Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

 I. Mục đích, yêu cầu:

 Sau bài học, HS:

 Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

 II. Đồ dùng dạy học:

 Nến, nước đá, giá đỡ, bật lửa

 III. Hoạt động dạy học:

 1. Giới thiệu bài.

 2. Bài mới:

 Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát nêu vấn đề.

 - Gv đưa ra một hòn đá lạnh và hỏi:

 + Đá lạnh ở thể gì? (Thể rắn )

 + Đá lạnh ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang thể gì? (Thể lỏng)

 + Nước ở thể lòng khi đun sôi nó bay hơi, hơi nước đó thuộc thể gì? (Thể khí)

 GV nêu: Một chất có thể có sự chuyển thể, để hiểu rõ điều đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học “ Sự chuyển thể của chất”

Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

- Bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên một số chất thuộc thể lỏng, thể khí, thể rắn.

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa nêu gọi là hỗn hợp.
GV : Em biết gì về hỗn hợp ? 
2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- HS ghi lại hiểu biết ban đầu của mình vào vở. Sau đó thảo luận N4 ghi vào phiếu. (Ví dụ: Hỗ hợp là sự trộn lẫn các chất với nhau).
3. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi:
- GV tập hợp các suy đoán của HS thành nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh với ý kiến ban đầu, nêu ra câu hỏi. Ví dụ:
+ Hỗn hợp là gì ?
+ Có phải hỗn hợp có vị mặn không ?
- GV tổng hợp câu hỏi, ghi câu hỏi cần tìm hiểu lên bảng:
 + Hỗn hợp là gì ?
 + Làm thế nào tạo ra hỗn hợp ?
 + Hỗn hợp có đặc điểm gì ?
 4. Thực hiện phương án tìm tòi:
 - GV yêu cầu HS viết câu hỏi và dự đoán vào vở.
 - GV gợi ý để HS làm các thí nghiệm sau: trộn muối, tiêu, mì chính hoặc muối với ớt,...
 - HS ghi vào vở cách làm thí nghiệm.
5. Kết luận kiến thức:
- HS ghi kết luận vào vở.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Cho HS so sánh với suy nghĩ ban đầu.
Phần 2: Tìm hiểu cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
 - GV đưa ra li đựng hỗn hợp cát trắng và nước. Hỏi: Đây là hỗn hợp gì?
 - Yêu cầu HS hình dung ra cách tách cát trắng ra khỏi nước.
2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- Yêu cầu HS ghi vào vở các cách có thể tách, sau đó thảo luận N4 thống nhất để ghi vào bảng nhóm.
- HS trình bày bằng lời cách tách.
3. Thực hiện phương án tìm tòi:
- Các N tiến hành thí nghiệm:
Đề xuất 1: Để cát lắng xuống rồi dùng thìa múc cát ra.
Đề xuất 2: Để cát lắng xuống rồi đổ nước trong li ra.
Đề xuất 3: Dùng giấy lọc và bông lọc.
-Mời nhóm có cách tách chưa hiệu quả lên trình bày kết quả. Lớp nhận xét.
Mời nhóm có cách tách đúng lên trình bày kết quả.
Cả lớp cùng tiến hành lại thí nghiệm đúng.
4. Kết luận kiến thức:
- HS ghi kết luận vào vở.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Cho HS so sánh với suy nghĩ ban đầu.
- Cho HS mở SGK làm tiếp phần còn lại.
B. Dung dịch
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số ví dụ về dung dịch.
 	- Sau bài học HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể tên một số dung dịch, nêu một số cách tách các chất ra khỏi dung dịch.
	II. Đồ dùng:
 	- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
	III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút )
 	- 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 	+ Hỗn hợp có những đặc điểm gì?
 	+ Nêu cách tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn?
 	- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút )
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
- Giáo viên cho HS quan sát 3 li nước: 1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.
- GV hỏi: Theo em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch? 
Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
- Cho đường vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho đường vào nước nhưng không khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho cát vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho nước siro vào nước lọc có tạo thành dung dịch không? ..........
Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 và ghi vào phiếu:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên thí nghiệm
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
Câu hỏi
Dự đoán
Kết luận
- Đường: chất rắn, vị ngọt...
- Nước: chất lỏng, không có vị.....
Tạo ra dung dịch từ các chất đường và nước
-Nước đường
- Vị ngọt
Có phải dung dịch không?
Hòa tan
Là dung dịch
- Các: chất rắn
- Nước: chất lỏng, không có vị.....
Tạo ra dung dịch từ cát và nước
