Giáo án môn học lớp 4 - Tuần dạy 16 năm 2015
TOÁN:
THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Bài tập cần làm: 1(dòng 1, 2)
- Khuyến khích: Học sinh làm bài 2 và 3 SGK.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 1 HS lên bảng làm: 4674 : 82
- Lớp làm vào nháp.
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn hs thực hiện phép chia
a) VD1: 9450 : 35 = ?
- HS làm bài vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm và nêu cách thực hiện:
+ Đặt tính.
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
* GV Lưu ý: Ở lần chia thứ 3 có 0 chia cho 35 được 0; viết chữ số 0 ở vị trí thứ 3 của thương.
mạnh Kéo co, vật, + Trò chơi rèn luyện sự khéo léo Nhảy dây, lò cò, đá cầu + Trò chơi rèn luyện trí tuệ Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. Bài 2: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây. - HS làm việc cá nhân. GV giúp các em hoàn thành bài tập. - GV gắn lên bảng 2 bảng phụ đã ghi nội dung bài tập. GV gọi 2 nhóm nối tiếp thi làm nhanh. - GV chốt câu trả lời đúng. - HS đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa Chơi với lửa Làm một việc nguy hiểm Ở chọn nơi, chơi chọn bạn Phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống Chơi diều đứt dây Mất trắng tay Chơi dao có ngày đứt tay Liều lĩnh ắt có ngày gặp tai họa Bài 3: Chọn thành ngữ, tục ngữ ở bài 2 để khuyên bạn - HS thảo luận cặp đôi (GV giúp đỡ HS). GV nhắc HS chú ý phát biểu thành tình huống. - HS trình bày lời khuyên bạn, nhóm khác bổ sung. - Ví dụ: a) Em sẽ nói với bạn “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi. C. Củng cố, dặn dò: - Nhớ những thành ngữ, tục ngữ và trò chơi vừa học. - Dặn HS về nhà hoàn thiện các bài tập trong vở bài tập. THỂ DỤC: THỂ DỤC RLTTCB - TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG” I. Mục tiêu: - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác cơ bản đúng. - Học trò chơi “Nhảy lướt sóng”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm - Phương tiện: - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn, thoáng mát tập luyện. - Phương tiện: Còi, kẻ sân, 8 dây chun. III. Nội dung - Phương pháp: I. Phần mở đầu: - Ổn định tổ chức, tập trung, báo cáo. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. Khởi động: - Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân - tay,vai, hông, đầu gối. II. Phần cơ bản: 1. Bài tập RLTTCB: - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông. - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang - Lần 2 + 3: Thực hiện theo tổ, GV quan sát, sửa chữa động tác chưa - Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang. 2. Trò chơi vận động: Trò chơi “Nhảy lướt sóng” - GV nêu tên, phân tích cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi thử, chơi thật. - Mỗi tổ là một đội chơi với thành phần bằng nhau. - Hai bạn cầm đầu dây chun căng ra, di chuyển xuống cuối hàng, đi chậm và cúi người sao cho dây vừa tầm nhảy. - Khi dây gần tới nơi đủ nhảy thì bạn đó nhún xuống bật nhảy qua dây bằng hai chân. - Cứ tiếp tục thực hiện cho tới người cuối cùng. - Mỗi lần bị vướng chân vào dây bị trừ một điểm - Đội nào về trước và không bị trừ điểm là chiến thắng. - Đội thua phải múa hát một bài. III. Phần kết thúc: 1. Thả lỏng hồi tĩnh: Đi thường hít thở sâu rồi đứng tại chỗ vỗ tay, hát 2. Hệ thống, nhận xét kết quả giờ học. ĐẠO ĐỨC: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. - Biết được ý nghĩa của lao động. * GDKNS: + Kĩ năng xác định giá trị của người lao động là đem lại ấm no hạnh phúc cho con người. + Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng đóng vai; HS: Vở bài tập Đạo đức. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Các em đã làm được gì để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo? B. Bài mới: HĐ1: Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a - 2 HS đọc truyện, lớp đọc thầm SGK. - HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời 3 câu hỏi SGK. GV giúp đỡ các nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi tranh luận. - GV nhận xét, kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở ... đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn. - HS đọc và tìm hiểu ý nghĩa phần ghi nhớ. HĐ2: Tìm hiểu những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động. - HS làm việc theo nhóm 4. GV giúp các nhóm thảo luận. - Đại diện một số nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận về biểu hiện của yêu lao động và lười lao động HĐ3: Đóng vai theo tình huống (Bài tập 2) - GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiện vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai. Một nhóm đóng vai theo tình huống a, một nhóm đóng vai theo tình huống b. - Đại diện nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, nhận xét cách ứng xử trong các tình huống, nêu cách ứng xử khác. - GV kết luận về từng cách ứng xử của HS. C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. LỊCH SỬ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN I. Mục tiêu: - Nêu được một số sự kiện tiêu tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, thể hiện: + Sự quyết tâm chống giặc của quân dân nhà trần: Tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chat "Sát thát" và chuyện Trần Quốc Toản bó nát quả cam. + Tài thao lược của các tướng sĩ tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng) II. Chuẩn bị: Tranh minh họa SGK; Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: ? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào từ việc đắp đê. B. Bài mới: HĐ1: Làm việc cá nhân Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần - GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau: + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần ... đừng lo". + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “..." + Trong bài Hịch Tướng Sĩ có câu: “... phơi ngoài nội cỏ, ... gói trong đàn ngựa, ta cũng cam lòng" + Các chiến sĩ tự mình thích vào tay hai chữ: “..." - HS điền vào chỗ (... ) cho đúng câu nói trên đây, HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của Trọng dân nhà Trần. - 1HS đọc đoạn (Từ lúc đó ... Sát thát) và tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần quyết tâm chống giặc. - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến cá nhân. +Trần Thủ Độ trả lời: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. + Điện Diên Hồng: Đánh + Trần Hưng Đạo: Viết hịch tướng sĩ kêu gọi + Các chiến sĩ: Sát thát - GV kết luận: Cả 3 lần xâm lược nước ta, quân Mông - Nguyên đều phải đối đầu với tinh thần đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần HĐ2: Làm việc cả lớp Kế sách đánh giặc và kết quả của cuộc kháng chiến - GV gọi 1 HS đọc SGK, đoạn: “ Cả ba lần... xâm lược nước ta nữa" - Cả lớp thảo luận: Việc Trọng dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao? + HS trình bày câu trả lời, GV nhận xét và bổ sung. ? Nhà Trần đối phó với quân giặc như thế nào? Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng gì? (HS thảo luận nhóm: nêu kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần. Kết quả cuộc kháng chiến. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Lớp nhận xét. - GV chốt: + Khi giặc mạnh thì rút lui để bảo toàn lực lượng; Khi giặc yếu tấn công quyết liệt. + Ba lần rút khỏi thành Thăng Long làm cho địch hao tổn. - GV kết luận: Ba lần xâm lược, quân Mông - Nguyên đều bị thất bại. Đất nước ta lại sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững. HĐ3: Làm việc cả lớp - GV kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Tuấn. C. Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm các bài tập trong VBT Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2015 TẬP ĐỌC: TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG” I. Mục đích, yêu cầu: - Biết đọc đúng các tên riêng nước ngoài: (Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-ri-li-ô); bước đầu đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. - Hiểu ND: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ. - HS: Đọc trước bài III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 2 HS đọc nối tiếp nhau bài “Kéo co” và nêu nội dung bài. B. Bài mới: HĐ1: Luyện đọc. - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu ... tống nó vào cái lò sưởi này. + Đoạn 2: Tiếp đến trong nhà bác Các- lô ạ. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài (2 lượt) + Hết lượt 1: GV sửa lỗi phát âm, cách nghỉ giọng cho HS. + Hết lượt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ phần chú giải SGK. Đặt câu có từ “mê tín” - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - GV đọc mẫu toàn bài. HĐ2: Tìm hiểu bài - HS đọc đoạn1 để trả lời câu hỏi 1.(Bu-ra-ti-nô cần biết địa điểm kho báu ở đâu) + Từ ngữ: chìa khóa vàng, kho báu, bí mật Ý1: Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu. - HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2. (chú chui vào cái bình bằng đất trên bàn đợi Ba-ra-ba uống rượu say rồi mới hét lên: “Kho báu ở đâu ” khiến tên độc ác sợ tái xanh mặt nói ra điều bí mật.) + Từ ngữ: chui vào cái bình, sợ xanh mặt * Ý2: Bu- ra-ti-nô dùng mưu moi bí mật của kho báu - HS đọc lướt đoạn 3. Trả lời câu hỏi 3. (Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang trốn trong bình nên đã báo cho Ba-ra-ba biết lao ra ngoài chạy trốn). + Từ ngữ: báo, kiếm tiền, lao ra ngoài. Ý3: Chú bé gỗ gặp nguy hiểm và tìm cách thoát thân. - HS đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi 4 và nêu nội dung chính của bài - GV chốt nội dung: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách hại mình. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3 (bảng phụ ) - Các nhóm luyện đọc. Thi đọc trước lớp. - Lớp bình xét nhóm đọc tốt, bạn đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài “Rất nhiều mặt trăng” KHOA HỌC: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? I. Mục tiêu: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, * BVMT: Học sinh biết được không khí trong lành rất có lợi cho sức khoẻ. II. Chuẩn bị: - HS: Chuẩn bị theo nhóm: 2 đến 4 quả bóng bay với hình dạng khác nhau, chỉ hoặc chun để buộc bóng; bơm tiêm (3 nhóm) III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: (10’) Phát hiện màu, mùi, vị của không khí. - MT: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của không khí. - Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi: + Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? + Dùng mũi ngửi, dùng lưới nếm, em nhận thất không khí có mùi gì? Có vị gì? + Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay một mùi gì khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? cho ví dụ? - HS lần lượt trả lời miệng các câu hỏi và nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt câu trả lời đúng và kết luận như SGK. + với việc sử dụng nước hàng ngày ở gia đình HS. HĐ2: (12’) Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí MT: Phát hiện không khí không co hình dạng nhất định. Cách tiến hành: Bước 1: Chơi thổi bóng - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo vè số bóng mỗi nhóm đã chuẩn bị. - GV phổ biến luật chơi: Các nhóm cùng có số bóng như nhau, cùng bắt dầu thổi vào một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng và không bị vỡ là thắng cuộc. - HS đem bóng ra để so sánh tìm nhóm thắng cuộc. Bước 2: Thảo luận - GV yêu cầu đại diện các nhóm mô tả hình dạng của quả bóng vừa được thổi. - GV lần lượt đưa ra các câu hỏi: + Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? + Qua đó rút ra không khí có hình dạng như thế nào? + Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không cố hình dạng nhất định. - HS trả lời, GV nhận xét kết luận như SGK. HĐ3: (13’) Tìm hiểu về tính chất bị nén và giãn ra của không khí Mục tiêu: - Biết không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra, - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. Cách tiến hành Bước 1: Tổ chức hướng dẫn GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc nhóm mục Quan sát trang 65 SGK. Bước 2: Làm việc theo nhóm - HS quan sát hình vẽ và mô tả lại hiện tượng xảy ra ở hình 2 b, 2 c và sử dụng các từ nén lại và giãn ra để nói về tính chất của không khí qua thí nghiệm này. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Tiếp theo yêu cầu HS trả lời tiếp các cau hỏi trong SGK. - GV nhận xét, kết luận như SGK. * Không khí rất cần cho sự sống của con người, sống ở những môi trường trong lành rất có lợi cho sức khoẻ. Ngược lại môi trường, không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. Chúng ta hã vận động mọi người giữ cho bầu không khí luôn trong lành. C. Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT Khoa học. MĨ THUẬT: TẬP NẶN TẠO DÁNG MỘT CON VẬT HOẶC Ô TÔ ĐƠN GIẢN I. Mục tiêu: - Hiểu cách tạo dáng con vật, hoặc ô tô đơn giản bằng vỏ hộp. - Biết cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp - Tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích. - HS ham thích nặn đồ vật, tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị: GV: Hình tạo dáng bằng đất nặn đã hoàn thiện, các vật liệu dùng cho bài tập nặn. HS: Đất nặn, ... III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: (5’) Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng đất sét và gợi ý để HS nhận biết: + Tên của hình tạo dáng, các bộ phận của chúng, nguyên liệu để làm. - GV tóm tắt lại nội dung HD trả lời. HĐ2: (5’) Cách tạo dáng - Yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng. - Chọn màu sắc và hình khối đất nặn sao cho phù hợp. Có thể cắt bớt, ... - Tìm và nặn thêm các chi tiết cho sinh động, ... HĐ3: (18’) Thực hành HĐ4: (7’) Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý để HS nhận xét về hình dáng chung: hình dáng chung, các bộ phận, chi tiết, màu sắc. - HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng, Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau. TOÁN: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư). - Bài tập cần làm: 1b. - Khuyến khích: Học sinh làm 1a; 2; 3 bài trong SGK. II. Chuẩn bị: Bảng con. III. Các hoạt động dạy học: Bài cũ: (5’) Làm bảng con 4856 : 15 = ? HĐ1: (7’) Trường hợp chia hết: - GV nêu phép chia: 1944: 162 = ? - GV hướng dẫn HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính. - HS làm vào giấy nháp, 1 HS lên bảng thực hiện phép chia. 1944 162 194 chia 162 được1 viết 1 344 12 1 nhân 2 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2 00 1 nhân 6 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 3 viết 3 1 nhân 1 bằng 1, 1 trừ 1 bằng 0 Hạ 4, được 324, 324 chia 162 được 2 viết 2 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0viết 0 2 nhân 6 bằng 12 , 12 trừ 12 bằng 0 viết 0, nhớ 1 2 nhân 1 bằng 2, nhớ 1 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0 - GV HD HS cách chia: mỗi lần chia cần ước lượng tìm thương chẳng hạn 194 : 162 = ? có thể ước lượng: 1 : 1 = 1; .... HĐ3: (8’) Trường hợp chia có dư - GV tiến hành tương tự như trường hợp trên. HĐ4: (15’) Luyện tập Bài 1b: Làm bảng con và bảng lớp. - HS hoạt động cá nhân vào vở nháp, 2 HS lên bảng thực hiện trên bảng. - GV Quan tâm HS chưa đạt yêu cầu - Cả lớp chú ý nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. KL: Rèn KN hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có ba chữ số * Khuyến khích Học sinh làm bài 1a, bài 2, 3 vào vở. - GV, cùng HS nhận xét. GV chốt kết đúng. * Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. Mục đích yêu cầu: - Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. * GDKNS: KN tìm kiếm và sử lí thông tin, thể hiện sự tự tin, giao tiếp. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh ảnh minh họa một số trò chơi, lễ hội. - HS: Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Muốn miêu tả một đồ vật, cần chú ý điều gì? B. Bài mới: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: Thuật lại các trò chơi được giới thiệu trong bài kéo co - HS thảo luận theo nhóm đôi và thuật lại trò chơi Kéo co của 2 làng Hữu Trấp và Tích Sơn. - Đại diện các nhóm kể trước lớp, HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận, đọc cho hs nghe bài tham khảo. Bài tập 2: Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em - HS quan sát 6 tranh minh họa và nêu tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh. So sánh với địa phương mình xem có trò chơi lễ hội như trên không. - GV gắn bảng phụ có gợi ý dàn ý chính + Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi. + Nội dung hình thức trò chơi hay lễ hội: - Thời gian tổ chức. - Những việc được tổ chức trong lễ hội hay trò chơi. - Sự tham gia của mọi người. + Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình. - HS thực hành theo nhóm đôi. GV giúp đỡ các nhóm. - HS thi giới thiệu trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tập làm văn sau. Thứ năm ngày 17 tháng12 năm 2015 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ I. Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu kể trong đoạn văn ( BT1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (BT2). II. Chuẩn bị: GV: Giấy khổ to, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Nêu tên một số trò chơi mà em thường chơi và tác dụng của nó. B. Bài mới: HĐ1: Phần nhận xét Bài 1: Câu in đậm trong đoạn văn dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì? - HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn. - Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu in đậm trong đoạn văn và nêu tác dụng của câu. - HS trả lời. GV chốt câu trả lời đúng: Câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi. Bài 2: Những câu còn lại ở bài tập 1 được dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì? - HS làm bài cá nhân và nêu miệng. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Các câu còn lại trong bài tập 1 là các câu kể. Cuối câu kể có dấu chấm. Bài 3: Các câu kể trong bài được dùng làm gì? - HS trả lời cá nhân, GV bổ sung, ghi lại lời giải đúng: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến, tâm tư tình cảm của mỗi người. - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK HĐ2:Luyện tập Bài tập1: Tìm câu kể trong đoạn văn. Tác dụng các câu? - GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1 - HS thảo luận nhóm 4, nêu ý kiến. - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng: (kể sự việc, tả cánh diều, kể sự việc, tả tiếng sáo diều, nêu ý kiến nhận định). Bài tập2: Đặt vài câu kể theo các yêu cầu đã cho. - HS tự làm bài vào vở trình bày miệng. GV lưu ý cách dùng từ, diễn đạt. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn tập nội dung trong VBT và chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: KÉO CO I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng BT 2a II. Chuẩn bị:HS: vở chính tả, VBT Tiếng Việt; III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - 1 HS lên bảng viết 3 - 4 từ bắt đầu bằng s /x; lớp viết vào nháp. B. Bài mới:: HĐ1:Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả - GV đoạn văn cần viết chính tả, cả lớp đọc thầm. - HS tìm và viết các từ khó, dễ lẫn trong bài : Hữu Trấp, Quế Võ, Tích Sơn, ganh đua, khuyến khích.... - GV nhắc HS cách trình bày bài viết. - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. - GV đọc cho HS soát lại. - Trong khi đó từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau. GV chấm chữa 12- 15 bài. - GV nhận xét bài của HS. HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2a : Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu là r/ gi/ d theo nghĩa đã cho - HS làm BT cá nhân và nối tiếp đọc kết quả bài làm. - Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng: + nhảy dây. + múa rối + giao bóng C. Củng cố, dặn dò:Về nhà hoàn thiện bài tập 2b trong VBT Tiếng Việt. ĐỊA LÍ: THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ). II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ hành chính Việt Nam; tranh ảnh sưu tầm về thủ đô Hà Nội III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Kể tên một số nghề truyền thống
File đính kèm:
- GIAO_AN_LOP_4_TUAN_16.doc