Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Bài 37: Dung dịch - Năm học 2019-2020
- GV cho HS nêu các dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị.
Giáo viên: Cô có một chai nước lọc, một ít muối đựng trong chén.
- Nước ở thể gì? Muối ở thể gì?(Nước có vị gì. Muối có vị gì?)
Bước 1: Tình huống xuất phát:
- Đổ muối vào nước, lấy thìa khuấy đều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu:
- Em hãy viết ra giấy những gì em suy nghĩ được sau đó thảo luận trong nhóm và ghi vào giấy khổ lớn.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm.
- Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn ( Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn).
- GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng.
- Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì?
- GV ghi bảng và chốt cách thực hiện.
Thứ 2, ngày 18 tháng 5 năm 2020 Bài soạn môn Khoa học lớp 5 Bài 37: DUNG DỊCH Mục tiêu 1.Kiến thức -Trình bày được thế nào là dung dịch - Nêu được một số ví dụ về dung dịch. - Học sinh biết cách tạo ra một dung dịch. 2.Kỹ năng - HS biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất 3.Thái độ - Giáo dục HS yêu khoa học, trân trọng thành quả mà các nhà khoa học đã nghiên cứu ra. II. Đồ dùng dạy học: 1.Giáo viên - Phiếu học tập cho các nhóm - Nước đun sôi 2. Học sinh - Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. Nước đun sôi, bình nhựa, thìa nhỏ, các chén nhỏ, bảng nhóm. Vở thí nghiệm. III. Hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ: Cho 3 cốc đựng 3 chất khác nhau: Cốc 1: Gạo nếp và gạo tẻ Cốc 2: Nước và đường Cốc 3: Nước và cát Gọi HS trả lời cốc nào là hỗn hợp và giải thích tại sao lại chọn đáp án đó 2. Bài mới Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch ( áp dụng PP BTNB) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS nêu các dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị. Giáo viên: Cô có một chai nước lọc, một ít muối đựng trong chén. - Nước ở thể gì? Muối ở thể gì?(Nước có vị gì. Muối có vị gì?) Bước 1: Tình huống xuất phát: - Đổ muối vào nước, lấy thìa khuấy đều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu: - Em hãy viết ra giấy những gì em suy nghĩ được sau đó thảo luận trong nhóm và ghi vào giấy khổ lớn. - Cho HS trình bày. - Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm. Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm. - Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn ( Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn). - GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng. - Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì? - GV ghi bảng và chốt cách thực hiện. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu. - Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. - GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy. - Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu). - Hỗn hợp muối hòa tan vào trong nước người ta gọi là dung dịch. (GV ghi từ Dung dịch lên bảng). Cho HS nếm thử. Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức. - Vậy dung dịch là gì? - Muốn tạo ra độ mặn, độ ngọt khác nhau của dung dịch ta làm thế nào? - Em hãy lấy ví dụ về dung dịch. - GV đổ dầu ăn vào nước, khuấy. Cho HS nêu có phải là dung dịch không. - Muốn có 1 dung dịch cần có điều kiện gì? - Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch. Chuyển: Để tách muối trong dung dịch nước muối ta làm thế nào, chúng ta chuyển sang hoạt động 2. - Đại diện các nhóm nêu tên các dụng cụ- vật liệu của nhóm mình đã chuẩn bị. - Nước ở thể lỏng. Muối ở thể rắn. - HS theo dõi. - HS viết vào vở thí nghiệm sau đó thống nhất trong nhóm và viết vào giấy khổ lớn. - HS trình bày ở bảng lớp. - HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm. - HS đặt câu hỏi chất vấn. - Hỏi bố mẹ, hỏi bạn bè, xem tivi, thí nghiệm. - HS chuẩn bị. - HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả ra giấy khổ lớn kết quả thí nghiệm. - HS đính kết quả lên bảng, trình bày. - HS nếm thử dung dịch muối và nêu vị. - Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan trong chất lỏng. - Cho nhiều chất hòa tan vào trong nước. - HS nêu ví dụ: DD nước-xà phòng; dd giấm-muối; dd mắm –bột ngọt,. - HS nêu có phải là dung dịch không. - HS quan sát và nêu kết luận: Không phải. - Phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong thể lỏng đó. - HS nhắc lại. Hoạt động 2: Phương pháp tách các chất ra khỏi dung dịch Bước 1: Tình huống xuất phát. - Cô pha dung dịch nước muối nóng. - Dung dịch nước muối này có vị gì? - Đặt đĩa lên cốc nước muối sau 1 thời gian ta thấy nước bám ở đĩa. Vậy nước này có vị gì? Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu - Em hãy viết những suy nghĩ của mình vào giấy sao đó thảo luận và ghi kết quả của nhóm vào giấy khổ lớn. - Cho HS trình bày. - Cho HS nêu những điểm khác biệt trong những suy đoán của các nhóm. Bước 3: Đề xuất câu hỏi, thiết kế phương án thực nghiệm. - Cho HS đặt những câu hỏi nghi vấn cho các nhóm bạn (Qua những suy đoán ban đầu của các nhóm, em có những thắc mắc gì hãy đặt câu hỏi để chất vấn nhóm bạn). - GV ghi nhanh những câu hỏi lên bảng. - Để trả lời các câu hỏi của các em, chúng ta cần phải làm gì? Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu. - Cho HS chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. - GV nêu cách thí nghiệm, yêu cầu HS trong nhóm quan sát thật kĩ và ghi kết quả ra giấy. - Cho HS đính kết quả lên bảng, trình bày. ( So sánh với dự đoán ban đầu). Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức. - Dựa vào kết quả thí nghiệm trên, để tách muối ra khỏi dung dịch nước muối người ta làm thế nào? - Đó là cách chưng cất. - Trong thực tế, người ta sử dụng phương pháp này để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và 1 số ngành khác cần nước thật tinh khiết. ( GV cho HS xem và giải thích cách chưng cất trên màn chiếu). Ngoài ra có thể làm ra rượu, tinh dầu,...cũng bằng cách này. - HS thực hành. - Vị mặn. - HS nghe. - HS viết những dự đoán, suy nghĩ ban đầu và thống nhất trong nhóm, ghi vào giấy khổ lớn. - HS trình bày ở bảng lớp. - HS nêu những điểm khác biệt giữa các nhóm. - HS đặt câu hỏi chất vấn. - Hỏi bố mẹ, hỏi người lớn, xem trên mạng, thí nghiệm. - HS pha dung dịch nước muối nóng, sau đó đặt 1 đĩa lên miếng cốc. - HS ghi kết quả ra giấy. - HS đính lên bảng và trình bày. - Làm cho nước trong dung dịch bay hơi hết, ta sẽ thu được muối. - HS xem. Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn” - HS suy nghĩ cá nhân 2 phút để trả lời các câu hỏi trong SGK. Câu 1. Để sản xuất ra nước cất, trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào trong các cách sau: A. Lọc B. Làm lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng Câu 2. Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta đã làm cách nào? A. lọc B. làm lắng C. Chưng cất D.phơi nắng 3. Củng cố, dặn dò: -So sánh hỗn hợp và dung dịch -Nhắc lại thế nào là dung dịch -Chuẩn bị bài học tiếp theo.
File đính kèm:
- giao_an_mon_khoa_hoc_lop_5_bai_37_dung_dich_nam_hoc_2019_202.doc