Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 60: Bất phương trình một ẩn - Trường THCS TT Diêu Trì

Bài 17 tr 43:

GV: Treo bảng phụ đề bài 17 yêu cầu HS chỉ ra bất phương trình tương ứng với từng trục số.

GV: Nhận xét

Bài 18 tr 43:

(đề bài đưa lên bảng)

GV: Lập bảng phân tích.

GV: Phải chọn ẩn như thế nào

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 60: Bất phương trình một ẩn - Trường THCS TT Diêu Trì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/03/2012
Ngày dạy: 21/03/2012
Tiết 60
 Tuần 30
BẤT PHƯƠNG TRÌNH MỘT ẨN
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: 
- Nắm được khái niệm về bất phương trình một ẩn, biết kiểm tra một số có là nghiệm của bất phương trình một ẩn hay không? 
- Biết viết dưới dạng ký hiệu và biểu diễn trên trục số tập nghiệm của các bất phương trình dạng x a; x £ a; x ³ a
 - Hiểu khái niệm hai bất phương trình tương đương.
2. Kỹ năng: 
- Tính nhanh giá trị hai vế của bất phương trình khi có giá trị của ẩn để kết luận nghiệm của bất phương trình. Biểu diễn nhanh và chính xác tập nghiệm của bất phương trình trên trục số
3. Thái độ:
- Giáo dục tư duy linh hoạt, nhạy bén.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Bảng phụ ghi các câu hỏi, bài tập 
- Thước thẳng, phấn màu, bút dạ. 
2. Học sinh: 
- Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nội dung câu hỏi
Phương án trả lời
GV: Nêu tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương(số âm)
Áp dụng:
Cho a < b hãy so sánh:
2a + 1 với 2b + 3
HS:
* Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương: Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức với cùng một số dương ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.
* Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm: Khi nhân cả hai vế của một bất phương trình với cùng một số âm ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.
Giải: 2a + 1 với 2b + 3
Ta có: a < b
 Þ 2a < 2b
Þ 2a + 1 < 2b + 1 (1)
Ta có: 1 < 3
Þ 2b + 1 < 2b + 3 (2)
Từ (1) và (2) Þ 2a + 1 < 2b + 3
3. Giảng bài mới:	
a. Giới thiệu bài: (1’)
 Chương trước, các em đã được học về phương trình một ẩn. Tiết hôm nay, chúng ta sẽ học bài bất phương trinh một ẩn.
b. Tiến trình bài dạy:	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
13’
Hoạt động 1: Mở đầu
GV: Ta có hê thức:
A(x) = B(x). Hệ thức trên được gọi là gì?
GV: Nếu thay dấu “=” bằng một trong các dấu “,≤,≥” thì hệ thức trên trở thành bất phương trình một ẩn x
GV: bất phương trình một ẩn x có dạng như thế nào? 
GV: Cho ví dụ: 3x - 4 ≤ 2x
Vế trái: 3x – 4
Vế phải: 2x
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ và chỉ ra vế trái, vế phải.
GV: Muốn kiểm tra một giá trị nào đó có phải là nghiệm của phương trình ta phải làm gì?
GV: Còn đối với bất phương trình thì sao.
GV: Đưa ra ví dụ: 
 3x - 4 ≤ 2x (1)
Thay x=3 vào bất phương trình (1) ta được: 3.3-4≤ 2.3 
(BĐT đúng)
Ta nói: x=3 là là một nghiệm của bất phương trình (1)
Thay x=5 vào bất phương trình (1) ta được: 3.5-4≤ 2.5
(BĐT sai)
Ta nói: x=5 không phải là nghiệm của bất phương trình (1)
GV: Chốt lại: Như vậy muốn kiểm tra một giá trị nào đó có phải là nghiệm của bất phương trình ta thay giá trị x vào bất phương trình. Nếu bất đẳng thức đúng thì ta kết luận x là nghiệm của bất phương trình, nếu bất đẳng thức sai thì ta kết luận x không phải là nghiệm của bất phương trình
