Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 9: Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình (Tiết 1)

- GV đưa ra tình huống: Một gia đình có năm anh chị em. Một hôm bố mẹ đi làm về phát hiện ra trên tay của em bé 8 tháng trong gia đình có nhiều vết thâm tím. Bố mẹ hỏi nguyên nhân những 4 người anh đều nói không biết. Bố mẹ bắt đầu đặt câu hỏi để tìm ra ai là hung thủ biết rằng:

Người anh 1: Yêu em nhưng rất nóng tính

Người anh 2: Yêu em nhưng trông em không cẩn thận

Người anh 3: Yêu em nhưng thường xuyên bị bố mẹ bắt nhường đồ chơi cho em

Người anh 4: Yêu em, thân thiện, hòa đồng nhưng hay thích thích trêu véo tay em.

Dựa trên những cứ liệu đó, bố mẹ sẽ phỏng vấn lần lượt 4 người anh để tìm ra ai đã khiến tay em bé có nhiều vết thâm tím.

- GV chọn ra HS đóng vai các nhân vật là người anh. Các nhóm dưới lớp được đặt câu hỏi để đóng vai là bố mẹ và tìm ra người anh sử dụng bạo lực.

- GV tổng kết: Trong cùng một gia đình, những người mà mình yêu thương cũng có thể là người có thể gây ra bạo lực với mình. Nên các con học cách nhận dạng và phòng tránh bạo lực trong gia đình.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 9: Kỹ năng phòng tránh bạo lực gia đình (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 8
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BNGĐ (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
HS liệt kê được những người thường bị bạo lực gia đình
HS phân tích được cảm xúc của: người gây bạo lực, nạn nhân và người chứng kiến bạo lực.
- Về kỹ năng:
+ Thực hành xử lý tình huống liên quan đến BNGĐ
 -Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
Bài tập về nhà của các nhóm học sinh
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Ai là người sử dụng bạo lực
- Thời gian: 30 phút
- Hình thức: Tổ chức hoạt động
- Phương pháp: Trải nghiệm bằng quan sát và tưởng tượng
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV đưa ra tình huống: Một gia đình có năm anh chị em. Một hôm bố mẹ đi làm về phát hiện ra trên tay của em bé 8 tháng trong gia đình có nhiều vết thâm tím. Bố mẹ hỏi nguyên nhân những 4 người anh đều nói không biết. Bố mẹ bắt đầu đặt câu hỏi để tìm ra ai là hung thủ biết rằng:
Người anh 1: Yêu em nhưng rất nóng tính
Người anh 2: Yêu em nhưng trông em không cẩn thận
Người anh 3: Yêu em nhưng thường xuyên bị bố mẹ bắt nhường đồ chơi cho em
Người anh 4: Yêu em, thân thiện, hòa đồng nhưng hay thích thích trêu véo tay em.
Dựa trên những cứ liệu đó, bố mẹ sẽ phỏng vấn lần lượt 4 người anh để tìm ra ai đã khiến tay em bé có nhiều vết thâm tím.
- GV chọn ra HS đóng vai các nhân vật là người anh. Các nhóm dưới lớp được đặt câu hỏi để đóng vai là bố mẹ và tìm ra người anh sử dụng bạo lực.
- GV tổng kết: Trong cùng một gia đình, những người mà mình yêu thương cũng có thể là người có thể gây ra bạo lực với mình. Nên các con học cách nhận dạng và phòng tránh bạo lực trong gia đình.
- HS hiểu mục tiêu bài học
HĐ2: Những hành vi được xem là bạo lực gia đình
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: HS biết cách lên kế hoạch cụ thể để xây dựng trường học an toàn
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV cho học sinh xem video: https://www.youtube.com/watch?v=REU1yeKrOEI
- GV cho học sinh làm việc theo nhóm và thảo luận theo nội dung mô hình 5W+1H:
+ Who: Ai là người gây ra BLGĐ
+ What: Như thế nào được gọi là BLGĐ
+ Why: Tại sao lại có BLGĐ
+ When, Where: BLGĐ diễn ra ở đâu và khi nào
+How: Cách thức xử lý BLGĐ
Một số gợi ý:
- What: Hành vi được coi là BLGĐ:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
+Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
+Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
- Who: Bất kỳ ai trong gia đình cũng có thể là nạn nhân hoặc người bắt nạt.
- How:
+ Thương lượng, nói chuyện trong gia đình nếu hậu quả để lại nhẹ
+ Lên tiếng và nhờ pháp luật can thiệp.
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ
- GV nhận xét và tổng kết
- GV tổng kết: BLGĐ là một vấn đề ảnh hưởng nghiệm trong đến tinh thần và thể xác của con người. Vì vậy, có những hiểu biết nhất định về vấn đề này giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
- HS áp dụng công thức 5W – 1H để tìm hiểu kiến thức về BLGĐ
HĐ3: Triễn lãm tranh ảnh
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: HS biết cách lên kế hoạch cụ thể để tổ chức triển lãm Ngày hội gia đình
- Phương pháp và KTDH: Gợi mở
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV yêu cầu học sinh chia thành các nhóm và lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức một buổi triển lãm tranh ảnh tổ chức: Triển lãm ngày gia đình.
- GV yêu cầu các nhóm làm sản phẩm mô hình, album, câu chuyện các vấn đề liên quan đến BLGĐ để tuần sau tổ chức triển lãm.
- GV lên kế hoạch để có thể động viên và kiểm tra công việc của học sinh
- HS tìm hiểu sâu về kiến thức
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học và chuẩn bị triển lãm Ngày hội gia đình.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo

File đính kèm:

  • docKy nang song lop 7 Tuan 9_12831761.doc