Giáo án môn học lớp 3 - Tuần học 22

 Tiết 4 Hát nhạc

ÔN TẬP BÀI HÁT : CÙNG MÚA VUI DƯỚI TRĂNG

GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHOÁ SON

I. MỤC TIÊU:

 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca . Hát đồng đều , hoà giọng .

 - Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.

 - Nhận biết khuông nhạc và khoá son.

II. CHUẨN BỊ :

 - Nhạc cụ quen dùng , băng nhạc , máy nghe.

 - Một số động tác phụ hoạ .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Gọi h/s lên hát bài hát : Cùng múa hát dưới trăng

B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:

 - hôm nay cô cùng các em ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng và các em sẽ được học nhận biết về khuông nhạc và khoá son.

 

doc44 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học lớp 3 - Tuần học 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược củng cố cách viết chữ viết hoa P(Ph) có trong tên riêng và câu ứng dụng.
HĐ
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
 1
2
3
4
5
Hướng dẫn viết chữ hoa 
 - Tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ P 
Chữ Ph; Viết nét móc ngược trái như nét 1 của chữ B. Từ điểm dừng bút của chữ B viết nét cong trên có hai đầu uốn vào trong.Sau đó đặt bút ở giữa dòng kẻ 1 viết tiếp chữ h.
Chữ T:Viết nét móc cong trái nhỏ ,từ điểm DB của nét1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải,Từ điểm DB của nét 2 viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái này cắt nét lượn ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong.
 Chữ V: Viết nét cong trái rồi lượn ngang giống như nét 1của các chữ H, I, K .Từ điểm DB của nét 1 đổi chiều bút viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới. Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải.
Luyện viết từ ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
 - GV giới thiệu: Phan Bội Châu (1867- 1940): một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
 Luyện viết câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
 - GV giải thích: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, dài khoảng 60 km, rộng từ 1 đến 6 km. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, cao 1444m, dài 20 km, cách Huế 71,6 km.
- Nêu độ cao của các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chư õ?
- Khoảng cách giữa các chữ ?
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ P: 1 dòng
 + Viết chữ Ph, B : 1 dòng
 + Viết tên Phan Bội Châu :2 dòng
 + Viết câu ứng dụng 2 lần
Chấm, chữa bài
- GV thu khoảng 7 bài chấm, nhận xét.
- Chữ P(Ph), B, C, ( Ch), T, G(Gi), Đ, H, V, N
- HS theo dõi để nắm được cách viết.
- Viết bảng con chữ : Ph, T, V 
- 2 HS đọc từ ứng dụng
- Viết bảng con từ ứng dụng
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- Các chữ cao 2,5 li: P, T, G,B, Đ, H, V,N
- Các chữ cao 2 li: đ
- Các chữ còn lại cao 1li
- Dấu sắc đặt trên chữ a, ă, ư. Dấu huyền đặt trên chữ e, ơ, a. Dấu nặng đặt dưới chữ ă. 
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Viết trên bảng con chữ : Phá, Bắc
- HS nghe hướng dẫn để viết đúng theo yêu cầu.
 - HS viết bài vào vở.
- HS nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 IV
 CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
- Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
Tiết 5	ÔN TIẾNG VIỆT
1. G/v cho h/s đọc lại các bài tập đọc và HTL của tuần 21 và trả lời các câu hỏi.
- G/v và h/s nhận xét , tuyên dương 
	2. Luyện từ và câu:
	Câu 1: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
Các em nhỏ chơi đá bóng ở bãi cỏ sau đình .
Ngoài vườn hoa hồng và hoa loa kèn đang nở rộ .
Bầy chim sẻ đang ríu rít trò chuyện trong vòm lá .
Câu 2: Điền tiếp bộ phận câu nói về nơi diễn ra các sự việc nêu trong từng câu sau:
Lớp 3A được phân công làm vệ sinh ..
Cô giáo đưa chúng em đến thăm cảnh đẹp ..
Eùp –phen là ngọn tháp cao 
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau:
	Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
	Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
	Trời trong đầy tiếng rì rào
	Đàn cò đánh nhịp bay vào , bay ra
	Đứng canh trời đất bao la
	Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Điền vào ô trống các từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ trên 
Từ ngữ chỉ sự vật được coi như người
Từ ngữ chỉ hoạt động , đặc điểm của người được chỉ cho sự vật
.
.
..
..
--------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 2 năm 2006
Tiết 1	 
TiÕt 3:TËp ®äc
CÁI CẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ : xe lửa , bắc cầu , đãi đỗ , Hàm Rồng ..
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài (chum, ngòi, sông Mã). -Hiểu nội dung bài:Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
 3. Giáo dục h/s biết quý trọng , tự hào về công việc của người cha và kính yêu cha của mình.
4. Học thuộc lòng bài thơ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh , ảnh minh hoạ bài tập đọc trong sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Kiểm tra 2 h/s , mỗi em kể 2 đoạn truyện Nhà bác học và bà cụ và trả lời các câu hỏi về nội dung từng đoạn.
	- G/v nhận xét , cho điểm .
B . GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
	- Hôm nay các em sẽ học bài thơ Cái cầu . Bạn nhỏ được cha gửi cho chiếc ảnh cái cầu này . Bạn rất yêu cái cầu trong ảnh . Chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao bạn nhỏ yêu cái cầu ấy như thế .
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Luyện đọc:
- G/v đọc diễn cảm bài thơ , giọng tình cảm , nhẹ nhàng . Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha:vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê , yêu hơn cả , cái cầu của cha
