Giáo án môn Kể chuyện Lớp 5 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Hoạt động 1: Khởi động

*Mục tiêu: - Nhắc lại kiến thức bài cũ

 - Giới thiệu bài mới

*Cách tiến hành:

 Kiểm tra bài cũ

- Tổ chức trò chơi “Bắn tên”

* Luật chơi: GV làm quản trò điểu khiển lớp để tổ chức trò chơi. Quản trò nói “bắn tên, bắn tên”, cả lớp sẽ đáp lại “tên ai, tên ai”. Quản trò sẽ gọi tên 1 bạn và bạn đó sẽ kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân ở tiết trước và trả lời câu hỏi.

- Yêu cầu HS nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương.

 Giới thiệu bài mới

- “Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu, kể cho nhau nghe câu chuyện qua tiết học mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.

- Chiếu tựa bài và yêu cầu HS nhắc lại tựa bài.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kể chuyện Lớp 5 - Bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể chuyện được một buổi sum họp, đầm ấm trong gia đình theo gợi ý trong sách giáo khoa.
- Nêu được ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nói: Kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực.
- Rèn luyện kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
3. Thái độ
- Giáo dục học sinh biết quý trọng tình cảm gia đình.
- Có ý thức đem lại hạnh phúc cho một gia đình bằng những việc làm thiết thực: học tốt, ngoan ngoãn, phụ giúp việc nhà,
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, SGK.
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: - Nhắc lại kiến thức bài cũ
 - Giới thiệu bài mới
*Cách tiến hành:
Kiểm tra bài cũ
- Tổ chức trò chơi “Bắn tên”
* Luật chơi: GV làm quản trò điểu khiển lớp để tổ chức trò chơi. Quản trò nói “bắn tên, bắn tên”, cả lớp sẽ đáp lại “tên ai, tên ai”. Quản trò sẽ gọi tên 1 bạn và bạn đó sẽ kể lại câu chuyện đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân ở tiết trước và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
v Giới thiệu bài mới 
- “Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu, kể cho nhau nghe câu chuyện qua tiết học mới: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
- Chiếu tựa bài và yêu cầu HS nhắc lại tựa bài.
- 1 HS lần lượt kể lại câu chuyện.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Quan sát và nhắc lại tựa bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu đề bài
*Mục tiêu: - Hiểu được yêu cầu đề bài “Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình”.
*Cách tiến hành:
- “Các em đã hiểu như thế nào là gia đình hạnh phúc. Trong tiết kể chuyện hôm nay, mỗi em sẽ kể chuyện 1 buổi sum họp đầm ấm trong gia đình mà em có dịp chứng kiến hoặc tham gia, nghĩa là đó có thể là buổi sum họp ở gia đình em hoặc của một người họ hàng, hàng xóm, mà em có dịp được biết”.
- Chiếu yêu cầu đề bài và yêu cầu HS nhắc lại đề bài yêu cầu. “Đề bài yêu cầu kể về nội dung gì, cô mời 1 bạn đọc yêu cầu giúp cô?”
- Hỏi HS “Yêu cầu đề bài trên các em cần chú ý những từ nào trọng tâm để chúng ta làm bài đúng hơn?”
- Giúp HS hiều đề bài: Gạch chân những từ quan trọng yêu cầu đề bài: một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình và lưu ý cho HS “câu chuyện em kể phải tận mắt chứng kiến hoặc tham gia”.
- Hỏi HS “Vậy thế nào là sum họp đầm ấm trong gia đình?”
- Chiếu gợi ý 1,2 và yêu cầu HS đọc lần lượt gợi ý 1,2.
- Chiếu các hình ảnh về các buổi sum họp đầm ấm trong gia đình: Bữa cơm thường ngày, dịp lễ tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giỗ,
- Hỏi HS “Khi kể các em phải xưng hô như thế nào?”.
- Nhắc nhở HS “Các em nhớ kể chuyện các em trực tiếp tham gia, chính em phải là nhân vật trong câu chuyện ấy”.
- Yêu cầu HS đọc thầm, suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
- Yêu cầu HS lần lượt trình bày đề tài câu chuyện mình định kể.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 3, 4 .
- Chốt lại dàn ý mỗi phần, hướng dẫn các em nhận xét và rút ra ý chung. “Một câu chuyện phải có mở đầu, diễn biến và kết thúc”
1.Phần mở đầu: Giới thiệu về câu chuyện định kể (kể về buổi sum họp của gia đình em hay gia đình bạn em, gia đình họ hàng, hàng xóm)
2.Phần diễn biến:
+ Buổi sum họp đó diễn ra vào thời gian nào (sáng, tối,) và vào dịp nào (bữa cơm thường ngày, dịp lễ Tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giỗ,).
+ Trong buổi sum họp gia đình có những ai? Mọi người trò chuyện, thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm đến nhau ra sao?
3.Phần kết thúc: Không khí đầm ấm của buổi sum họp gia đình đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Yêu cầu HS đọc lại dàn ý.
- Nhắc nhở điều cần lưu ý cho HS khi kể chuyện:
+ Nêu được lời nói, việc làm của từng người trong buổi sum họp
+ Lời nói, việc làm của từng nhân vật thể hiện sự yêu thương, quan tâm đến nhau
+ Em làm gì trong buổi sum họp đó? Việc làm của em có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân (dựa vào bài soạn) tự lập dàn ý ra giấy nháp câu chuyện sẽ kể.
- Lắng nghe.
- Quan sát và nhắc lại đề bài yêu cầu. “Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình”.
- Nêu những từ trọng tâm: một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Lắng nghe.
- Trả lời: là cuộc họp mặt các thành viên trong gia đình lại với nhau cùng trò chuyện,
- Đọc gợi ý 1,2.
- Quan sát.
- Trả lời: tôi hoặc em.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Đọc thầm, suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
- Lần lượt trình bày đề tài câu chuyện mình định kể.
VD: 
+ Gia đình ông nội tôi sống rất hạnh phúc. Tôi sẽ kể về buổi sum họp đầm ấm ở nhà ông bà nội vào buổi chiều mùng 1 Tết. Tôi muốn kể về buổi sum họp đầm ấm của gia đình tôi vào bữa cơm tối.
+ Sum họp đầm ấm vào chiều thứ 5 khi bố đi công tác về.
+ Sum họp đầm ấm nhân dịp mừng thọ bà 70 tuổi.
+
- Đọc gợi ý 3, 4.
- Lắng nghe.
- Đọc.
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân (dựa vào bài soạn) tự lập dàn ý cho mình.
Hoạt động 4: Thực hành kể chuyện và trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*Mục tiêu: - Kể chuyện được một buổi sum họp, đầm ấm trong gia đình.
 - Kể chuyện một cách tự nhiên, chân thực.
 - Nêu được ý nghĩa câu chuyện.
 - Giáo dục học sinh biết quý trọng tình cảm gia đình.
*Cách tiến hành:
- Chia nhóm đôi, cho HS kể chuyện trong nhóm cho nhau nghe và cùng nhau trao đổi rút ra nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
*Tổ chức cuộc thi kể chuyện mang tên “Giọng kể vàng”: 
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 1 bạn đại diện thi kể chuyện trước lớp.
“Bây giờ, cô sẽ tổ chức cho cả lớp chúng ta thi kể chuyện cuộc thi đó tên là Giọng kể vàng; Các nhóm hãy chọn 1 bạn mà cả nhóm cho là bạn đó kể chuyện hay nhất để lên thi nào?”.
- Ghi tên HS, tên câu chuyện kể lên bảng để HS ghi nhớ và nhận xét.
- Đưa 3 tiêu chí đánh giá cho HS đánh giá, nhận xét sau mỗi câu chuyện:
+ Câu chuyện đảm bảo về nội dung
+ Giọng kể, cử chỉ, điệu bộ tự nhiên
+ Khả năng hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể huyện hay nhất bằng hình thức giơ tay.
- Nhận xét và tuyên dương những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa về một buổi sum họp đầm ấm gia đình.
- Nhận xét.
- Giáo dục tình yêu hạnh phúc gia đình qua các câu hỏi:
+ “Thế nào là hạnh phúc gia đình ?”
+ “Là học sinh thì các em đã làm những công việc thiết thực nào để xây dựng hanh phúc gia đình?”
- Chốt lại nội dung.
- Từng nhóm đôi kể chuyện cho nhau nghe và cùng nhau trao đổi rút ra nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe, theo dõi.
- Nhận xét.
- Bình chọn.
- Lắng nghe.
- Nêu: gia đình là tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi người, một buổi sum họp gia đình đầm ấm là 1 điều rất là đáng quý; mọi thành viên có thể quay quần bên nhau, cùng nhau tâm sự, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau sau một tuần làm việc mệt mỏi hay những lần đã lâu không gặp mặt. Buổi sum họp ấy thật sự rất là hạnh phúc, đầm ấm và yên vui.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và trả lời.
+ Là gia đình mà các thành viên đều sống hòa thuận, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Học tốt, ngoan ngoãn, phụ giúp việc nhà,
- Lắng nghe.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
*Mục tiêu: - Chuẩn bị bài học sau.
*Cách tiến hành:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò, yêu cầu HS:
+ Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
+ Chuẩn bị trước bài, đọc trước yêu cầu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người xung quanh.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ke_chuyen_lop_5_bai_ke_chuyen_duoc_chung_kien_ho.docx