Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 43: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải (Tiếp)

Bài 3 (bài 9 tr10 SGK)

Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm

 ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.

b) 12 + 7x = 0

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 43: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn : 3/01/2010 Ngày dạy :11/01/2010
Tiết 43 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI(tt)
 I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức : Củng cố định nghĩa hai phương trình tương đương, phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi phương trình (quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân). 
Kĩ năng : Kiểm tra một số có phải là nghiệm của một phương trình đã cho hay không. Nhận biết hai phương trình tương đương. Vận dụng thành thạo hai quy tắc trên để giải các phương trình bậc nhất một ẩn.
Thái độ : Cẩn thận, chính xác khi làm toán. 
 II. CHUẨN BỊ :
GV : Bảng phụ ghi hai qui tắc biến đổi phương trình và một số đề bài .
HS : Ôn tập định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi phương trình qui. Bảng nhóm, bút dạ.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tổ chức lớp : 1’
Kiểm tra bài cũ : 6’
ĐT
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
TB
Nêu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.
Giải phương trình : 4x – 20 = 0 
Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân như SGK
Giải phương trình : 4x – 20 = 0 Û 4x = 20 Û x = 5
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {5}
4 đ.
6 đ
3.Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :Để củng cố định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi phương trình (quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân) và vận dụng chúng giải phương trình bậc nhất. Hôm nay chúng ta thức hiện luyện tập
Tiến trình bài dạy : 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
34’
Hoạt động 1:LUYỆN TẬP
Bài 1/ (bài 2 tr6SGK)
Trong các giá trị t = - 1, t = 0, t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình :
(t + 2)2 = 3t + 4 ?
Muốn biết t = - 1 có là nghiệm của phương trình đã cho hay không ta làm thế nào ?
Yêu cầu HS làm, gọi một HS lên bảng thực hiện.
GV nhấn mạnh lại cách giải.
Bài 2 (bài 8 tr10 SGK)
Giải các phương trình sau :
b) 2x + x + 12 = 0 
GV : Hãy nêu cách giải phương trình này ?
c) x – 5 = 3 – x 
d) 7 – 3x = 9 – x 
GV nhấn mạnh các giải phương trình.
Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, chuyển các số sang vế kia, thu gọn rồi tìm x.
Bài 3 (bài 9 tr10 SGK)
Giải các phương trình sau, viết số gần đúng của mỗi nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.
b) 12 + 7x = 0 
c) 10 – 4x = 2x – 3 
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
Bài 4 (Bài 12 tr4 SBT)
Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau đây nhận x = –2 làm nghiệm
2x + m = x – 1 
 Làm thế nào để tìm giá trị của m?
Gọi một SH lên bảng trình bày.
Cho HS nhận xét.
Yêu cầu HS thử lại với giá trị của m tìm được.
Bài 5 (bài 6 tr4 SBT)
Cho hai phương trình 
x2 – 5x + 6 = 0 	 (1)
x + (x – 2)(2x + 1) = 2 (2)
a) Chứng minh hai phương trình có nghiệm chung là x = 2
b) Chứng minh x = 3 là nghiệm của (1) nhưng không là nghiệm của (2)
c) Hai phương trình đã cho có tương đương không? Vì sao?
GV để chứng tỏ hai phương trình đã cho không tương đương, ta chỉ cần chứng tỏ một số là nghiệm của phương trình thứ nhất nhưng không là nghiệm của phương trình thứ hai.
GV nhấn mạnh : hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
HS đọc đề bài.
Tính giá trị của mỗi vế của phương trình tại t = -1 rồi so sánh. Nếu giá trị của hai vế bằng nhau thì -1 là nghiệm, nếu giá trị của hai vế không bằng nhau thì -1 không là nghiệm.
Một HS lên bảng thực hiện.
Thu gọn vế trái và chuyển vế 
Một HS lên bảng trình bày.
Chuyển các hạng tử chứa ẩn sang một vế, chuyển các số sang vế kia, thu gọn rồi tìm x.
Hai HS khác lên bảng giải tiếp câu c và d.
HS hoạt động nhóm.
Đại diện của hai nhóm lên bảng trình bày.
Các nhóm nhận xét , kiểm tra bài làm các các nhóm khác.
 Thay x = –2 vào phương trình 2x + m = x – 1
Rồi giải phương trình ẩn m.
a) thử trực tiếp ta thấy x = 2 là nghiệm của cả hai phương trình
b) * khi x = 3 vế trái của (1) bằng 0 bằng vế phải nên x = 3 là nghiệm của (1)
* Khi x = 3 vế trái của (2) bằng 10 không bằng vế phải nên x = 3 khônglà nghiệm của (2)
c) Hai phương trình không tương đương vì x = 3 là nghiệm của (1) nhưng không là nghiệm của (2)
Bài 1/ (bài 2 tr6SGK)
* t = -1
Giá trị của vế trái là : (-1 + 2)2 = 1
Giá trị của vế phải là : 3.(-1) + 4 = 1
Vậy t = -1 là nghiệm của phương trình đã cho.
* t = 0
Giá trị của vế trái là : (0 + 2)2 = 4
Giá trị của vế phải là : 3.0 + 4 = 4
Vậy t = 0 là nghiệm của phương trình đã cho.
* t = 1
Giá trị của vế trái là : (1 + 2)2 = 9
Giá trị của vế phải là : 3.1 + 4 = 7
Vậy t = 1 không là nghiệm của phương trình đã cho.
Bài 2 (bài 8 tr10 SGK)
Giải các phương trình sau :
b) 2x + x + 12 = 0 
Û 3x + 12 = 0
Û 3x = –12
Û x = –4
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {–4}
c) x – 5 = 3 – x 
Û x + x = 3 + 5 
Û 2x = 8
Û x = 4
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {4}
d) 7 – 3x = 9 – x 
Û x – 3x = 9 – 7 
Û –2x = 2
Û x = –1
Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {–1}
Bài 3 (bài 9 tr10 SGK)
b) 12 + 7x = 0 
Û 7x = –12
Û x = 
Vậy giá trị gần đúng của nghiệm là x » 1.71
c) 10 – 4x = 2x – 3 
Û –6x = –13
Û x = 
Vậy giá trị gần đúng của nghiệm là x » 2.17
Bài 4 (Bài 12 tr4 SBT)
Thay x = –2 vào phương trình 2x + m = x – 1
Ta có : 2.(–2) + m = –2 – 1
Û –4 + m = –3 
Û m = 4 – 3 
Û m = 1
Vậy với m = 1 thì phương trình trên nhận x = – làm nghiệm.
3’
Hoạt động 2:CỦNG CỐ
 - Hai phương trình được gọi là tương đương khi nào ?
- Thế nào là phương trình bậc nhất một ẩn?
- Nêu hai quy tắc biến đổi phương trình.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
 4.Hướng dẫn HS :1’
Nắm định nghĩa, số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn, hai qui tắc biến đổi phương trình.
Bài tập số 6, 9 tr9, 10 SGK bài 15,16,17,18 tr4, 5 SBT
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docdaiso8-t43.doc