- G/v hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
+ Đọc từng dòng thơ
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp .
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ
Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu h/s thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào , được bắc qua sông nào?
+ Từ chiếc cầu cha làm , bạn nhỏ nghĩ đến những gì ? 
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?
+ Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha như thế nào?
Học thuộc lòng bài thơ:
- G/v hướng dẫn h/s học thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ , cảbài thơ. Xoá dần các từ , cụm từ chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.
- G/v nhận xét , tuyên dương những cá nhân đọc thuộc , hay
- H/s kết hợp đọc thầm.
- H/s nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- H/s nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, kết hợp nhắc h/s nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các dòng , các khổ thơ.
- H/s đọc các từ được chú giải cuối bài.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ.
- cá nhân các nhóm thi đọc với nhau.
- Các nhóm đọc toàn bài.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- Một h/s đọc câu hỏi , các h/s khác trả lời.
+ Cha làm nghề xây dựng cầu, có thể là kỹ sư hoặc 1 công nhân.
+ Cầu Hàm Rồng , bắc qua sông Mã .
+ Bạn nghĩ đến sợi tơ nhỏ như chiếc cầu giúp nhện qua chum nước. Bạn nghĩ đến ngọn gió như chiếc cầu giúp sáo sang sông. Bạn nghĩ đến lá tre , như chiếc cầu giúp kiến qua ngòi ..
+ Chiếc cầu trong tấm ảnh , cầu Hàm Rồng . Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
+ Bạn yêu cha , tự hào về cha.
- H/s đọc thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của g/v .
- H/s khi đọc thuộcbài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức .
- Cả lớp theo dõi , nhận xét những h/s đọc thuộc , hay.
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Bài thơ cho em biết điều gì ?
- G/v yêu cầu h/s về nhà tiếp tục HTL bài thơ 
- G/v nhận xét tiết học.
TiÕt 3 : LuyƯn tõ vµ c©u
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO
DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
 1.Mở rộng vốn từ: sáng tạo
 2. Ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu bài tập để HS làm bài tập 2
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 1 HS làm lại bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết trước
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LT&C hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ về Sáng tạo và tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương,
khen ngợi những HS đọc bài tốt.
 Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, thu một số bài chấm, nhận xét , tuyên dương những HS làm bài đúng.
- Truyện này gây cười ở chỗ nào?
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Tìm từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức.
- HS nhận phiếu học tập và điền vào phiếu theo yêu cầu. Một số em trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động của trí thức
Nhà bác học, nhà thông thái, tiến sĩ, nhà nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học
Nhà phát minh, kĩ sư
Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc, thiết kế nhà cửa, cầu cống
Bác sĩ, dược sĩ
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh
Thầy giáo, cô giáo
Dạy học
Nhà văn, nhà thơ
Sáng tác
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
 - 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở . Một số em trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 a. Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
 b.Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
 c. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
 d.Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
 - 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
 - Bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào ô trống trong truyện. Em phải kiểm tra xem bạn dùng dấu chấm nào đúng, dấu chấm nào sai, giúp bạn sửa lại những chỗ sai.
 - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì?
 - Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.
- Đó là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện thì vô tuyến mới hoạt động được. Nhưng anh lại nói nhầm: Không có điện thì anh em mình phải” thắp đèn dầu xem vô tuyến”.Không có điện thì làm gì có vô tuyến.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Các em vừa học những nội dung gì ?
 - Hãy đặt một câu trong đó có sử dụng dấu phẩy.
 - GV nhận xét tiết học :nhắc HS về nhà kể lại truyện vui “Điện” cho người thân và bạn bè nghe.
 Thứ t­ ngày 6 tháng 2 năm 2013
TiÕt 1: ©m nh¹c ®/c Trang d¹y
TiÕt 2: To¸n
VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I.MỤC TIÊU :
* Giúp học sinh: dùng com pa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản). Qua đó các em thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó.
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Com pa, bút chì để tô màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS lên bảng chỉ bán kính, tâm, đường kính của hình tròn.
- Nêu cách vẽ hình tròn.
 Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Bước 1: GV hướng dẫn để HS tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính bằng hai cạnh ô vuông.
- Bước 2: Dựa trên hình mẫu, GV hướng dẫn HS vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC.
- Bước 3: Dựa trên hình mẫu, GV hướng dẫn HS vẽ phần hình tròn tâm C, bán kính CAvà phần hình tròn tâm D, bán kính DA.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tô màu tuỳ theo ý thích.
