày
 1 năm nhuận có 366 ngày
 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày
 Tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày
b, 1 tuần lễ có 7 ngày
 1 ngày 24 giờ
 1 giời 60 phút
 1 phút 60 giây
+ Nêu lại các đơn vị đo thời gian đã học?
- Thế kỉ, năm, tháng, giờ, phút, giây, tuần, ngày.
Bài 2: 6’
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 4 học sinh làm bảng phụ.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
a, 2 năm 6 tháng = 30 tháng
 3 phút 40 giây = 220 giây
 1 giờ 15 phút = 75 phút
 2 ngày 2 giờ = 50 giờ
b, 28 tháng = 2 năm 4 tháng
 150 giây = 2 phút 30 giây
 144 phút = 2 giờ 24 phút
 54 giờ = 2 ngày 6 giờ
 30 phút = 0,5 giờ
 6 phút = 0,1 giờ
12 phút = 0,2 giờ
c, 60 phút = 1 giờ
 45 phút = 0,75 giờ
 15 phút = 0,25 giờ
 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
 90 phút = 1,5 giờ
+ Nêu cách đổi đơn vị đo thời gian?
- Học sinh nêu.
Bài 3: 6'
- GV đánh số thứ tự a, b, c, d cho các đồng hồ minh hoạ trong bài theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới sau đó yêu cầu học sinh ghi số giờ của từng đồng hồ vào vở.
- GV gọi học sinh nêu số giờ mình đã ghi được.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, 10 giờ 
b, 6 giờ 5 phút
c, 10 giờ kém 17 phút hay 9 giờ 43 phút
d, 1 giờ 17 phút.
+ Có mấy cách xem giờ? Đó là những cách nào?
- Có 2 cách xem giờ: xem giờ hơn và xem giờ kém.
Bài 4: 7'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ GV yêu cầu học sinh làm bài, nhắc học sinh đây là bài tập dạng trắc nghiệm nên các em không cần trình bày lời giải, chỉ cần giải ra giấy nháp rồi khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp án mà bài đã cho.
- Học sinh làm bài ra nháp.
 Khoanh tròn vào đáp án B
4. Củng cố, dặn dò: 1'
+ Nêu lại các đơn vị đo thời gian đã học?
+ Nhận xét giờ học.
- Thế kỉ, năm, tháng, giờ, phút, giây, tuần, ngày.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
===============================
Khoa học 
Tiết 60: SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiên thức: Hiểu được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát và trả lời.
3. Thái độ: chăm sóc và bảo vệ con vật có ích.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Băng hình minh hoạ cảnh hổ, hươu nuôi dạy con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
Sĩ số: 27 vắng: .......
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
+ Thú sinh sản như thế nào?
+ Thú nuôi con như thế nào?
+ Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim ở điểm nào?
- Nhận xét – đánh giá.
- Trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể mẹ cho đến khi ra đời. Thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú trưởng thành 
- Thú mẹ nuôi bằng sữa cho đến khi có thể tự kiếm ăn.
+ Chim đẻ trứng, ấp trứng và trứng nở thành con.
+ Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ, bào thai của thú con lớn lên trong bụng mẹ. 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (10') Nhóm
1. Sự nuôi dạy con của hổ
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm theo định hướng.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 8 học sinh -Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ, đọc thông tin trang 112 và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận – dại diện trình bày nhận xét.
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
+ Hổ mẹ đẻ mỗi lứa bao nhiêu con?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
- Hổ mẹ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con.
- Vì hổ con lúc mới sinh ra rất yếu ớt.
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
- Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi.
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
- Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập.
+ Hình 1a chụp cảnh gì?
- Hình 1a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
+ Hình 2a chụp cảnh gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Hình 2a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
- Cho học sinh xem băng hình cảnh hổ dạy con săn mồi.
- Học sinh quan sát.
=>Khi hổ con được hai tháng tuổi hổ mẹ bắt đầu dạy chúng săn mồi. Thời gian đầu, hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi cùng hổ mẹ và cuối cùng nó tự săn mồi dưới sự theo dõi của bố mẹ. Khi đã tự săn mồi h

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2018_2019_pham_thi_hu.doc