....................
..............
...........
...........
*Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết luận: 	
 + Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất
lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
 + Cách tạo ra dung dịch.
 Liên hệ thực tế: Kể tên một số dung dịch mà em biết
 Hoạt động 2: Thực hành tách các chất trong dung dịch
 - Gv tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
 + Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo yêu cầu câu hỏi trong SGK.
 + Làm thí nghiệm: úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
 + Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa, rồi rút ra nhận xét. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 + Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
 - GV chuẩn kiến thức.
 - HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
 Kết luận:
 - Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
 - Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác cần nước thật tinh khiết.
 Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò ( 5 phút )
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn 
 - HS tiến hành chơi.
 - Lớp nhận xét.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài: Sự biến đổi hoá học.
TUẦN 20
Thứ 2 ngày 16 tháng 1năm 2020
Khoa học
Sự biến đổi hóa học (Tiết 1)
	I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết: Dự đoán về sự biến đổi hóa học, nêu các câu hỏi băn khoăn từ đó biết làm thí nghiệm về sự biến đổi hóa học.
 	 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
 - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học.
* GDKNS: - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II-Đồ dùng dạy học:
	 	- Giá đỡ, ống nghiệm, thìa có cán dài và nến.
 	- Một ít đường kính trắng.
 	 - Giấy nháp.
 	 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
*Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
 	- Cô có ít đường bỏ trong ống nghiệm và chưng trên lửa các em hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra ?
 	 *Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm các dự đoán sau : 
+ Đường sẽ cháy đen.
+ Đường sẽ chảy nước
+ Đường sẽ chuyển sang màu nâu đen.
+ Đường sẽ cháy khét.
+ Nếm thử thì đường có vị đắng.
*Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
 	+ Đường chưa chắc đã cháy đen ?
+ Đường không chảy nước mà cháy đen luôn ?
+ Liệu nó có cháy khét không hay chỉ chảy nước ?
+ Có phải nếm thử thì đường có vị ngọt ?
Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 và ghi vào phiếu:
+ TN1: chưng đường trên lửa để một lúc sau nhận xét.
- So sánh vị lúc đầu và vị lúc sau: Vị sau : Đắng.
- GV kết luận: Đường ban đầu có màu trắng sau khi hơ trên lửa ta thu được chất có màu đen, vị đắng. Đường đã biến đổi thành một chất khác.
+ TN 2: Đốt một tờ giấy nhận xét.
- Ta thu được cái gì ?
+ TN3: GV làm : cho vôi sống vào nước, các em quan sát xem hiện tượng gì xảy ra ? 
+ Nước sôi, bốc khói, tỏa nhiệt, thành một chất dẻo, quánh, màu trắng.
+ GV nêu: Từ vôi bọt đã thu được một chất như thế người ta gọi là vôi tôi. Người ta thường dùng đẻ ăn trầu, xây nhà, quyét tường ...
- Như vậy vôi sống đã biến đổi thành một chất khác.
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tợng xảy ra trong thí nghiệm sau đó ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Hiện tợng chất này bị biến đổi thành chất khác nh hai thí nghiệm nói trên gọi là sự biến đổi hoá học.
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết luận 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 	- Học sinh nhắc lại định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	- Không đến gần các hố vôi đang tôi vì nó có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
Thứ 6 ngày 21 tháng 1năm 2020
Khoa học
Sự biến đổi hóa học (tiết 2)
	I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết: Dự đoán về sự biến đổi hóa học, nêu các câu hỏi băn khoăn từ đó biết làm thí nghiệm về sự biến đổi hóa học.
 	 - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
 - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học.
* GDKNS: - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
	 	- Giá đỡ, ống nghiệm, thìa có cán dài và nến.
 	- Một ít đường kính trắng.
 	 - Giấy nháp.
 	 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
 	- Cô có ít đường bỏ trong ống nghiệm và chưng trên lửa các em hãy quan sát xem điều gì sẽ xảy ra ?
 	 Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm các dự đoán sau : 
+ Đường sẽ cháy đen.
+ Đường sẽ chảy nước
