Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 3: Kỹ năng cảm thông, chia sẻ

- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về một hoạt động Đại sứ văn hóa mà con đã quan sát từ mọi người xung quanh hoặc từ chính bản thân con trong tuần qua.

- GV cho học sinh xem hình ảnh hồi bé của tổng thống Mỹ Obama, Nick VuJicic và trả lời câu hỏi gợi ý sau:

+ Hai cậu bé trong bức hình có điểm gì mà con thấy khác biệt so với con và các bạn trong lớp?

+ Nếu một trong hai bạn đó được vào trong lớp học của chúng ta thì các con nghĩ các con sẽ làm những việc gì với các bạn?

(Lưu ý: Ở hoạt động này, GV chưa cung cấp tên của hai nhân vật trong ảnh).

- GV nhắc lại một số câu trả lời của học sinh và viết lên bảng:

Gợi ý một số câu học sinh có thể trả lời:

+ Khác biệt về màu da, không có tay chân

+ Không thích chơi vì không thích người da đen

+ Cảm thấy sợ vì bạn ấy không có tay chân

--> GV tổng kết câu trả lời và dẫn nhập vào bài mới: Trong cuộc sống, mỗi người là một cá thể và không có ai giống ai cả. Sự khác biệt tạo nên sự độc đáo và cá tính riêng của mỗi người. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức dung hòa sự khác biệt của mỗi người trong cuộc sống bằng kỹ năng cảm thông và chia sẻ.

- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 3: Kỹ năng cảm thông, chia sẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 3
KỸ NĂNG CẢM THÔNG, CHIA SẺ
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
HS hiểu được sự cảm thông, chia sẻ sẽ biết thương yêu, gắn kết tình cảm mọi người
Không đánh giá, kỳ thị bạn bè trước ngoại hình, hoàn cảnh gia đình, lực học
Thực hành bằng lời nói, các hành động cảm thông, chia sẻ với bạn bè
- Về kỹ năng:
 + HS thực hành bằng lời nói, các hành động cảm thông, chia sẻ với bạn bè
 -Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Bài báo về tuổi thơ của Obama và Nick Vujicic
Giấy A2, bút bi
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Kiểm tra bài cũ và định hướng bài mới 
- Thời gian: 8 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm bằng quan sát và tưởng tượng
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về một hoạt động Đại sứ văn hóa mà con đã quan sát từ mọi người xung quanh hoặc từ chính bản thân con trong tuần qua.
- GV cho học sinh xem hình ảnh hồi bé của tổng thống Mỹ Obama, Nick VuJicic và trả lời câu hỏi gợi ý sau: 
+ Hai cậu bé trong bức hình có điểm gì mà con thấy khác biệt so với con và các bạn trong lớp?
+ Nếu một trong hai bạn đó được vào trong lớp học của chúng ta thì các con nghĩ các con sẽ làm những việc gì với các bạn?
(Lưu ý: Ở hoạt động này, GV chưa cung cấp tên của hai nhân vật trong ảnh).
- GV nhắc lại một số câu trả lời của học sinh và viết lên bảng:
Gợi ý một số câu học sinh có thể trả lời:
+ Khác biệt về màu da, không có tay chân
+ Không thích chơi vì không thích người da đen
+ Cảm thấy sợ vì bạn ấy không có tay chân
--> GV tổng kết câu trả lời và dẫn nhập vào bài mới: Trong cuộc sống, mỗi người là một cá thể và không có ai giống ai cả. Sự khác biệt tạo nên sự độc đáo và cá tính riêng của mỗi người. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức dung hòa sự khác biệt của mỗi người trong cuộc sống bằng kỹ năng cảm thông và chia sẻ.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được kiến thức bài cũ.
- HS hiểu mục tiêu của bài học mới.
HĐ2: Đọc báo 
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu khái niệm, ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống.
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Bài báo về tuổi thơ dữ dội của Obama và Nick Vujicic
- GV hướng dẫn hoạt động: Đọc báo
- Luật chơi: GV phát ngẫu nhiên hai bài báo về hai nhân vật học sinh vừa được xem ảnh trong hoạt động khởi động. Học sinh có nhiệm vụ trong vòng 5 phút, đọc cẩn thận bài báo và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhân vật đó khác biệt gì so với các bạn cùng lớp
+ Cuộc sống của hai nhân vật đó ở trường học như thế nào?
+ Điều gì đã giúp họ có được thành công trong cuộc sống?
+ Hãy thử đặt em vào vị trí của Obama và Nick khi còn là học sinh trên ghế nhà trường, em sẽ có suy nghĩ, cảm xúc gì?
- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trên
- GV chia sẻ một số cảm nhận của mình để học sinh cảm nhận về sự khác biệt của mọi người trong cuộc sống. 
--> GV tổng kết: 
Cảm thông có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó, cảm nhận những gì họ đã phải trải qua, cả niềm vui và đau khổ Từ đó có lời nói, hành động và thái độ phù hợp, không làm tổn thương họ mà có thể giúp đỡ họ bằng năng lực của mình.
- HS hiểu ý nghĩa của việc cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống.
HĐ3: Câu chuyện của bạn và tôi
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Xây dựng ý thức cảm thông và chia sẻ cho học sinh
- Phương pháp và KTDH: Hồi tưởng
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chuẩn bị: 
+ Nhạc nhẹ
- GV bật nhạc nhẹ và đọc đoạn văn sau, yêu cầu học sinh nhắm mắt và cảm nhận. GV tắt đèn và làm sao cho phòng tối nhất có thể ( che rèm phòng học) và đọc với giọng trầm ấm, chậm rãi để hoạt động có hiệu quả cao nhất giúp học sinh cảm nhận:
“ Cuộc sống là vô vàn những sự khác biệt. Có thể bạn chưa nhìn thấy sự khác biệt nào đặc biệt. Có thể bạn chưa bao giờ nhìn thấy một ai đó có hành động giúp đỡ những người khác biệt, khó khăn. Và cũng có thể, bạn chưa bao giờ nghĩ rằng mình cần phải quan tâm hay đơn giản là giúp đỡ những người xung quanh mình. 
Hãy nhắm mắt và nghĩ về việc bạn đã từng cười một người bạn cùng lớp vì họ quá béo, hay chỉ đơn giản là họ vẽ không được đẹp như bạn. Bạn cùng đã từng hùa theo các bạn trong lớp để chế giễu và trêu nghẹo ai đó vì điểm thi học kỳ của họ quá thấp. Hãy chỉ đơn giản là bạn đi qua một người bạn cùng lớp đang ngồi khóc thút thít tại góc phòng. Bạn nghĩ mình cần phải làm việc của mình thay vì quan tâm đến người bạn đó.
Hãy tiếp tục nhắm mắt và cảm nhận. Bạn bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình hay chưa? Bạn có thể dừng lại để hỏi: Vì sao mà bạn khóc?. Hãy tiếp tục nhắm mắt và cảm nhận. Bạn bắt đầu biết cách dừng lại và quan sát. Bạn bắt đầu thay đổi. Bạn bắt đầu quan tâm đến những người sống xung quanh bạn vì nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà nơi lạnh nhất chính là nơi không có sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ lẫn nhau.
