Giáo án môn Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
LỚP 5:
HOẠT ĐỘNG 4. GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG.
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh có thêm những thông tin bổ ích về an toàn giao thông.
- Biết cách sơ cứu đơn giản khi có tai nạn thương tích.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông.
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô theo khối lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ , tranh ảnh, mô hình về giao thông; biển báo hiệu
- Loa đài, đĩa hình, đĩa nhạc.
4. Tiến hành hoạt động
a) Bước 1 : Chuẩn bị
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến an toàn giao thông
- Chọn cử người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí, kê bàn ghế.
- Dự kiến đại biểu mời tham dự cuộc giao lưu.
b) Bước 2: Liên hoan văn nghệ
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
- Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ.
- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình.
- MC công bố chương trình biểu diễn.
- Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định.
c.Bước 3: Tiến hành cuộc thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua chương trình cuộc thi.
- Giới thiệu BGK.
- Giới thiệu các đội thi.
- Các đội thi lần lượt lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
- Các cố động viên có một số câu hỏi phụ .
- Gv nêu và nhận xét tuyên dương.
5. Kết thúc hoạt động
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Phát thưởng cho các đội thi.
GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn. Gọi 2 HS lên giới thiệu GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn. Trình diễn tiểu phẩm: Đụng xe -Người dẫn chương trình tuyên bố lí do,giới thiệu cuộc thi - Giới thiệu chương trình gồm 2 phần : +Phần 1 :Các nhóm trình diễn tiểu phẩm +Phần 2 :trao đổi về nội dung và ý nghĩa của tiểu phẩm -Các nhóm trình diễn tiểu phẩm -Cả lớp chọn nhóm diễn hay nhất ,vai diễn hay nhất -Người dẫn chương trình mời GV HD lớp trao đổi về nội dung ý nghĩa tiểu phẩm -Văn nghệ xen kẽ 3: Củng cố dặn dò: Nhận xét, đánh giá 1.Vì sao Thắng đau đớn rên rỉ ? (Vì Thắng bị đụng xe,chân bị thương rất đau..) 2.Theo bạn Thắng có lỗi hay người lái xe có lỗi? (Thắng có lỗi,bạn không chờ đèn tín hiệu xanh đã chạy qua đường nên bị va vào xe của người đi đúng làn đường) 3.Người đi bộ cần chú ý những gì khi qua đường? (Quan sát kĩ,chờ có tín hiệu đèn xanh,đi khẩn trương trên vạch kẻ trắng dành cho người đi bộ.) Thứ Hai, ngày 05 tháng 10 năm 2020 Khối 2: Âm nhạc Ôn tập bài hát: THẬT LÀ HAY I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. *- Thuộc lời ca. II.Chuẩn bị của giáo viên. - Đàn,bộ gõ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? nhắc lại tác giả của bài hát Thật là hay 3. Bài mới: a. Hoạt động1:Ôn tập bài hát Thật là hay Gv giới thiệu bài học hôm nay Đàn giai điệu bài hát HS nghe và nhẩm theo Bắt giọng cho HS hát Gv đệm đàn cả lớp hat ôn 2 lần Luyện hát theo nhóm,tổ,cá nhân HS nhận xét,Gv nhận xét và bổ cứu b.Hoạt động 2:Hát kết hợp đánh nhịp 2|4 Gv hướng dẫn HS cách đánh nhịp :Có một phách mạnh,một phách nhẹ.Phách mạnh đánh xuống,phách nhẹ kéo lên. Sử dụng ngón trỏ để đánh nhịp . Gv đánh nhịp -HS làm theo Gv mời một em lên bảng điều khiển lớp tập đánh nhịp Cả lớp,tổ ,nhóm, cá nhân Hướng dẫn HS kết hợp hát và đánh nhịp Gv gọi một vài em lên hát kết hợp đánh nhịp - Gv nhận xét c. Hoạt động3:Trò chơi dùng nhạc đệm bằng một số nhạc cụ gõ Gv cho Hs từng nhóm sử dụng từng loại nhạc cụ gõ khác nhau đệm theo âm hình tiết tấu của bài hát Thật là hay. ?Em nào nhận ra âm hình tiết tấu ta vừa gõ ở bài hát nào ta đã học ?