Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 60: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú - Năm học 2019-2020
1. Giới thiệt bài mới:
- Ở tiết trước cô trò ta đã đi qua bài sự sinh sản của thú. Vậy thì ở tiết này chúng ta thử cùng nhau khám phá xem chúng nuôi dạy con mình sinh tồn trong thiên nhiên khắc nghiệt như thế nào thông qua bài học hôm nay “Sự nuôi và dạy của một số loài thú”.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Sự sinh sản, nuôi và dạy con của hổ.
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm 3,4 tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ.
- GV yêu cầu 1HS đọc các câu hỏi thảo luận.
+ Câu 1: Hổ là loài thú ăn gì? Hổ sống đơn độc hay bầy đàn? Chúng thường sinh sản vào mùa nào?
+ Câu 2: Hổ đẻ mỗi lứa mấy con? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
Thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020 KHOA HỌC Bài 60: SỰ NUÔI VÀ DẠY CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ Mục tiêu: Kiến thức Hs biết sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu. Kĩ năng: Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu). Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập việc ý thức bảo vệ các động vật quý hiếm (BVMT) Chuẩn bị: Giáo viên Hình ảnh SGK/122,123. Học sinh SGK. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Kiểm tra bài cũ: “Sự sinh sản của thú” Dẫn: “Tiết trước chúng ta đã học bài sự sinh sản của thú. Để kiểm tra lại bài cũ chúng ta cùng chơi trò chơi khởi động” Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1:Thú sinh sản như thế nào? Thú đẻ trứng, trứng nở ra con. Thú đẻ con. Cả 2 ý trên đều đúng. Cả 2 ý trên đều sai. Câu 2:Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? Nuôi bằng sữa mẹ. Kiếm mồi và mớm cho con ăn. Dẫn con đi kiếm mồi. Cả A và B đều đúng. Câu 3: Quan sát hình; phân biệt động vật nào đẻ một lứa nhiều con và động vật nào đẻ một lứa một con: con khỉ, con chó, con mèo, con bò. GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệt bài mới: Ở tiết trước cô trò ta đã đi qua bài sự sinh sản của thú. Vậy thì ở tiết này chúng ta thử cùng nhau khám phá xem chúng nuôi dạy con mình sinh tồn trong thiên nhiên khắc nghiệt như thế nào thông qua bài học hôm nay “Sự nuôi và dạy của một số loài thú”. Bài mới: Hoạt động 1: Sự sinh sản, nuôi và dạy con của hổ. Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm 3,4 tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ. GV yêu cầu 1HS đọc các câu hỏi thảo luận. Câu 1: Hổ là loài thú ăn gì? Hổ sống đơn độc hay bầy đàn? Chúng thường sinh sản vào mùa nào? Câu 2: Hổ đẻ mỗi lứa mấy con? Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh? Câu 3: Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập? GV nhận xét. GV chốt: Hổ là loài thú ăn thịt, sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản, đó là mùa xuân và mùa hạ. Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. Khi hổ con được hai tháng tuổi hổ mẹ dạy chúng săn mồi.Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập. Em kể tên một số loài thú nuôi và dạy con như hổ? GV trình chiếu một số hình ảnh loài thú nuôi và dạy con như hổ. Hoạt động 2: Sự sinh sản, nuôi và dạy con của hươu Giáo viên chiếu clip. Câu 1: Hươu ăn gì để sống và có tập tính sống như thế nào? Ăn cỏ, sống đơn độc. Ăn thịt, sống bầy đàn. Ăn lá cây, sống đơn độc. Ăn cỏ, lá cây; sống theo bầy, đàn. Câu 2: Loài hươu thường đẻ mỗi lứa mấy con? 1 con. Từ 2 đến 4 con. Nhiều hơn 4 con. Từ 1 đến 2 con. Câu 3: Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? Chạy theo bầy đàn. Tự đi kiếm ăn. Biết đi và bú mẹ. Biết bú mẹ và chạy theo bầy đàn. Câu 4: Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy khi nào? Khi hươu con mới được sinh ra. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi. Khi hươu con mới được khoảng 10 ngày tuổi. Khi hươu con được khoảng 1 tháng tuổi. GV nhận xét. Yêu cầu HS quan hình 2 và cho biết hình chụp cảnh gì? Tại sao khi hươu con mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? GV chốt ý Hươu là loài thú ăn cỏ, lá cây, sống theo bầy, đàn. Hươu thường đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con vừa sinh ra đã biết đi và bú mẹ. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ dạy con tập chạy . Kể tên 1 số loài thú nuôi và dạy như hươu? GV trình chiếu một số hình ảnh loài thú nuôi và dạy con như hươu. Hoạt động 3: Sự giống và khác nhau cách nuôi dạy con của hổ và hươu GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm 6. Tìm sự giống và khác nhau cách nuôi dạy con của hổ và hươu. GV nhận xét. Củng cố và dặn dò: Mời 1 HS nhắc lại tên bài học. 1. Hổ con mới sinh như thế nào? Hươu con mới sinh đã biết làm gì? 2. Hổ mẹ dạy hổ con làm gì? Hươu mẹ dạy hươu con làm gì? GDHS: Để bảo vệ các loài thú, em cần làm gì? GV chiếu 1 số hình ảnh săn bắt động vật. Dặn dò: Về nhà xem trước bài 61. GV nhận xét tiết học HS chọn đáp án đúng nhất. Đáp án c Đáp án a HS quan sát. Động vật đẻ một lứa một con: con khỉ, con bò. Động vật đẻ một lứa nhiều con: con chó, con mèo. HS nhận xét. 1HS nhắc lại tên tựa bài. HS thảo luận nhóm 3,4 và trả lời các câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày. 1HS đọc câu hỏi thảo luận. Hổ là loài thú ăn thịt. Hổ sống đơn độc, chỉ sống thành đôi vào mùa sinh sản. Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ. Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Vì hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. Khi hổ con được hai tháng tuổi hổ mẹ bắt đầu dạy con săn mồi. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi hổ có sống độc lập HS nhận xét. HS kể tên: sư tử, con báo, linh cẩu, chó sói, HS quan sát. HS quan sát theo dõi kết hợp với SGK/123 và trả lời câu hỏi. Đáp án D Đáp án A Đáp án C Đáp án B HS nhận xét. HS quan sát và hình chụp cảnh bầy hươu đang chạy. Vì hươu là loài động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, sư tử, báo, đuổi bắt ăn thịt. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu đối với kẻ thù. HS kể tên: trâu, bò, ngựa, dê, cừu, voi, linh dương, HS quan sát. Giống nhau: Đều chăm sóc con rất chu đáo. Đều dạy con kĩ năng để sinh tồn. Khác nhau: HS trình bày và nhóm khác nhận xét. 1HS nhắc lại tên bài. Hổ con mới sinh rất yếu ớt. Hươu con vừa sinh đã biết đi và bú mẹ Hổ mẹ dạy con săn mồi. Hươu mẹ dạy con tập chạy. Phải có ý thức bảo vệ, và tuyên truyền mọi người không săn bắn các loài thú nhất là các loài thú quý hiếm ở trong rừng. Giữ gìn môi trường rừng, không chặt phá rừng.
File đính kèm:
- giao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_60_su_nuoi_va_day_con_cua_mot.docx