Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 16

Tập đọc – Kể chuyện:

ĐÔI BẠN

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: sơ tán, san sát, nườm mượt, lấp lánh, lăn lăn, thất thanh, vùng vẫy, lướt thướt, hốt hoảng

- Biết phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng

 

doc22 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm giá trị của biểu thức, sau đó tìm số chỉ giá trị của biểu thức đó nối với biểu thức.
Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
GV tổng kết , tuyên dương .
- Yêu cầu 6 HS đọc biểu thức và giá trị biểu thức.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Lớp , cá nhân .
- Hs nhắc lại.
- Hs nhắc lại.
- Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
- Hs tính: 126 + 51 = 177.
Hs tính : 125 + 10 – 4 = 131
- 131 được gọi là giá trị của biểu thức.
-........ là kết quả của biểu thức.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs đọc và tính giá trị biểu thức.
- Bằng 294.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
 b) 261 – 100 = 161 
Giá trị của biểu thức 261 – 100 là 161
c) 22 x 3 = 66
Giá trị của biểu thức 22 x 3 là 66.
 d) 84 : 2 = 42
Giá trị của biểu thức 84 : 2 là 44.
- Hs lên bảng làm.
- Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- HS chia đội chơi.
- Hs lên thi đua gắn mũi tên nhanh và chính xác.
45 + 23 * * 59
79 – 20 * * 120 
50 + 80 – 10 * * 68 
97 – 17 + 20 * * 90
30 x 3 * * 24 
48 : 2 * *100 
4. Tổng kết – dặn dò
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : Tính giá trị biểu thức.
Nhận xét tiết học.
Tập đọc:
VỀ QUÊ NGOẠI
I/ Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi khi đọc thơ lục bát.
Giúp học sinh nắm được nội dung bài thơ : Bạn nhỏ về thăm ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa, gạo.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
* GDMT: GD tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua câu hỏi 3 : Bạn thấy ở quê có những gì lạ ? (Gặp trăng gặp gió bất ngờ / ở trong phố chẳng bao giờ có đâu ; gặp con đường đất rực màu rơm phơi, gặp Bóng tre mát rợp vai người / Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm .... Từ đó liên hệ và “chốt” lại ý về BVMT : Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK; Thăm bằng hoa. 
 III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Đôi bạn.
- GV gọi 3 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 – 3 của câu chuyện “ Đôi bạn” và trả lời các câu hỏi:
	- Gv nhận xét.	
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ.
a, Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho hs xem tranh.
b, Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
* Đọc nối tiếp – luyện từ khó
- Đọc nối tiếp 2 câu - GV theo dõi sửa sai từ khó.
- Đọc nối tiếp khổ thơ trước lớp.
* Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ - giải thích từ : hương trời, chân đất.
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
* Đọc thi.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ. 
 + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?
+ Quê ngoại bạn ở đâu?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
* GDMT: liên hệ Quê hương em có những cảnh vật gì đáng yêu? Nêu cảm nghĩ của em về quê hương mình?
- GV “chốt” Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu.
- Gv yêu cầu Hs đọc các đoạn 2.
Thảo luận nhóm bàn.
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm nên hạt gạo?
- Gv chốt lại: 
+ Chuyến về thăm ngoại đã làm cho bạn nhỏ có gì thay đổi ?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc 10 dòng đầu của bài thơ.
- Gv mời một số Hs đọc lại toàn bài thơ.
- Hs thi đua học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.
- Gv mời 2 HSKG thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
- Học sinh lắng nghe.
- Hs xem tranh.
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ
- 2 nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ trong bài.
- HS đọc bài , giải thích từ.
- Hs đọc từng câu thơ trong nhóm.
 - 4 HS 4 tổ đọc thi bài thơ.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại.
- Hs đọc thầm bài thơ:
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu: “Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu”.
-... Ơ nông thôn.
- Đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / .........../ vần trăng như lá thuyền trôi êm êm.
- HS nêu.
- Hs đọc đoạn 2.
- Hs thảo luận nhóm.
- Họ rất thật thà. Bạn thương họ như những người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
-...Bạn yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: cá nhân; trò chơi.
- Hs đọc lại toàn bài thơ.
- Hs thi đua đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.
- 2 HSG đọc thuộc lòng bài thơ.
- Hs nhận xét.
4 . Tổng kết – dặn dò. 
 - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét bài cũ.
Chính tả: (Nghe – viết) 
ĐÔI BẠN
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác , trình bày đúng đoạn 3 trong bài “Đôi bạn” .
- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. 
Làm đúng bài tập 2 chính tả a/b, điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ ch hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
II/ Các hoạt động:
Bài cũ: Nhà rông ở Tây Nguyên. 
- GV mời 2 Hs lên bảng viết các từ: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm , tưới cây.
- Gv nhận xét bài cũ
2 . Giới thiệu và nêu vấn đề. 
 3 . Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn viết có mấy câu.
+ Từ nào trong đoạn văn phải viết hoa? 
+ Lời của bố nói thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: sưởi lửa, ném,thọc tay, làm lụng.
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết điền vào chỗ trống tiếng có âm tr/ ch hoặc dấu hỏi, dấu ngã.
 + Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv chi lớp thành 3 nhóm.
- GV cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
-Các nhóm lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
-Yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau giữa các từ có âm đầu là ch/tr.
PP: Phân tích, thực hành.
-Hs lắng nghe.
 - 1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
- Đoạn viết có 6 câu..
- Chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng.
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng.
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh viết vào vở.
- Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Các nhóm thi đua điền các từ vào chỗ trống theo hình thức tiếp sức.
Bạn em đi chăn trâu, bắt được nhiều châu chấu.
Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.
Bọn trẻ ngồi chầu gẫu, chờ bà ăn trầu ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. 
Về xem và tập viết lại từ khó.
Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 19 tháng 12 năm 2012.
ĐẠO ĐỨC: BIẾT ƠN GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ.
I. Mục tiêu:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm tới các gia đình thương binh, liệt sĩ, biết giúp đỡ những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Một số bài hát về chủ đề bài học.
- Tranh ảnh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích.
- Phiếu giao việc dùng cho hoạt động 2.
III. Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những việc đã làm để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gv nhận xét đánh giá.
C. Bài mới:
1. Khởi động:
2. Hoạt động 1: Phân tích truyện.
- Gv kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích.
- Các bạn lớp 3a đã đi đâu vào ngày 27/ 7 ?
- Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
- Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gvkl: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để dành độc lập, tự do cho hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm nhận xét các việc nên làm hay không nên làm.
- Gvkl: Các việc a, b, c là đúng. Việc d không nên làm
* Liên hệ:
- Em đã làm được các việc gì để giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gv tuyên dương những hs đã có ý thức giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
3. Củng cố dặn dò:
- HDTH: Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát...các tấm gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ thiếu nhi.
- Hát
- Hs nêu
- Cả lớp hát bài: Em nhớ các anh.
- Hs theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Các bạn lớp 3a đi thăm các cô chú thương binh nặng ở trại điều dưỡng.
- Thương binh, liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Chúng ta phải có thái độ tôn trọng và biết ơn các thương binh và gia đình liềt sĩ.
- Hs lắng nghe.
- Hs thảo luận nhóm nhận xét các việc trong phiếu:
a. Nhân ngày 27/ 7 lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.
b. Chào hỏi lễ phép các cô chú thương binh, liệt sĩ.
c. Thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d. Cười đùa làm việc riêng trong khi chú thươnh binh đang nói chuyện với hs toàn trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs tự liên hệ và nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Hs lắng nghe
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
A/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia .
- Aùp dụng tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “”.
- HSKG làm thêm bài tập 4.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Làm quen với biểu thức.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1: Giới thiệu về biểu thức.
- MT: Giúp Hs làm quen với biểu thức.
a) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính, cộng trừ.
- Gv viết lên bảng: 60 + 20 - 5. 
 92- 45+ 7
 Gv yêu cầu 2 tổ tính.
 - Hs đọc biểu thức này.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tính biểu thức nêu cách tính.
b) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
Gv viết lên bảng: 49 : 7 x 5.
 9 x 8 : 4
Gv yêu cầu Hs đọc biểu .
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ để tính biểu thức:
- Gv mời Hs nêu cách tính
- Nhận xét chốt lại.
 HĐ2: Luyện tập
Bài 1,2 :MT:Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm mẫu biểu thức : 103 + 20 + 5
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách làm của mình.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu Hs lên bảng làm.
Gv nhận xét, chốt lại
* Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Nêu thứ tự thực hiện.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Bài 3: MT: So sánh các giá trị biểu thức và điền dấu .
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv viết: 44 : 4 x 5  52. Gv hỏi: Làm thế nào để so sánh được 44 : 4 x 5  52.
- Gv yêu cầu Hs làm các phần còn lại.
- Gv nhận xét, chốt lại:
* Bài 4. (HSKG)
MT:Giúp cho các em biết giải toán có lời văn.
 GV giúp đỡ HSKG giải thêm bài tập 4
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
- Hs đọc biểu thức.
Hs tính: 60 + 20 - 5 92 – 45 - 7
 = 80 – 5 = 47 - 7
 = 75. = 40
-..... HS nêu cách tính.
- Hs đọc biểu thức.
-Hs tính: 49 : 7 x 5 9 x 8 : 4
 = 7 x 5 = 72 :4
 = 35 = 18
 -.. HS nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs tính: 103 + 20 + 5
 123 + 5 = 128.
- HS nêu cách tính.
Học sinh cả lớp làm bài vào .
3 Hs lên bảng làm3 bài còn lại.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
 - 4 Hs làm bài trên bảng.
- HS nêu.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs tính: 44 : 4 x 5 = 11 x 5 = 55.
 Vậy : 55 > 52.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
 b 41 . 68 – 20 – 7 47  80 + 8 – 40
 41 = 41 47 < 48
Hs lên bảng làm.
- HSKG làm bài 4.
4 Tổng kết – dặn dò.
Nhận xét tiết học.
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố, mở rộng vốn từ về chủ đề dân tộc.
- Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh, dấu phẩy.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Hãy viết:
a, Tên một số dân tộc ít người mà em biết?
b, Những sản vật quí của rừng?
c, Hoạt động của người dân miền núi?
Bài 2: Cho các từ ngữ sau: làm nương, vút lên, sương muối, bản làng. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm.
 Buổi sáng, ......... phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Núi đồi, thung lũng, ........chìm trong biển mây mù. Các bà, các chị tấp nập đi........ Chốc chốc, một điệu hát H mông lại.......... trong trẻo.
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a, Chôm chôm xoài tượng xoài cát mọc chen nhau.
b, Hoa lá quả chín những vạt nấm ẩm ướt và con sưới chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
Bài 4: Đặt câu có hình ảnh so sánh:
a, Nói về màu sắc.
b, Nói về hình dáng.
c, Nói về tính tình, đặc điểm.
d, Nói về âm thanh.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
HS đọc đề, Thảo luận nhóm bàn.
Đại diện nhóm trả lời - HS nhận xét.
a, Thái, Dao, Mẹo, Tày, Ba- na,....
b, Măng, nấm, gỗ, mật ong,.....
c, phát rẫy, làm nương, đi săn,địu, thồ hàng,.....
- HS đọc đề, làm bài cá nhân.
- Vài em nêu kết quả.
Thứ tự các từ cần điền: sương muối, bản làng, làm nương, vút lên.
HS đọc đề rồi làm bài. Kq:
a, Chôm chôm ,xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau.
b, Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.
- HS đọc đề rồi làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Tự nhiên xã hội
 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI.
I/ Mục tiêu:
Giúp Hs biết:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sinh sống.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 60, 61.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Hoạt động nông nghiệp.
+ Kể tên các hoạt động nông nghiệp.
+ Ích lợi các hoạt động đó.
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
- Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu từng cặp Hs kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số Hs lên kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Gv giới thiệu thêm một số hoạt động công nghiệp ở tỉnh Nghệ An và địa điểm.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.
- Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình ở SGK trang 60, 61 + 
Bước 2: Mỗi Hs nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
=> Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt  gọi là hoạt động công nghiệp.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Kể tên được một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu thảo luận. Câu hỏi:
+ Những hoạt động mua bán như trong hình 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì?
+ Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+ Hãy kể tên một số chợ, siêu thị ở quê em?
Bước 2: Một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Gv yêu cầu một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Gv nnhận xét.
PP: Thảo luận.
- Hs thảo luận theo từng cặp.
- Một số Hs lên trình bày câu trả lời trước lớp.
- VD: Chế biến gỗ, Khai thác than đá, nhà máy dệt, Nhà máy bia, .....
- HS theo dõi.
PP: Quan sát, thảo luận.
- Hs quan sát hình.
- Hs nêu tên một hoạt động đã quan sát được trong hình.
Hs nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
+ Khoan dầu khí: cung cấp nhiên liệu, chất đốt để chạy máy.
+ Khai thác than: cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt 
+ Dệt: cung cấp vải, lụa.
- HS nhắc lại.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- Hs thảo luận nhóm.
- Một số nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Hs nhận xét.
 4 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị.
Nhận xét bài học.
Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2012.
Luyện từ và câu :
TỪ VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN. DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ đề Thành thị và Nông thôn (BT1;2).
-Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng đồ Việt Nam .
	 Bảng lớp viết BT3.
 III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Ôn từ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh. 
Kể thên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.	
	3 Phát triển các hoạt động. 
* HĐ1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Kể tên một số thành phố, vùng quê , sự vật và công việc ở từng vúng đó.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm kể.
- Gv chốt lại: Gv treo bản đồ , kết hợp chỉ tên từng thành phố, làng mà các em kể.
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 2 băng giấy, mời 2 Hs lên bảng điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu. Từng em đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs về dấu phẩy.
. Bài tập 3: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
HSKG: Dấu phẩy trên có tác dụng gì? Lưu ý gì khi đọc? 
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Các em trao đổi viết nhanh tên các thành phố, làng quê mà em biết.
+ Các thành phố lớn ở nước ta tương đương một tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
+ Các thành phố thuộc tỉnh tương đương với quận huyện: Điện Biên, Thái Nguyên, Việt Trì, Nam Định, Hải Dương, Hạ Long, .
+ Một số vùng nông thôn: Làng Sen, Làng trù, Xã Đoài, Thôn vườn trầu,......
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs làm bài cá nhân vào VBT. 2 hs lên bảng làm bài.
thành phố.
+ Sự vật: đường phố, nhà cao tầng, công viên, ...
+ Công việc: kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, 
nông thôn:
+ Sự vật: nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, + Công việc: cấy lúa, cày bừa, gặt hái, ......
- Hs lắng nghe.
PP: Thảo luận, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Nhân dân ta .....Hồ Chí Minh :Đồng ...Tày, Mường hay Dao, Gia - rai hay Ê - đê, Xơ - đăng hay Ba- na và các ....Việt Nam, đều ..thịt. Chúng ta ...nhau, sướng ...nhau, no đói giúp nhau.
Hs nhận xét.
4 Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị : Ôn về từ chỉ đặt điểm. Oân tập câu Ai thế nào, dấu phẩy. 
Nhận xét tiết học.
Toán:
 TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)
A/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia .
- Aùp dụng tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị biểu thức đúng, sai.
- HSKG làm thêm bài 4.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Tính giá trị biểu thức. 2 em
- Nhận xét ghi điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
3. Phát triển các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1: Giới thiệu về biểu thức.
- MT: Giúp Hs làm quen với biểu thức.
a) Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức có các phép tính, cộng, trừ , nhân, chia.
- Gv viết lên bảng: 60 + 35 : 5. Gv yêu cầu Hs đọc biểu thức này.
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ để tính biểu thức:
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính giá trị của biểu thức trên.
- GV nhận xét chốt lại cách tính đúng.
 - Gv yêu cầu Hs tính giá trị biểu thức: 
86 – 10 x 4 
- Gv mời 1 Hs nhắc lại quy tắc.
 HĐ2: Luyện tập
Bài 1:- MT: Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc tính giá tr

File đính kèm:

  • docTUAN 16.doc
Giáo án liên quan