 GV: Yêu cầu HS làm?1 
(đề bài đưa lên bảng phụ)
GV: Gọi HS trả lời miệng câu (a)
GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng làm
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Tập nghiệm của phương trình là gì?
GV: Vậy tập nghiệm của bất phương trình là gì? Chúng ta qua phần 2. Tập nghiệm của bất phương trình.
Hoạt động 1: Mở đầu
HS : Phương trình một ẩn x
HS : Chú ý lắng nghe
HS : Hệ thức có dạng A(x) B(x), A(x) ≤ B(x), A(x) ≥ B(x)) được gọi là phương trình một ẩn x, A(x) gọi là vế trái, B(x) gọi là vế phải.
HS : Chú ý quan sát
HS : Lên bảng cho ví dụ
HS : Ta thay giá trị x vào phương trình đã cho, nếu thoả thì kết luận x là một nghiệm của phương trình
HS : Chú ý lắng nghe
HS : Chú ý lắng nghe
HS : Đọc đề bài bảng phụ
HS : Vế trái : x2
Vế phải : 6x-5
HS : Lên bảng làm câu (b)
 HS: Nhận xét
HS: Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình.
HS: Chú ý lắng nghe
1 . Mở đầu
Hệ thức có dạng A(x) B(x), A(x) ≤ B(x), A(x) ≥ B(x)) được gọi là phương trình một ẩn x, A(x) gọi là vế trái, B(x) gọi là vế phải.
Ví dụ :
 3x - 4 ≤ 2x (1)
Thay x=3 vào bất phương trình (1) ta được: 3.3-4≤ 2.3 
(BĐT đúng)
Ta nói: x=3 là là một nghiệm của bất phương trình (1)
Thay x=5 vào bất phương trình (1) ta được: 3.5-4≤ 2.5
(BĐT sai)
Ta nói: x=5 không phải là nghiệm của bất phương trình (1)
Bài ?1 
a)VT là x2; 
VP là 6x - 5
b) Thay x = 3, ta được:
32 £ 6.3 - 5 (đúng vì 9 < 13) 
Vậy x = 3 là một nghiệm của bất phương trình
Tương tự, ta có x = 4, x = 5 là nghiệm của bất phương trình
Thay x = 6 ta được: 
62 £ 6.6 - 5 (sai vì 36 >31)
Vậy x= 6 không phải là nghiệm của bất phương trình
12’
Hoạt động 2: Tập nghiệm của bất phương trình 
GV: Tương tự tập nghiệm của bất phương trình là gì?
GV: Để biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số ta biểu diễn như thế nào ta qua ví dụ 1
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 tr 42 SGK
GV: Giới thiệu ký hiệu tập hợp nghiệm của bất phương trình là {x | x > 3} và hướng dẫn cách biểu diễn tập nghiệm này trên trục số 
GV lưu ý HS: Để biểu thị điểm 3 không thuộc tập hợp nghiệm của bất phương trình phải dùng ngoặc đơn “ ( ” bề lõm của ngoặc quay về phần trục số nhận được
GV: Như vậy đối với dấu “” ta dùng dấu ngoặc đơn, còn đối với dấu “≤,≥” ta dùng dấu ngoặc “[“, ngoặc quay về phía phần trục số nhận được.
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 tr 42 SGK
GV Hướng dẫn HS biểu diễn tập nghiệm {x / x £ 7} trên trục số
GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện ?3 và ?4 
GV: Nhận xét.
GV: Hai phương trình như thế nào được gọi là tương đương?
GV: Tương tự như vậy, hai bất phương trình như thế nào được gọi là tương đương?
 Hoạt động 2: Tập nghiệm của bất phương trình 
HS: Tập hợp tất cả các nghiệm của một bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình.
HS: Chú ý lắng nghe
HS: đọc ví dụ 1 SGK
HS: Biểu diễn tập hợp nghiệm trên trục số theo sự hướng dẫn của GV
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Chú ý lắng nghe
HS: đọc ví dụ 2 SGK
HS: Biểu diễn tập nghiệm trên trục số dưới sự hướng dẫn của GV
(
-2
0
HS : ?3 Bất phương trình: x ³ -2. Tập nghiệm: {x / x ³ -2}
)
4
0
?4 Bất phương trình: x < 4 tập nghiệm: {x / x < 4} 
HS: Hai phương trình có cùng một tập nghiệm là 2 phương trình tương đương.
HS: Là hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm
2. Tập nghiệm của bất phương trình 
Tập hợp tất cả các nghiệm của một bất phương trình được gọi là tập nghiệm của bất phương trình. Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của bất phương trình đó.
Ví dụ 1: Tập nghiệm của bất phương trình x > 3. Ký hiệu là: {x | x > 3}
Biểu diễn tập hợp này trên trục số như hình vẽ sau:
(
3
0
Ví dụ 2: Bất phương trình x £ 7 có tập nghiệm là:
{x / x £ 7}
biểu diễn trên trục số như sau:
]
7
0
5’
Hoạt động 3: Bất phương trình tương đương:
GV: Yêu cầu HS nêu định nghĩa hai bất phương trình tương đương.
GV đưa ra ví dụ: Bất PT 
x > 3 và 3 < x là hai bất phương trình tương đương.
Ký hiệu: x > 3 Û 3 < x
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về hai bất PT tương đương
Hoạt động 3: Bất phương trình tương đương:
HS: Hai bất phương trình có cùng một tập nghiệm được gọi là hai bất phương trình tương đương.
HS: Nghe GV trình bày
Và nhắc lại khái niệm hai bất phương trình tương đương.
HS: x ³ 5 Û 5 £ x
 x x
3. Bất phương trình tương đương 
 Hai bất phương trình có cùng tập nghiệm là hai bất phương trình tương đương và dùng ký hiệu: “Û” để chỉ sự tương đương đó.
Ví dụ 3:
	3 3
	x ³ 5 Û 5 £ x
6’
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
Bài 15 tr 43: 
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm câu a, c trong vòng 3 phút
GV: Nhận xét.
Bài 16 tr 43:
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài
GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện.
GV: Nhận xét
Bài 17 tr 43:
GV: Treo bảng phụ đề bài 17 yêu cầu HS chỉ ra bất phương trình tương ứng với từng trục số.
GV: Nhận xét
Bài 18 tr 43:
(đề bài đưa lên bảng)
GV: Lập bảng phân tích.
GV: Phải chọn ẩn như thế nào? 
GV: Vậy thời gian đi của ô tô được biểu thị bằng biểu thức nào?
GV: Ô tô khởi hành lúc 7giờ đến B trước 9(h), vậy ta có bất phương trình nào 
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố
HS: Đọc đề bài 
HS: Hoạt động nhóm
HS: Nhận xét
Bài 16 tr 43:
HS: đọc đề bài 
HS: Lên bảng thực hiện
HS: Nhận xét
Bài 17 tr 43:
HS: Tìm bất phương trình tương ứng
Bài 18 tr 43:
HS: Chú ý quan sát
HS: Gọi vận tốc phải đi của ô tô là x (km/h)
HS: 
HS: Lên bảng ghi bất phương trình
4. Bài tập:
Bài 15 tr 43: 
a) 2x+3 < 9 (1)
Thay x=3 vào bpt (1) ta được:
2.3+3 < 9 (BĐT sai)
Vậy x=3 không phải là nghiệm của bpt đã cho.
c) 5 - x > 3x - 12 (2)
Thay x=3 vào bpt (2) ta được: 
5-3>3.3-12(BĐT đúng)
Vậy x=3 là một nghiệm của bpt đã cho
Bài 16 tr 43:
a) x< 4 
Tậpnghiệm: {x/x< 4}
)
4
0
b) x£2 
]
2
0
Tập nghiệm: {x/x£ 2}
c) x> -3
Tập nghiệm: {x/x> -3}
(
-3
0
d) x³ 1
Tập nghiệm: {x/x³ 1}
[
1
0
Bài 17 tr 43:
a) x£ 6 b) x> 2
c) x³ 5 d) x< -1
Bài 18 tr 43:
Ô tô
V(km/h) ban đầu
x
t(h)
S(km)
50
BPT
< 2
Giải: Gọi vận tốc phải đi của ô tô là x (km/h)
Vậy thời gian đi của ô tô là: 
Ta có bất phương trình:
 	 < 2 
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Ôn các tính chất của bất đẳng thức: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân, hai quy tắc biến đổi phương trình
- Bài tập: 31; 32; 34; 35; 36 tr 44 SBT.
- Nhận xét giờ học.
- Xem trước bài học: Bất phương trình bậc nhất một ẩn.
IV RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày tháng năm 2012
Ngày tháng năm 2012
 GVHD
 Giáo sinh
 Đỗ Ngọc Nam
 Lê Thị Bích Loan

File đính kèm:

  • docBAT PHUONG TRINH MOT AN.doc
Giáo án liên quan