(Thật là hay) ? Trong câu hát nào?(Nghe véo von trong vòm cây.Hoạ mi với chim oanh) HS vừa hát vừa gõ đệm theo bài hát (Từng nhóm lên thi xem nhóm nào biểu diễn hay nhất. 4.Củng cố-dặn dò Gv nhận xét giờ học Đệm đàn cho HS hát lại lần nữa _____________________________________ Thứ Ba, ngày 06 tháng 10 năm 2020 ÂM NHẠC Lớp 1. Tiết 4: CHỦ ĐỀ 2: THIÊN NHIÊN HÁT : LÝ CÂY XANH TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG TRỐNG HƯỚNG DẪN CÁCH VỖ TAY KHI HÁT I. Mục tiêu: - Hát rõ lời và thuộc lời- - Biết hát kết hợp gõ đệm , vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. - Biết cảm nhận về cao độ , trường độ , cường độ thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá. - Biết cách vỗ tay khi hát .Biết vận động theo tiếng trống. II. Chuẩn bị - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con. - Tranh ảnh và nhạc nền - HS: Sách học,thanh phách. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động phụ họa của bài hát Lá cờ Việt Nam - Gọi một học sinh trình bày cách sử dụng nhạc cụ trống cơm. + GV nhận xét 3. Bài mới: * Hoạt động 1:Học hát : Lý cây xanh (khoảng 19 phút) - GV giới thiệu tên bài hát dân ca(có thể giới thiệu hoặc không giới thiệu) - HS lắng nghe ? Trong bài hát có những hình ảnh nào ? Theo các em đây là bài hát vui hay tha thiết? - HS trả lời: Tự hào ? Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm - HS trả lời: Hơi nhanh * Hát mẫu : Nghe đĩa hoặc GV trình bày - HS lắng nghe * Đọc lời ca : - GV đọc mẫu bài hát lời bài hát - GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần. - HS đọc đồng thanh lời ca * Khởi động giọng : - GV đàn mẫu âm thang âm - HS Khởi động giọng * Dạy hát : + Câu 1 : Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh. - GV đàn và hát mẫu câu 1 - HS lắng nghe - GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần - HS tập hát câu 1 + Câu 2 :Chim đậu trên cành chim hót líu lo. - GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần - HS lắng nghe - GV đàn và yêu cầu - HS tập hát câu 2 + Ghép câu 1,2 - GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2 - HS lắng nghe - GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần - HS tập hát câu 1,2 - GV nhận xét, sửa sai ( nếu có) + Câu 3 : Líu lo là líu lo,líu lo là líu lo. GV đàn và hát mẫu câu 3 từ 1 đến 2 lần - HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4 + Nối lại tất cả các câu 1,2,3 + Ghép cả bài : - GV đàn và trình hát toàn bài hát - GV đàn và yêu cầu - HS hát toàn bài - HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát * Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp : - GV làm mẫu : HS quan sát và theo dõi Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh. x x x x Chim đậu trên cành, chim hót líu lo. x x x x líu lo là líu lo,líu lo là líu lo x x x x - GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm - Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ : trống con,trống reo,thanh phách và song loan - Các nhóm thực hiện - GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích . *Tập hát đối đáp: Bài hát: “ Lý cây xanh”. + Nữ câu 1 + Nam hát câu 2 + Cả lớp hát câu 3 - HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp Câu 1: Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh. Câu 2: Chim đậu trên cành chim hót líu lo. Câu 3: Líu lo là líu lo,líu lo là líu lo. Một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. -GV nhận xét, động viên khích lệ * Hát thể hiện tình cảm - GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi và nhí nhảnh. - HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái - GV nhận xét, động viên khích lệ * Hoạt động 2: Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng trống.