Sau đó, GV yêu cầu học sinh tiếp tục nhắm mắt, vươn vai nhẹ nhàng và từ từ mở mắt.
- GV hỏi học sinh về những điều con cảm nhận được khi nhắm mắt:
+ Con thấy sự quan tâm có cần thiết trong cuộc sống của mỗi người không?
+ Quan tâm, yêu thương và chia sẻ giúp cuộc sống điều gì?
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về những câu chuyện mà con đã chứng kiến, hoặc đã được ai đó quan tâm, chia sẻ và yêu thương. 
- GV tổng kết: Mỗi ngày chúng ta có 6 tiếng ở trường và tiếp xúc nhiều nhất với các bạn cùng lớp, trường. Vì vậy, đối với học sinh, gia đình và trường học là những nơi mà sự quan tâm, chia sẻ và yêu thương sẽ được con thực hành nhiều nhất để mỗi nơi đó không phải là Bắc Cực. J
- Cảm thông và chia sẻ bằng: lời nói, hành động và thái độ mà chúng ta được học trong kỹ năng giao tiếp.
- HS cảm nhận và có ý thức cảm thông, chai sẻ với mọi người xung quanh bằng lời nói, hành động và thái độ.
HĐ4: Thực hành
Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Sử dụng lời nói, hành động và thái độ thể hiện sự quan tâm đối với các bạn trong lớp.
- Phương pháp và KTDH: Trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chuẩn bị: 
+ Giấy A2
+Bút bi
- GV tổ chức hoạt động: Sứ giả quan tâm, chia sẻ.
Luật chơi: Mỗi học sinh sẽ được dán vào lưng một tờ giấy A2. Các bạn sẽ lần lượt viết những nhận xét và điểm mạnh và điểm hạn chế cũng như lời động viên vào tờ giấy A2 được dán trên lưng của bạn đó. Sau 10 phút, học sinh sẽ gỡ tờ giấy trên lưng cho chia sẻ cảm nhận khi đọc lời nhận xét và động viên của các bạn cùng lớp.
Nhận xét điểm mạnh
Nhận xét hạn chế
Lời động viên:
.
.
- GV yêu cầu học sinh dán giấy vào lưng cho bạn phía trước
- GV yêu cầu học sinh di chuyển tự do và xin nhận xét của các bạn trong lớp. Ai có nhiều nhận xét và lời động viên nhất chiến thắng.
- GV yêu cầu học sinh chia sẻ về cảm nhận của mình khi đọc lời động viên từ phía các bạn trong lớp.
- GV cùng học sinh nghĩ ra một quy tắc về sự yêu thương, cảm thông và chia sẻ trong lớp.
GV tổng kết: Lời nói, thái độ và hành động là ba viên kẹo ngọt ngào nhất mà ta có thể mang đến cho mọi người xung quanh khi đó là ba viên kẹo của sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ.
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Với ba viên kẹo lời nói, hành động và thái độ của sự quan tâm và chia sẻ, thầy/cô hy vọng mỗi học sinh sẽ biết cách quan tâm, yêu thương mọi người xung quanh bằng những việc làm thiết thực, phù hợp như ủng hộ sách vở, đồ chơi cũ; lắng nghe khi bạn mình gặp chuyện buồn, giúp đỡ bố mẹ nấu cơm.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Kỹ năng làm việc nhóm
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo
Phụ lục 1
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA OBAMA
( Trích nguồn Vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi)
Barack Obama, Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ, một nhà chính trị tài ba, là một người có tuổi thơ không mấy êm ả.
Obama có tên đầy đủ là Barack Hussein Obama II, sinh ngày 04/08/1961 tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ.
Mẹ ông là Stanley Ann Dunham, sinh tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ. Bà là người Anh lai Đức và Ai Len. Bố ông là Barack Obama, nguyên quán tại tỉnh Nyanza, Kenya.
Tuổi thơ của Obama trải qua nhiều bất hạnh. Khi mới lên 2 tuổi, bố mẹ sống ly thân và sau đó đã ly dị. Cha của Obama trở về Kenya, ông chỉ gặp con mình một lần duy nhất trước khi mất vì tai nạn xe hơi năm 1982.
Dunham, mẹ của Obama sau đó đã kết hôn với một công dân Indonesia, năm 1967 gia đình dọn đến Jakarta sinh sống. Obama nhập học ở đây cho đến 10 tuổi, rồi trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, học tại Trường Punahou từ lớp năm (năm 1971) cho đến khi tốt nghiệp trung học năm 1979.
Con đường học vấn
Mỗi ngày, cậu bé Obama phải dậy từ 4 giờ sáng để học tiếng Anh với mẹ trước khi bắt đầu buổi chính khóa ở trường dòng St. Francis of Assisi. 
Tại Hawaii, bạn bè thường nhận xét Barack Obama là học sinh hòa đồng, thân thiện, được mọi người xung quanh tôn trọng. Không những vậy, cậu còn là tay lướt sóng cừ khôi, tiền đạo chủ lực của đội bóng rổ trường, thậm chí từng giảnh giải Vô địch bang vào năm 1979.
Ngoài học tập, Obama còn thể hiện niềm yêu thích dành cho nhạc jazz và thú vui câu cá. Cậu học sinh Obama ngày ấy rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, đăng ký vào câu lạc bộ hợp xướng, bên cạnh đó còn trở thành biên tập viên cho tạp chí của trường.
Cần lưu ý rằng thời điểm đó, nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở Mỹ. Hawaii cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt với tỉ lệ người da màu chỉ chiếm thiểu số. Do vậy, có lẽ ông Obama đã phải chịu khá nhiều áp lực, theo CBS News.