- GV cho HS xem một số hình tròn đã trang trí, tô màu đẹp, sau đó khuyến khích HS tự vẽ và trang trí nhiều hình khác nhau.
- Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước.
- HS vẽ theo hướng dẫn của GV.
- Thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Tô màu hình đã vẽ trong bài tập 1.
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Về nhà tự vẽ các hình trang trí bằng hình tròn.
- Chuẩn bị bài nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 1 Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2006
 	 	 Tập đọc
CHIẾC MÁY BƠM
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng: Aùc- si- mét ; các từ ngữ: nước sông, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn. 
 - Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Aùc- si- mét.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi Aùc- si- mét – nhà bác học biết thông cảm với lao động vất vả của những người nông dân.Bằng ócsáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 3 HS đọc thuộc lòng bài Cái cầu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay các em sẽ học bài Chiếc máy bơm. Với bài đọc này các em sẽ biết chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời như thế nào? Ai là người đã phát minh ra chiếc máy bơm đó?
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu trước lớp
GV viết bảng: Aùc- si- mét
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV có thể chia bài thành 3 đoạn, 
 ( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
1. Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
2. Aùc- si- mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó? 
3. Hãy tả chiếc máy bơm của Aùc- si- mét?
4. Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ông còn được sử dụng như thế nào?
5. Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên được ra đời?
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS tự chọn và đọc diễn cảm một đoạn văn.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất .
- HS kết hợp đọc thầm
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
 - HS đọc cá nhân - đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng nhà bác học Aùc- si- mét
 - HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
 - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm đọc đồng thanh.
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Họ phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao
 - Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để ngưòi lao động đỡ vất vả.
 - Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm xoay trục xoắn, nước dưới sông sẽ được dẫn lên cao.
- Đến nay loài người vẫn sử dụng nguyên lí chiếc máy bơm do Aùc- si- mét chế tạo. Những cánh xoắn của máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
- Nhờ óc sáng tạo và tình yêu thương của Aùc- si- mét với những người nông dân. Ông muốn làm gì đó giúp họ đỡ vất vả.
- HS thi đọc từng đoạn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Em hiểu điều gì qua câu chuyện Chiếc máy bơm?
- Em thấy có điểm gì giống nhau giữa hai nhà khoa học Ê- đi- xơn và Aùc- si –mét?
 - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài.
Tiết 2	
 Thứ n¨m ngày 7 tháng 2 năm 2013
 TiÕt 1: To¸n	
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
	*Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
	- Vận dụng phép nhân để làm tính giải toán.
II.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 Nêu cách vẽ hình tròn.
Trong một hình tròn đường kính như thế nào so với bán kính?
 Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số .
a) Phép nhân 1034 x 2
- Viết lên bảng phép nhân 
 1034 x 2 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS theo từng bước như phần bài học SGK.
b) Phép nhân 2125 x 3
- Tiến hành tương tự như phép nhân 1034 x 2 = 2068. Lưu ý HS, phép nhân 2125 x 3 = 6375 là phép nhân có nhớ.
- GV lưu ý HS: 
 + Lượt nhân nào kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
+ Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liền trước (nếu có).
Luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày cách tính của một trong các phép tính mà mình đã thực hiện.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Viết lên bảng phép tÝnh 
2000 x 3 = ? 
và yêu cầu HS phải tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài tiếp.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS đọc phép nhân.
- 1 HS lên bảng làm tính, cả lớp làm tính vào bảng con.
 1034 
 2
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính tới hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn.
 1034 * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8.
 2 * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
 2068 * 2 nhân 0 bằng 0, viết 0.
 * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
 * Vậy 1034 nhân 2 bằng 2068.
- Theo dõi ghi nhớ.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào bảng con.
 1234 4013 2116 1072
 2 2 3 4
 2468 8026 6348 4288
- HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Xây một bức tường hết 1015 viên gạch. Hỏi xây 4 bức tường như thế hết bao nhiêu viên gạch?
- Làm bài, 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Tóm tắt
 1 bức tường : 1015 viên gạch
 4 bức tường : . . . . viên gạch?
 Bài giải
 Số viên gạch xây bốn bức tường là:
 1015 x 4 = 4060 (viên gạch)
 Đáp số: 4060 viên gạch
- HS tự nêu cách nhân nhẩm: 
2 nghìn x 3 = 6 nghìn, 
vậy: 2000 x 3 = 6000.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) 2000 x 2 = 4000
b) 20 x 5 = 100
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Khi thực hiện phép nhân có nhớ em lưu ý điều gì?
- Về nhà

File đính kèm:

  • docGA_tuan_22_L3.doc
Giáo án liên quan