( khoảng 7 phút) Âm thanh * 2/4 Tùng tùng tùng tùng tùng Giậm chân tại chỗ,tiếng trống gõ mạnh là giậm mạnh chân,tiếng gõ nhẹ và giậm nhẹ tiếng trống gõ nhanh là bước nhanh,tiếng trống gõ chậm là bước chậm. * 2/4 Cách cách cách cách cách Nghĩ ngơi tại chỗ * 2/4 Tùng - cách - Dang hai tay như đang bơi - GV đàn với tốc độ nhanh dần - GV cho học sinh thực hiện vận động theo tiếng. - GV nhận xét và tuyên dương. * Hoạt động 3: (4 phút): Hướng dẫn cách vỗ tay khi hát - GV cho HS hát và vỗ tay nhịp nhàng theo phách bài Lý cây xanh - GV hướng dẫn HS tập động tác vỗ tay sau đó,có thể đặt câu hỏi: Thế nào là vỗ tay đẹp, thế nào là vỗ tay chưa đẹp - GV vỗ tay không đẹp: Không xòe các ngón tay,không vỗ tay che ngang mặt - GV vỗ tay đẹp: nên vỗ tay trước ngực, có thể vỗ tay luân phiên bên phải và bên trái phù hợp với nhịp điệu. - GV cho học sinh lên trình bày bài hát Lý cây xanh sử dụng cách vỗ tay. - GV áp dụng cách vỗ tay vào trò chơi trên giai điệu bài hát Lý cây xanh. - GV nhận xét và tuyên dương. 4. Củng cố dặn dò (4 phút) + GV chốt lại mục tiêu của bài học - Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt + Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 1 và chuẩn bị bài mới. Thứ Ba, ngày 06 tháng 10 năm 2020 Âm nhạc Lớp 3A Học hát bài: BÀI CA ĐI HỌC Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I. Mục tiêu. - Biết hát theo giai điệu và lời 1. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đẹm theo bài hát. - Biết gõ đẹm theo phách. II. Chuẩn bị của giáo viên Nhạc cụ,bảng phụ ghi lời bài hát III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại Tác giả của bài hát Quốc ca Việt Nam 3. Bài mới: a. Hoạt động 1: Dạy bài hát: Bài ca đi học(lời1) Gv giới thiệu tác giả tác phẩm và các tác phẩm của ông: Cộc cách tùng cheng, Vườn cam Bác Hồ. Cho HS xem tranh minh hoạ HS đọc lời ca1: Đọc đồng thanh theo tiết tấu Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết lời 1 Chú ý: *Bài hát có chung một âm hình tiết tấu *Trong bài hát có hai câu 1 và3,câu 2 và 4 giống nhau Gv gợi ý để HS nhận ra nhằm phát huy khả năng của các em đối với bộ môn, giúp các em thuộc bài nhanh hơn Gv cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. Gv hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh Nhịp * * * * Phách * * * * * * ** Tiết tấu * * * * * * * * * * Gv hướng dẫn HS hát nhấn vào các phách mạnh của nhịp 2 Luyện hát: Yêu cầu phụ trách văn nghệ lên điều khiển ôn luyện theo hình thức: theo tổ ; nhóm 4, 2; cá nhân Gv nhận xét và sửa sai tuyên dương 4. Củng cố dặn dò HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả; cả lớp hát Gv nhận xét tiết học Dặn dò về học lời 1 và xem trước lời 2 của bài hát. Thứ Ba, ngày 6 tháng 10 năm 2020 Khối 5 Âm nhạc Ôn bài hát : REO VANG BÌNH MINH TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết đọc bài TĐN số 1. II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 1 - Gv hát chuẩn xác bài TĐN III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Phần mở đầu : - Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn - Kiểm tra : Hs hát bài Reo vang bình minh 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát: Reo vang bình minh Gv đàn giai điệu và hát ôn toàn bài - Hs lắng nghe Gv bắt nhịp - Hs hát ôn theo đàn kết hợp gõ đệm theo bài hát Gv sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát Hs thực hiện toàn bài theo đàn Luyện tập: - GV yêu cầu phụ trách văn nghệ lớp lên điều khiển theo hình thức: - Cá nhân, tổ, cặp đôi. Gv nhận xét tuyên dương. b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động Gv làm mẩu và hướng dẫn - Hs theo dõi Gv bắt nhịp - Hs thực hiện Gv uốn nắn sửa sai các động tác cho Hs Hs hát kết hợp vận động theo bài hát Luyện tập: Hs luyện tập theo tổ và cá nhân Gv nhận xét biểu dương c. Hoạt động 3 : Tập đọc nhạc số 1 Gv hướng dẫn để Hs nhận biết các kí hiệu có trong bài tập đọc nhạc Hs luyện cao độ: Hs luyện tiết tấu: Treo bảng phụ bài Tập đọc nhạc số 1 Gv đàn giai điệu toàn bài - Hs lắng nghe Gv sửa sai cho Hs trong quá trình tập Hs thực hiện toàn bài Gv hướng dẫn Hs cách gõ đệm và ghép lời ca Hs đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân Gv nhận xét biểu dương 3. Phần kết thúc Hs hát bài: Reo vang bình minh Hs đọc bài tập đọc nhạc số 1 Nhắc nhở Hs về nhà học bài Gv nêu ý nghĩa bài học Thứ Ba, ngày 06 tháng 10 năm 2020 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP LỚP 5: HOẠT ĐỘNG 4. GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG. 1. Mục tiêu - Giúp học sinh có thêm những thông tin bổ ích về an toàn giao thông. - Biết cách sơ cứu đơn giản khi có tai nạn thương tích. - Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông. 2. Quy mô hoạt động. - Tổ chức theo quy mô theo khối lớp hoặc toàn trường. 3. Tài liệu và phương tiện - Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ , tranh ảnh, mô hình về giao thông; biển báo hiệu - Loa đài, đĩa hình, đĩa nhạc. 4. Tiến hành hoạt động a) Bước 1 : Chuẩn bị - Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến an toàn giao thông - Chọn cử người dẫn chương trình. - Phân công trang trí, kê bàn ghế. - Dự kiến đại biểu mời tham dự cuộc giao lưu. b) Bước 2: Liên hoan văn nghệ - MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có). - Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. - Các đội thi tự giới thiệu về đội mình. - MC công bố chương trình biểu diễn. - Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định. c.Bước 3: Tiến hành cuộc thi - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Thông qua chương trình cuộc thi. - Giới thiệu BGK. - Giới thiệu các đội thi. - Các đội thi lần lượt lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền. - Các cố động viên có một số câu hỏi phụ . - Gv nêu và nhận xét tuyên dương. 5. Kết thúc hoạt động - Ban giám khảo đánh giá, nhận xét - Công bố kết quả cuộc thi. - Phát thưởng cho các đội thi. Thứ Ba, ngày 06 tháng 10 năm 2020 Lớp 4 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP EM LÀM VỆ SINH VÀ TRANG TRÍ PHÒNG HỌC. I-MỤC TIÊU: Học sinh biết lànm vệ sinh và trang trí lớp học. Giáo dục học sinh thói quen lao động và hiểu được giá trị ý nghĩa của việc tự bỏ sức lao động tạo nên khung cảnh lớp, trường khang trang, sạch đẹp. II:CHUẨN BỊ : Đồ dùng vệ sinh cá nhân Các nguyên liệu trang trí như chậu hoa, hoa giấy... III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A/-GV CHO HS HÁT.3’ - GV giới thiệu các bài hát sau: - Bài 1: Mùa thu ngày khai trường 1/-HOẠT ĐỘNG 1: (3’) - Tập trung và ổn định lớp. - Gv phổ biến nội dung sinh hoạt văn nghệ cho chủ đề. 2/HOẠT ĐỘNG 2:(24’) a. Bước 1. chuẩn bị GV phổ biến cho học sinh nắm được mục đích yêu cầu của hoạt động. - Thảo luận , phổ biến những những công việc cần làm để lớp học sạch và đẹp. - HS chơi trò chơi: Ai nhanh GV nêu luật chơi. Trên bảng lớp gv vẽ một số đồ vật phế liệu như rác, giấy loại, túi ni long, vỏ sữa, giấy loại .vv. Trong số các bạn cử lên chơi được quan sát trên bảng 1-2 lần vị trí của