Giáo án môn Kể chuyện Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Như Trang

I. MỤC TIÊU

- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.

 - Hiểu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện

 - Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Một số chuyện viết về tính trung thực GV và HS sưu tầm.

 - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ

 - GV kiểm tra 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện: Một nhà thơ chân chính, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa chuyện.

 - Giáo viên nhận xét.

 2. GIỚI THIỆU BÀI

 - Các em đã được học chủ điểm nói về con người trung thực, tự trọng. Tiết học hôm nay các em sẽ được nghe nhiều câu chuyện khác có nội dung như vậy.

 3. HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN

 

doc66 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Kể chuyện Lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Vũ Thị Như Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
	c.Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể
- 5 đến 7 HS thi kể và chao đổi với bạn về ý nghĩa chuyện..
- GV khuyến HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu trí đã nêu
- Nhận xét HS kể, HS hỏi 
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
TIẾT 14: BÚP BÊ CỦA AI?
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh hoạ truyện Búp bê của ai?
- Kể lại chuyện bằng lời của búp bê.
- Kể lại đoạn kết của chuyện với tình huống cho trước.
- Hiểu lời khuyên qua câu chuyện: phải biết yêu quí gìn giữ đồ chơi.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài giảng điện tử 
- Các băng giấy nhỏ và bút dạ. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó.
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi 
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3. HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN
a. Giáo viên kể chuyện
- Giáo viên kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời búp bê lúc đầu: tủi thân, sau: sung sướng. Lời lật đật: oán trách. Lời Nga: hỏi ầm lên, đỏng đảnh. Lời cô bé: dịu dàng, ân cần.
- Giáo viên kể chuyện lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
b. Hướng dẫn tìm lời thuyết minh
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh.
- Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy.
- Gọi các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- Bổ sung.
- Nhận xét sửa lời thuyết minh 
- Đọc lại lời thuyết minh.
 - Yêu cầu HS kể lại chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- 4 HS kể chuyện trong nhóm. Các em bổ sung, nhắc nhở, sửa cho nhau.
- Gọi HS kể toàn truyện trước lớp.
- 3 HS tham gia kể (mỗi HS kể nội dung 2 bức tranh, 2 lượt HS kể).
- Nhận xét HS kể chuyện.
	c. Kể chuyện bằng lời của búp bê
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào?
+ Kể chuyện bằng lời của búp bê là mình đóng vai búp bê để kể lại truyện.
+ Khi kể phải xưng hô thế nào?
+ Khi kể phải xưng tôi hoặc tớ, mình, em.
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV có thể giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- 3 HS kể từng đoạn truyện.
- 3 HS kể toàn truyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất, kể hay nhất.
	d. Kể phần kết truyện theo tình huống
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- 1 HS đọc.
- Các em hãy tưởng tượng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới. Khi đó truyện gì sẽ xảy ra?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Viết phần kết truyện ra nháp.
- Gọi HS trình bày. Sau mỗi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS 
- 5 đến 7 HS trình bày.
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luôn biết yêu quí mọi xung quanh mình, kể lại chuyện cho người thân nghe
* Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
TIẾT 15 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Kể bằng lời của mình một câu chuyện (đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn chuyện) đã kể.	
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
	- Học sinh chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật là đồ chơi hay những con vật gần gũi với trẻ em.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. KIỂM TRA BÀI CŨ 	
	- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể truyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê.
	- Gọi 1 học sinh đọc phần kết của câu chuyện với tình huống: cô chủ cũ gặp búp bê trên tay cô chủ mới.
	- Nhận xét học sinh.
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
	HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN
Tìm hiểu đề bài
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Phân tích đề: Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi.
- Lắng nghe.
+ Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ và đọc tên truyện?
- Học sinh đọc
+ Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi trẻ em hay là con vật gần gũi với trẻ em? 
- Truỵện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chú mèo đi hia, Vua lợn,......
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho các bạn nghe?
2- 3 học sinh giỏi giới thiệu mẫu:
- Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về con thỏ thông minh luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị bọn gian ác.
- Tôi xin kể câu chuyện "Chú mèo đi hia". Nhân vật chính là chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ.
- Tôi xin kể chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí " của nhà văn Tô Hoài.
 b. Kể trong nhóm
- Yêu cầu học sinh kể chuyện và trao đổi với bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về nhân vật, ý nghĩa truyện.
	- Giáo viên đi giúp những em khó khăn và gợi ý: 
+ Kể câu chuyện ngoài SGK sẽ được cộng điểm.
+ Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc, kết truyện theo lối mở rộng.
+ Nói với các bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
c. Kể trước lớp
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- 5-7 học sinh kể thi.
- Khuyến khích học sinh hỏi bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét học sinh. 
4. CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Nhận xét giờ học.
- Dăn học sinh về kể lại truyện đã nghe cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
 TIẾT 16: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Kể được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em có dịp chứng kiến hoặc tham gia.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Đề bài viết sẵn trên bảng lớp
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. KIỂM TRA BÀI CŨ 	
	- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em
	- Nhận xét học sinh.
2 GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3. HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Phân tích đề: Dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của trẻ em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em. 
- Lắng nghe.
	b. Gợi ý kể chuyện
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý và mẫu.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Khi kể em nên dùng lời xưng hô như thế nào?
+ Khi kể chuyện xưng tôi, mình.
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể.
+ Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện vì sao em có con búp bê biết bò, biết hát.
+ Em muốn kể câu chuyện về con thỏ nhồi bông của em.
	c. Kể trước lớp
- Kể trong nhóm.
+ Yêu cầu HS kể trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
+ 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau.
- Kể trước lớp.
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. GV khuyến khích HS dưới lớp theo dõi, hỏi bạn về nội dung, các sự việc, ý nghĩa truyện.
+ 3 đến 5 HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét từng bạn kể.
- Nhận xét chung HS.
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
 TIẾT 17: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên, kể lại được toàn bộ câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
-Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài giảng điện tử
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2HS kể lại chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em.
- Giáo viên nhận xét từng HS.
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3. HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN
a. Giáo viên kể
- Giáo viên kể chuyện lần 1: chậm dãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật.
- Giáo viên kể chuyện lần 2: kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
	b. Kể trong nhóm 
- Yêu cầu HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện. Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn hoặc viết phần nội dung chính dưới mỗi bức tranh để HS ghi nhớ.
- 4HS kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
	c. Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- 2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung 1 bức tranh.
- Gọi HS kể toàn truyện.
- 3HS thi kể.
- Giáo viên khuyến khích HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể.
+ Theo bạn Ma- ri- a là người như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn học tập ở Ma- ri- a đức tính gì?
+ Bạn nghĩ rằng chúng ta có nên tò mò như Ma- ri- a không?
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
	4. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa vào lời kể của GV, tranh minh hoạ, thuyết minh được nội dung cho mỗi tranh.
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện rõ ràng đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác, kẻ bị trừng trị thích đáng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bài giảng điện tử
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	 1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV yêu cầu mỗi HS nhớ lại và nêu tên hai câu chuyện đã học ở học kỳ một.
- HS nêu tên hai câu chuyện đã học.
	2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
	3.HD kể chuyện
 * GV kể chuyện
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm yêu cầu 1 trong SGK.
- HS quan sát tranh và đọc yêu cầu 1.
- GV kể lần 1.
- HS lắng nghe.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
- HS lắng nghe và quan sát.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: ngày tận số, hung thần, vĩnh viễn. 
- Giải thích từ theo ý hiểu của mình. 
	*Hướng dẫn xây dựng lời thuyết minh
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết lời thuyết minh ra giấy nháp.
- Gọi HS phát biểu. 
- Phát biểu, bổ sung.
- Nh/xét kết luận lời thuyết minh đúng.
- Viết lời thuyết minh dưới mỗi tranh.
- 1 HS đọc thành tiếng.
	4.TÌM HIỂU TRUYỆN
- Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình trong tâm trạng nào?
- Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình khi bác đã ngán ngẩm vì cả ngày bác không bắt được lấy một con cá nhỏ.
- Cầm chiếc bình trong tay, bác đánh cá nghĩ gì?
- Cầm chiếc bình trong tay bác mừng lắm, bác nghĩ mình sẽ bán được rất nhiều tiền.
- Bác đánh cá đã làm gì với chiếc bình?
- Thấy chiếc bình nặng, bác liền cạy nắp ra xem bên trong bình đựng gì.
- Chuyện kì lạ gì đã xảy ra khi bác cạy nắp chiếc bình?
- Khi bác cạy nắp chiếc bình, một làn khói đen tuôn ra hiện thành một con quỷ trông rất hung dữ và độc ác.
- Con quỷ đã trả ơn bác đánh cá như thế nào? Vì sao nó lại làm như vậy?
- HSTL
- Bác đánh cá đã làm gì để thoát nạn? 
- Bác đánh cá bảo con quỷ chui vào trong bình cho bác nhìn thấy tận mắt thì mới tin lời nó nói.
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Con quỷ ngu dốt chui vào trong bình và nó vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển.
	*Hướng dẫn học sinh kể chuyện
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS, yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ. Kể lại từng đoạn cho các bạn khác bổ sung và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- 5 HS 1 nhóm, hoạt động theo hướng dẫn. Khi 1 HS kể, các HS khác lắng nghe, gợi ý, nhận xét lời kể của bạn.
- Gọi các nhóm lên chỉ vào tranh và kể.
 - 3 đến 5 nhóm HS lên kể, mỗi em kể 1 tranh.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần kể.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí.