+ Đường sẽ chuyển sang màu nâu đen.
+ Đường sẽ cháy khét.
+ Nếm thử thì đường có vị đắng.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
 	+ Đường chưa chắc đã cháy đen ?
+ Đường không chảy nước mà cháy đen luôn ?
+ Liệu nó có cháy khét không hay chỉ chảy nước ?
+ Có phải nếm thử thì đường có vị ngọt ?
Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
và ghi vào phiếu:
+ TN1: chưng đường trên lửa để một lúc sau nhận xét.
- So sánh vị lúc đầu và vị lúc sau: Vị sau : Đắng.
- GV kết luận: Đường ban đầu có màu trắng sau khi hơ trên lửa ta thu được chất có màu đen, vị đắng. Đường đã biến đổi thành một chất khác.
+ TN 2: Đốt một tờ giấy nhận xét.
- Ta thu được cái gì ?
+ TN3: GV làm : cho vôi sống vào nước, các em quan sát xem hiện tượng gì xảy ra ? 
+ Nước sôi, bốc khói, tỏa nhiệt, thành một chất dẻo, quánh, màu trắng.
+ GV nêu: Từ vôi bọt đã thu được một chất như thế người ta gọi là vôi tôi. Người ta thường dùng đẻ ăn trầu, xây nhà, quyét tường ...
- Như vậy vôi sống đã biến đổi thành một chất khác.
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tợng xảy ra trong thí nghiệm sau đó ghi vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: Hiện tợng chất này bị biến đổi thành chất khác nh hai thí nghiệm nói trên gọi là sự biến đổi hoá học.
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết luận 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 	- Học sinh nhắc lại định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
TUẦN 24
Thứ 3 ngày 28 tháng 1 năm 2020
Khoa học
Bài 25: Sử dụng năng lượng điện (Tiết 2)
 Lắp mạch điện đơn giản 
	I. Mục tiêu: HS biết:
	- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
	II. Đồ dùng: 
 	- Pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, vật bằng kim loại, vật bằng nhựa, cao su...
	- Hình trang 94, 95, 97 SGK.
	III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy học bài mới:
a. Nêu vấn đề: Trong thực tế, chúng ta có thể tạo ra được các dòng diện đơn giản bằng cách sử dụng các vật liệu có sẵn đơn giản như bóng đèn pin, dây điện 
b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
- HS làm việc cá nhân ghi chép những hiểu biết của mình về cách lắp mạch điện để có thể tạo ra dòng điện.
c. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
 + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
 + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?
d. Thực hiện phương án tìm tòi:
- HS quan sát hình 8 SGK và dự đoán trong các vật nhỏ nêu ở Mục (a) HĐ 6 vật nào dẫn điện, vật nào cách điện. Ghi kết quả dự đoná vào bảng theo mẫu ở Tài liệu HDH
- Các nhóm làm thí nghiệm như h/d ở HĐ 5 ( Tài liệu hướng dẫn học).
- Lắp mạch điện thắp sáng đèn sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn để tạo ra một chỗ hở trong mạch.
e. Kết luận kiến thức:
- HS nêu kết quả và kết luận.
GV nêu câu hỏi:
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
- Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
- Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng?
- HS chỉ cho bạn xem cực dương (+), cực âm (-) của pin; chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.
- HS chỉ mạch điện kín cho dòng điện chạy qua.
- HS lắp mạch điện để kiểm tra.
TUẦN 26
Thứ 6 ngày 17 tháng 3 năm 2020
Khoa học
Bài 27: Sinh sản của thực vật có hoa (Tiết 1)
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. 
 - Thực hành với hoa thật để biết vị trí của nhị hoa, nhụy hoa. Kể tên được các bộ phận chính của nhị và nhụy.
 - Phân biệt được hoa đơn tính với hoa lưỡng tính.
II. Phương pháp tìm tòi: Quan sát, nghiên cứu tài liệu.
III. Đồ dùng dạy học:
 HS chuẩn bị hoa thật. 
GV: tranh, ảnh về các loài hoa.
IV. Hoạt động dạy học: 
 A. Kiểm tra: 
 B. Bài mới: 
 a. Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
GV nêu vấn đề: Hãy nêu các bộ phận của một cây thuộc loài cây có hoa ? (rễ, thân, cành, lá, hoa, quả). Trong các bộ phận đó, bộ phận nào là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?
b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa vào vở Ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 4 hoặc 6 thống nhất ý kiến để ghi vào bảng nhóm. 
c. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả thuyết) và phương án tìm tòi:
- Từ việc suy đoán của HS do các cá nhân (các nhóm) đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đàu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu, sau đó giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật có hoa.
- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm (chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu sự sinh sản của thực vật có hoa). Câu hỏi của GV: 
+ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
+ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa có cấu tạo như thế nào?
d. Thực hiện phương án tìm tòi:
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về cơ quan sinh sản của cây có hoa. (HS có thể đề xuất nhiều cách khác nhau, GV chọn cách: Quan sát vật thật và nghiên cứu tài liệu).
- Trước khi tiến hành qua sát mẫu vật (hoa tươi) và nghiên cứu tài liệu, GV phát phiếu ghi sẵn gợi ý các việc cần làm của các nhóm.
- HS tiến hành làm việc theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở Ghi chép khoa học sau khi tìm tòi, nghiên cứu.
e. Kết luận kiến thức:
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu tài liệu kết hợp việc quan sát một số loài hoa thật mà nhóm đã chuẩn bị, chỉ vào hình 6 (SGK) để biết được cơ quan sinh sản cua rhtực vật có hoa và cấu tạo của nó của nó.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
C. Củng cố, dặn dò:
	- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
	- Dặn: Học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau.
TUẦN 27
Thứ 6 ngày 24 tháng 3 năm 2020
Khoa học
Cây con mọc lên từ hạt	
I. Mục tiêu:
 - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II. Hoạt động dạy học:
- Hình trang 108, 109 SGK.
- HS chuẩn bị theo cá nhân: Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh đậu đen...) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp. 
- GV chuẩn bị: ngâm hạt lạc qua một đêm.
- Các cốc hạt lạc: khô, ẩm, dể nơi quá lạnh, để nơi quá nóng, đủ các điều kiện nảy mầm.
III-Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
+ Thế nào là sự thụ phấn?
+ Thế nào là sự thụ tinh?
+ Hạt và quả hình thành như thế nào?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt
* Mục tiêu: HS quan sát mô tả cấu tạo của hạt.
* Cách tiến hành: 
 Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề:
 - GV cho HS đại diện các tổ giới thiệu cây các em đã ươm thành công.
 Và hỏi: Các cây đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng  mọc lên từ đâu ?
 - Trong hạt đậu có gì mà mọc được thành cây?
+ Bước 2: HS bộc lộ hiểu biết ban đầu
 - Các bạn vẽ hạt có những bộ phận nào giống nhau?
 - GV ghi nhanh vào bảng sau:
Câu hỏi
 P/ án
 Kết luận
- Vỏ
- Phôi
- Chất dd dự trữ
+ Bước 3: Đề xuất các câu hỏi
 + Em có thắc mắc điều gì cần hỏi về vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ?
 + GVchốt lại các câu hỏi nghi vấn phù hợp với nội dung bài học, ghi nhanh lên cột câu hỏi 
+ Bước 4: Đề xuất các phương án tìm tòi
 + GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án thí nghiệm , nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
 + Làm cách nào để trả lời các câu hỏi nghi vấn các em vừa nêu? (Gv ghi vào cột p/án)
- GV: Có nhiều p/ án để chúng ta lựa chọn. Sau đây cô chọn 1 p/án là tách đôi hạt đã ngâm nước xem hạt có những bộ phận nào.
+ Bước 5: Kết luận , rút ra kiến thức 
 - GV tổ chức cho HS tiếp tục làm việc nhóm 6
 - GV phát hạt đã ngâm nước, yêu cầu HS tách đôi hạt xem hạt có những bộ phận nào rồi vẽ vào giấy (TG: 5 phút)
 + GV cho đại diện các nhóm trình bày kết luận sau khi làm thí nghiệm .
 + So sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng 
không ?
 + Vậy cấu tạo của hạt gồm có những bộ phận nào?
 + GV chốt , trình chiếu hình ảnh
 +  Cho HS nhắc lại cấu tạo của hạt
 Hoạt động 2: Thảo luận điều kiện để hạt nảy mầm
 Hoạt động 3: Quan sát mô tả quá trình phát triển của cây mướp
 C. Củng cố, dặn dò:
 - Gọi 1 HS nhắc lại phần mục: Bạn cần biết.
 - Dặn: Chuẩn bị tiết sau làm thực hành như yêu cầu ở mục thực hành trang 
109.
 - Chuẩn bị: “Cây con có thể mọc lên từ một số  bộ phận của cây mẹ”.
- Nhận xét tiết học.
TUẦN 28
Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2020
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
 - Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh, ảnh về nội dung bài học.
 - Chuẩn bị theo nhóm:
 + Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riêng, hành, tỏi,...
 + Một thùng giấy to để đựng đất.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
 + Cây con mọc lên từ đâu? Nêu ví dụ?
 - GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cây con mọc từ một bộ phận của cây mẹ
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề
 - GV cho HS đại diện các tổ giới thiệu cây các em đã ươm thành công.
HS: Quan sát hình vẽ ở SGK, vật thật:
 - Quan sát, tìm vị 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan