Giáo án môn học khối 3 - Tuần 27

Tự nhiên xã hội Thú

I/ Mục tiêu:

1. Nêu được ích lợi của thú đối với con người.

2. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ nói tên đựơc các bộ phận cơ thể của một số loài thú.

3. KG: Biết những động vật có lông mao , đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vũ.

4. GDMT- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các loài thú sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi của chúng đối với con người.

5. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

6. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 104, 105 SGK.

 * HS: SGK, vở.

 

doc7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG: TUẦN 27
 Thứ ngày
Tiết
 Môn học
 Tên bài dạy
5
7 /14 /2013
1
2
3
4
Thể dục
L Tiếng Việt.
TN&XH
HĐNGLL
Bài 54
Luyện tập
Thú
Yêu quý mẹ và cô giáo
 6
8 / 15/ 2013
1
2
3
4
Luyện toán
Luyện TN&XH
HĐNGLL
Sinh hoạt lớp.
Luyện tập
Luyện tập.
Hoạt động Đội
Nhận xét tuần 27
Thứ năm, ngày 14 tháng 3 năm 2013.
Thể dục - ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
 Trò chơi : Hoàng anh, Hoàng yến
I .MỤC TIÊU
Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. 
Yêu cầu HS thuộc bài và thực hiện động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Hoàng Anh Hoành Yến ”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II ĐỊA ĐIỂM VA ØPHƯƠNG TIỆN 
1)Địa điểm :sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát ,bảo đảm an toàn .
2)Phương tiện :còi , dụng cu hoa hoặc cờ ï,kẻ sẵn các vạch cho trò chơi.
III. Nội dung
Đ/l
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
2-3p
20p-25p
3-5p
1)Phần mở đầu :
-GV nhận lớp ,phổ biến ND,YC
 Cả lớp chạy chậmthành một hàng dọc xung quanh sân tập
-Đứng tại chỗ khởi động các khớp .
 Chơi trò chơi”Kết bạn” 
2)Phần cơ bản 
+ Tập hợp hàng ngang dóng hàng điểm số.
+ Ôn Bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
+ Triển khai đội hình đồng diễn để tập bài thể dục 
* Thi trình diễn giữa các tổ 
+Chơi trò chơi vân động“Hoàng Anh – Hoàng Yến ”
Có thể gọi một số em lên thực hiện.
GV sửa sai.
HS chơi YC đảm bảo an toàn 
3)Phần kết thúc 
Đứng tại chỗ -Cả lớp vỗ tay theo nhịp và hát .
-GV nhận xét tiết học, , khen ngợi những HS thực hiện tốt các động tác.
Dăn dò :về nhà ôncác nội dung đã học, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành phải ôn luyện bài thể dục thường xuyên .Đồng thời nhắc các em về xem trước bài sau: 
GV hô “giải tán”,HS hô: “khoẻ”.
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ 
 t
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ
ŸŸŸŸŸŸ t
ŸŸŸŸŸŸ
Tiếng Việt: Ôn tập.
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn luyện về nhân hóa, xác định được phép nhân hóa và các cách nhân hóa.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tiết trước.
Bài mới:
1 Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn Hs làm bài tập:
Phần 1: Gv cho Hs làm bài tập ở Thực hành Tiếng Việt.
Phần 2: Học sinh làm bài vào vở.
Bài 1:Trong câu thơ dưới đây chú mèo được nhân hóa bằng cách nào?
 Cậu mèo đã dậy từ lâu
 Cáùøi tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
 Bài tập 2: Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động của người được dùng để miêu tả hoạt động của vịt, ngỗng trong đoạn thơ sau:
Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng xuôi
Cứ giả đọc nhẩm
Làm vịt phì cười
Vịt khuyên một hồi
-Ngỗng ơi! Học!Học!
Bài tập3: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 Cây dừa.
 Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
 Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
Trong đoạn thơ trên dừa được nhân hóa bằng những từ ngữ nào?
Tìm các hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ.
Các hình ảnh nhân hóa và so sánh đó giúp em hiểu được điều gì từ bài thơ?
C. Củng cố dặn dò: Nhăùc học sinh về nhà xem lại bài.
Hs đọc bài viết tiết trước.
Hs lắng nghe.
Hs đọc và trả lời vào vở.
Hs đọc và gạch dưới các từ chỉ sự nhân hóa của Vịt và Ngỗng.
Hs đổi vở kiểm tra kết quả.
Hs đọc và trả lời câu hỏi.
Các từ chỉ sự nhân hóa: Dang tay, đón gió, gật đầu, gọi trăng.
Các hình ảnh nhân hóa:
Quả dừa- đàn lợn con.
Tầu dừa – chiếc lược
Phần c cho học sinh tự phát biểu.
Tự nhiên xã hội Thú
I/ Mục tiêu:
 Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ nói tên đựơc các bộ phận cơ thể của một số loài thú.
KG: Biết những động vật có lông mao , đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vũ.
GDMT- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các loài thú sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi của chúng đối với con người.
Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 104, 105 SGK.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Bài cũ: Chim
+ Đặt điểm chung của các loài chim?
+ Vì sao chúng ta không săn bắn, phá tổ chim?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 104, 105 SGK. Thảo luận theo gợi ý sau:
+ Kể tên các con thú mà em biết?
+ Trong số các con thú đó: Con nào mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ; Con nào đẻ con ; Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. 
( GDMT)
- Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của các loại thú.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo?
+ Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các cặp lên trình bày
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú nhà mà Hs ưa thích.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú nhà mà các em yêu thích.
- Gv yêu cầu Hs tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Hs thảo luận các câu hỏi.
- Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
 Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
- Hs quan sát.
Hs làm việc theo cặp.
Các cặp lên trình bày.
Lợn là vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng.
 Trâu, bò dùng để kéo cày, kéo xe. Bò còn được nuôi để lấy sữa.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs thực hành vẽ một con thú.
Hs giới thiệu các bức tranh của mình.
4 .Tổng kết– dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thú (Tiếp theo).
Nhận xét bài học.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 3
CHỦ ĐIỂM: YÊU QUÍ MẸ VÀ CÔ GIÁO.
KỂ CHUYỆN VỀ MẸ, BÀ VÀ CÁC CHỊ EM GÁI CỦA EM.
I. MỤC TIÊU:
- HS biết kể về bà, mẹ chị gái của mình.
- HS hiểu được sự yêu thương, quan tâm chăm sóc mà bà, mẹ, chị em gái đã dành cho em.
- Giáo dục HS tình cảm thương yêu, thái độ tôn trọng đối với những người phj nữ trong gia đình các em.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
 Ảnh, kỉ vật về bà, mẹ , chị em gái của học sinh.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
 Bước 1: Chuẩn bị 
GV phổ biến nội dung, yêu cầu hoạt động trước một tuần để HS chuẩn bị:
+ Nội dung: Kể về bà, mẹ và chị em gái của mình. Ví dụ: 
- Bà em năm nay bao nhiêu tuổi? Bà còn đi làm hay đã nghỉ hưu?
- Mẹ của em tên là gì? Mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ hiện nay làm nghề gì? Ở đâu?
- Hàng ngày bà, mẹ đã thương yêu, chăm sóc em như thế nào?
- Các chị em gái hiện đang học lớp mấy? Tại trường nào?
- Em có yêu bà, mẹ, các chị em gái của mình không? Em đã làm gì để bày tỏ tình cảm yêu thương đó?...
 + Hình thức: Kể bằng lời, kết hợp với lời giới thiệu, ảnh , vật kỉ niệm về bà, mẹ, chị em gái.
- Học sinh chuẩn bị kể chuyện theo yêu cầu của GV.
 Bước 2: Kể chuyện
 - Mở đầu, GV nêu vấn đề: Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, chúng mình sẽ cùng kể cho nhau nghe về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình mình là: bà, mẹ, chị em gái. Bây giờ bạn nào xung phong kể trước?
- Mời lần lượt từng học sinh đứng lên kể chuyện, vừa kể vừa giới thiệu ảnh, vật kỉ niệm về bà, mẹ, chị em gái của mình.
 Sau mỗi HS kể, các bạn trong lớp có thể bình luận hoặc nêu câu hỏi để bạn trả lời.
 Bước 3: Thảo luận chung
Sau khi HS kể chuện xong cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
H. Em nghĩ gì khi kể chuyện và nghe các bạn kể chuyện về bà, mẹ , chị em gái của mình?
H. Chúng ta cần thể hiện tình cảm yêu thương đối với bà, mẹ , chị em gái trong cuộc sống hàng ngày như thế nào?
 Bước 4: Tổng kết.
 GV nhận xét, đánh giá chung kết quả buổi kể chuyện, khen ngợi những HS kể chuyện hay, thể hiện được cảm xúc của mình đối với bà, mẹ , chị em gái qua câu chuyện.
 - Nhắc HS luôn có thái độ yêu quí, quan tâm bà, mẹ , chị em gái của mình.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Luyện Toán: Ôn tập ( 2 tiết)
Mục tiêu:Giúp Hs ôn luyện về đổi đơn vị đo độ dài , kĩ năng thực hành các phép tính cộng trừ nhân chia các số có 5 chữ số với số có một chữ số. Biết giải bài toán có đến hai phép tính.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A.Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tiết trước.
B.Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết ôn tập. 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phần 1: Làm bài tập ở vở Thực hành toán.
Phần 2: Hs làm bài tập:
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
4 dam =.m 7 hm = dam
4 dam 6m= m 8 hm 3dam=dam
9 m 3 dm=..dm 6dm 5cm=.cm
7m 9cm=.cm 4m 7cm =.cm.
Gv cho Hs làm bài.
Chốt về cách đổi số đo độ dài.
Bài tâp 2:Đặt tính và tính:
 2519 + 3847 5283 – 2434
 2014 x 3 6415 : 3
Bài tập 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
5478.5487 2507...2570
9990.9989 7856.7865
23453200 + 45 9763.9700+ 36
Bài tập 4:Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:a) Các số 4256; 4265; 2546; 5426 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
4256; 4265; 2546; 5426.
2546; 5426; 4256; 4265.
2546; 4256; 4265; 5426
5426; 2546; 4256; 4265.
b) Ngày 8 tháng 3 năm 2013 là thứ sáu. Ngày 17 tháng 3 năm 2013 là :
A. Thứ năm; B. Thứ sáu; C. Thứ bảy; D.Chủ nhật.
c) 23 x 3 + 2 =?
A. 115; B. 71; C. 65; D.72
d) Một hình vuông có cạnh là 7 cm chu vi hình vuông đó là:
A. 14cm; B. 49 cm; C. 28 cm ; D. 70 cm
Bài tập 5: Một hình chữ nhật có chiều rộng là 4cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
Bài tập 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Hình vẽ bên có:
a)góc vuông.
b).Góc không vuông
C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
Hs chữa bài tiết trước.
Hs đọc đề và làm bài.
Bài 2 Hs đặt tính rồi tính vào vở.
2 Hs lên bảng chữa bài.
Hs so sánh rồi điền dấu thích hợp vào chỗâ chấm.
Hs đọc kĩ đề và khoanh vào C
Hs tính và khoanh vào D.
Hs tính kết quả và khoanh vào B
Hs chốt cách tính chu vi hình vuông và khoanh vào C.
Hs giải bài tâïp 5 vào vở.
Hs dùng kí hiệu góc vuông để dánh dấu các góc vuông, đếm và điền số vào chỗ chấm thích hợp.
SINH HOẠT LỚP:
 TUẦN 27
I. Lớp trưởng : Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
1 . Học tập 2 . Lao động : 3. Vệ sinh 4 . Nề nếp : 5 . Các hoạt động khác 
 -Trong tuần tiến hành sinh hoạt đội, sao theo đúng chủ điểm.
 - Tuyên dương các tổ , nhóm , cả nhân tham gia tốt .
 - Nhắc nhở các tổ ,nhóm ,cá nhân thực hiện chưa tốt .
II . Giáo viên : Nhận xét thêm động viên khuyến khích những bạn đã có cố gắng trong tuần vừa qua và nhắc nhở những bạn còn có sai sót cần sửa chữa kịp thời.
III .Kế hoạch tuần 28:
 - Phân công lớp làm trực tuần tốt.
 - Thực hiện theo thời khóa biểu tuần 28 chủ điểm 
 - Thi đua học tốt ,thực hiện tốt nội qui của lớp của trường.
 - Nhắc nhở các em :Tích cực ôn tập tốt để kiểm tra định kì lần 3 đạt kết quả
 - Phân công trực nhật :Tổ3 làm trong lớp.
 Tổ 1 làm sân trên.
 Tổ 2 làm sân dưới
 - Chú ý : Viết chữ đúng mẫu ,trình bày bài viết sạch đẹp .
Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh thân thể ,áo quần sạch sẽ .
Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập cẩn thận .
* Lưu ý :- Trước khi đi học xem lại thời khóa biểu để mang đúng ,đủ sách vơ, đồ dùng học tập các môn học.
-Mặc đồng phục vào thứ hai và thứ sáu.
HOẠT ĐỘNG ĐỘI: DO ĐỘI PHỤ TRÁCH

File đính kèm:

  • docTuan 27- C.doc