- Gọi 2 HS kể toàn chuyện. 
- 2 HS kể.
- GV nhận xét 
+ Nhờ đâu bác đánh cá có thể thoát khỏi lời nguyền của con quỷ độc ác?
+ Bác đánh cá thông minh, bình tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi, sáng suốt nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ và thoát chết.
+ Vì sao con quỷ lại chui chở lại bình?
+ Nó là một con quỷ to xác nhưng độc ác, ngu dốt nên đã mắc mưu bác đánh cá.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
+ Câu chuyện ca ngợi bác đánh cá thông minh, bình tĩnh, đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
5. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :...............................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa vào gợi ý SGK, chọn và kể lại câu chuyện ( đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
- Hiểu được nội dung chính của câu chuyện ( đoạn chuyện) đã kể.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS và GV sưu tầm một số truyện viết về những người có tài.
- Bài giảng điện tử
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần.
- Nhận xét HS kể chuyện và hiểu ý nghĩa truyện.
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
3. HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN
a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài. GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : được nghe hoặc được đọc, người có tài.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng mục phần gợi ý.
+ Những người như thế nào thì được mọi người công nhận là người có tài? Lấy VD một số người được gọi là người có tài.
+ Những người có tài năng, sức khoẻ, trí tuệ hơn những người bình thường và mang tài năng của mình phục vụ đất nước thì được gọi là người có tài. 
+ Em đọc câu chuyện của mình ở đâu?
+ Em đọc trong báo, trong truyện kể về các danh nhân, các kỷ lụcghi- nét thế giới, xem ti vi
- Các em hãy giới thiệu về nhân vật mình kể với những tài năng đặc biệt của hộch các bạn cùng biết.
- 3 đến 5 HS giới thiệu trước lớp. 
- Cô rất khuyến khích các em đọc sách báo. Những câu chuyện mà các em kể ngoài SGK sẽ được đánh giá cao.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc lại mục gợi ý 3, GV treo bảng phụ có ghi sẵn các tiêu chí đánh giá:
- 2 HS đọc.
	b. Kể chuyện trong nhóm
- Chia HS thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS 1 nhóm cùng kể chuyện, nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí. Sau đó cho điểm từng bạn.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Yêu cầu HS kể theo đúng trình tự mục 3.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi:
 	c. Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức cho HS thi kể.
- HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi bạn đó tạo không khí sôi nổi, hào hứng.
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét bạn kể.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất là bạn nào? Bạn nào kể chuyện hấp dẫn nhất?
- Bình chọn.
- tuyên dương những em kể tốt.
4. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện về các nhân vật mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và tìm những câu chuyện kể về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em biết. 
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa vào gợi y SGK, chọn được câu chuyện( được chứng kiến hoặc tham gia) nói về một người cókhả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn vế ý nghĩa câu chuyện.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bài giảng điện tử
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
	1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS kể lại chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tài.
- 2 HS đứng tại chỗ kể chuyện.
- Nhận xét .
- Lắng nghe.
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
	3. HƯỚNG DẪN KỂ CHUYỆN.
	a. Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: khả năng, sức khoẻ đặc biệt, em biết.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý.
- 3 HS đọc.
+ Những người như thế nào được mọi người coi là có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt? Lấy VD về 1 người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em biết.
+ Những người có khả năng làm được những việc bình thường không làm được.
+ Những người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em biết: Am- xtơ- rong 7 lần vô địch giải đua xe đạp vòng quanh nước Pháp. 
+ Nhờ đâu em biết được những người này. 
- HS trả lời.
+ Khi mình đã chứng kiến hoặc tham gia các em xưng hô như thế nào?
+ Khi kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia người kể phải xưng là tôi hoặc em.
- GV nêu: Những nhân vật mà các em vừa kể là những con người thật, họ có khả năng, sức khoẻ đặc biệt mà những người bình thường khác không có. Việc làm của họ có thể mang vinh quang cho Quốc gia hoặc mang lại niềm vui cho mọi người sống quanh họ. Những con người đó là tinh hoa của đất nước. Các em hãy kể những gì mình biết về nhân vật các em đã chọn. 
- 3 đếm 5 HS giới thiệu trước lớp về nhân vật mình định kể.
Tôi xin kể về một lực sĩ có thể dùng răng kéo chiếc ô tô tải nặng 5 tấn mà tôi đã xem trên chương trình những chuyện lạ Việt Nam.
 - Treo bảng phụ có ghi mục gợi ý 3. 
- 2 HS đọc, mỗi em đọc 1 phần.
- GV hướng dẫn tiếp: Có 2 cách để kể chuyện cụ thể mà mục gợi ý đã giới thiệu.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
- Lắng nghe.
+ Kể 1 câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối. 
+ Kể một sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật mà không cần thành chuyện.
	b. Kể chuyện trong nhóm
- GV chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS ngồi cùng bàn tạo thành nhóm cùng kể chuyện
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi.
	c. Thi kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- HS thi kể , HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn. HS thi kể cũng có thể hỏi các bạn trong lớp tạo không khí sôi nổi,

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ke_chuyen_lop_4_nam_hoc_2016_2017_vu_thi_nhu_tra.doc