Trong hồi ký, Tổng thống Obama nhớ lại ban đầu, khi mới theo học tại Honolulu, ông bị bạn bè xem như “vật thể lạ”. Chúng thậm chí sỗ sàng đến mức đòi chạm vào tóc và hỏi bố của ông có ăn thịt đồng loại hay không. Sau này, ông thừa nhận rằng để vượt qua quãng thời gian khó khăn đó, bản thân đã dính líu đến rượu, cần sa, thậm chí cả cocaine vì thiếu đi một người cha hoặc những tấm gương tốt để noi theo.
Dường như 2 trường đại học chưa đủ để Barack Obama khép lại sự nghiệp học tập của mình. Năm 1988, ông lại tiếp tục vào học tại ngôi trường danh tiếng nhất thế giới – Đại học Harvard. Tài năng của ông đã nhanh chóng toả sáng trong một cuộc thi viết do trường tổ chức và nổi tiếng bởi sự kiện là người da màu đầu tiên đắc cử chức Chủ nhiệm Tạp chí Law Review – một tạp chí luật uy tín của Havard. Sự kiện này đã tốn không ít giấy mực của báo giới và mang lại cho ông khá nhiều lời mời viết sách về các vấn đề chủng tộc.
Năm 1991, Barack Obama tốt nghiệp Đại học Harvard hạng danh dự với học vị Tiến sĩ Luật. Sau đó, Đại học luật Chicago vì muốn mời ông vào ban giáo sư mà đã phải cấp một học bổng có giá trị và một văn phòng riêng để viết sách. Giữa năm 1995, cuốn sách được xuất bản mang tên “Dreams from my father” (Những giấc mơ từ cha tôi) 
Barack là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được một chính đảng quan trọng tại Hoa Kỳ chọn lựa cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông thắng cử với 53% số phiếu phổ thông và 365 phiếu đại cử tri, đánh bại đối thủ chính là ứng cử viên Cộng hòa John McCain, người nhận 46% số phiếu phổ thông và 163 phiếu đại cử tri. Ông chính thức nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20/01/2009.
Tuổi thơ dữ dội của Nick Vujicic
(Theo nguồn VN.express)
Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với vô vàn vất vả ở trường lớp, thường xuyên tuyệt vọng và cô đơn. Nick luôn tự hỏi vì sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, liệu cuộc sống của mình có ý nghĩa gì hay không.
Chào đời ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có cả hai chi trên và dưới, chỉ có 2 chân nhỏ, và một trong đó có 2 ngón chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp, vì thế, cả Nick và bố mẹ suốt nhiều năm vẫn tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra với gia đình họ.
Ban đầu bố mẹ của Nick bị sốc nhưng họ dần thay đổi để yêu thương hết mực và giúp con vượt qua tuổi thơ khó khăn. 
Nick vui cười trong sự yêu thương của cha mẹ và được lắp thêm cánh tay giả để gắp thức ăn và phục vụ sinh hoạt.
Những năm tháng đi học bắt đầu gặp phải những khó khăn. Suốt tuổi thơ, Nick phải đối mặt với nhiều vất vả ở trường lớp, thường xuyên bị tuyệt vọng và cô đơn. Nick bị bạn bè trêu chọc vì sự khác biệt của mình.
Những câu nói cười nhạo, mỉa mải về thân hình và ánh mắt của họ khiến Nich hoàn toàn tuyệt vọng.
Nick luôn băn khoăn rằng tại sao mình lại khác tất cả bọn trẻ. Nick tự hỏi về mục đích sống, thậm chí liệu cuộc sống của cậu có ý nghĩa gì hay không.
Ban đầu, Vujicic rất chăm chỉ cầu nguyện Chúa sẽ ban cho anh đôi chân và đôi tay. Anh nói với Chúa rằng, nếu lời cầu nguyện của anh không được hồi đáp, anh sẽ không bao giờ cầu nguyện nữa. Tuy nhiên, quan điểm của anh sau đó đã thay đổi hoàn toàn khi mẹ đưa cho anh đọc bài báo viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt khó như thế nào. Vujicic nhận ra rằng anh không phải người duy nhất thiệt thòi như vậy, nên bắt đầu tự làm mọi thứ. 
Vujicic dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có chân tay, vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. Từ chỗ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác khi phải làm những việc cơ bản nhất như đi vệ sinh, ăn uống, thay quần áo, Nick tập viết bằng 2 ngón chân trên bàn chân trái mà cậu gọi là “chiếc đùi gà”, tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu. Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ/phút bằng phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống, chơi golf, bơi lội và thậm chí cả nhảy dù.
Không chỉ vậy, anh nhận ra với sự nỗ lực, những điều anh đã làm có thể sẽ truyền cảm hứng cho những người khác nữa. Năm 17 tuổi, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình, Life without Limits - Cuộc sống không giới hạn. Vujicic giới thiệu những buổi nói chuyện khích lệ với toàn thế giới về một cuộc sống của một con người khuyết tật có hy vọng và tìm được ý nghĩa cho cuộc sống mình.
Anh tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi, với tấm bằng kép ngành kế toán và kế hoạch tài chính. Sau đó, anh trở thành một diễn giả về động lực cuộc sống, đi tới nhiều nước trên thế giới, và nói chuyện chủ yếu về những vấn đề của tuổi thanh thiếu niên.
Nick đã nói chuyện với hơn 3 triệu người tại hơn 24 quốc gia, 5 châu lục, Nick nói chuyện với nhiều khán giả, giáo đoàn, và trường học.
Năm 2005, Nick Vujicic được đề cử giải thưởng "Thanh niên của năm" của Australia. Và sau nhiều nỗ lực, Nick Vujicic đã tìm thấy hạnh phúc thực sự khi kết hôn với người vợ xinh đẹp Kanae Miyahara. 

File đính kèm:

  • docKy nang song lop 7 Tuan 3_12829161.doc