các loại đó . sau khi quan sát xong gv bịt mắt các bạn chơi để các bạn tự nhớ vị trí các loại rác và đọc tên lên loại rác đó. -Nếu đúng thì đội đó sẽ đạt điểm tối đa là 10 điểm , nếu sai nhường quyền cho đội bạn. Lưu ý không bạn nào được nhắc nếu vi phạm đội đó sẽ không có điểm. + GV hướng dẫn. GV chia HS làm 2 đội, mỗi đội cử ra 3 -5 bạn để tham gia chơi; Các bạn còn lại làm cổ động viên. + Sáu em của 3 đội: xếp thành 3 hàng đôi để chuẩn bị. Mỗi bạn tay cầm sẵn viên phấn.lần lượt lên bảng vẽ Gv cùng cả lớp cổ động viên Nhận xét tuyên dương -Kết thúc trò chơi : GV yêu cầu HS nói về vai trò của hoạt động :–GV nhận xét – tuyên dương b/ GV cho HS lau sạch bàn ghế , sắp xếp lại sách vở gọn gàng. Thực hành trang trí lớp học Lao động làm sạch trường GV gọi một số HS thực hiện tốt hoạt động GV – Tuyên dương. 2/-CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 5’ -GV nhắc HS thực hiện lao động vệ sinh trường lớp tốt hơn và thường xuyên chăm sóc bồn hoa cây cảnh tươi tốt __________________________________________ Khối 4 Thứ Năm, ngày 08 tháng 10 năm 2020 Âm nhạc Ôn bài hát: EM YÊU HOÀ BÌNH BÀI TẬP CAO ĐỘ & TIẾT TẤU I. Mục tiêu : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Nhận biết các nốt Đô,Mi,Son,La trên khuông nhạc.- Biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc. III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu : 1. Phần mở đầu- Hs hát bài: Cùng múa hát dưới trăng - Kiểm tra bài cũ: Hs hát bài : Em yêu hoà bình Gv nhận xét biểu dương 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Em yêu hoà bình Gv đàn giai điệu và hát ôn toàn bài - Hs lắng nghe Gv đàn giai điệu và bắt nhịp - Hs hát ôn theo đàn Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2 Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân Một số Hs lên thực hiện trước lớp Gv nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ Gv làm mẩu và hướng dẫn- Hs ghi nhớ Câu 1,2: Hai tay vòng trước ngực chân nhún theo nhịp Câu 3,4: Vỗ tay theo nhịp 2 Câu 5,6: Hai tay guộn dẻo 2 bên Gv đàn và bắt nhịp Hs thực hiện hát kết hợp vận động phụ hoạ Gv sửa sai cho Hs về các động tác Luyện tập : Cá nhân, tổ, nhóm Một số Hs lên biểu diễn trước lớp Gv nhận xét và biểu dương c. Hoạt động 3 : Nhận biết nốt nhạc trên khuông nhạc Gv gợi ý để Hs nhớ lại các nốt nhạc đã học : Đồ- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si- Đố Bài tập tiết tấu : Gv làm mẩu- Hs lắng nghe và ghi nhớ Hs thực hiện bài tập tiết tấu Gv cho Hs làm quen bài tập cao độ trong SGK Hs luyện tập theo cá nhân và tổ Gv nhận xét biểu dương 3. Phần kết thúc: Hs hát bài: Em yêu hoà bình Gv dặn dò Hs về nhà nhớ học bài Thứ Năm, ngày 08 tháng 10 năm 2020 Khối 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chủ đề.Trường Tiểu học. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: AN TOÀN KHI VUI CHƠI 1. Mục tiêu - Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi vui chơi - Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi - Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi và tự bảo vệ bản thân, thể hiện cách ứng xử phù hợp khi tham gia vui chơi an toàn 2. Chuẩn bị - Một số vật dụng để HS tham gia trò chơi: 1 quả bóng nhựa để chơi chuyền bóng, 1 chiếc khăn để chơi trò Bịt mắt bắt dê; các bông hoa có dán ảnh hoặc ghi tên những trò chơi an toàn và không an toàn - Thẻ mặt cười, mặt mếu - Giấy A0, giấy màu, bút vẽ 3. Các hoạt động cụ thể *Hoạt động 1: Cùng vui chơi a. Mục tiêu - HS khởi động tạo tâm thế vào hoạt động, bộc lộ cảm xúc và hành vi khi tham gia các trò chơi. - HS liên hệ vè kể tên những hoạt động vui chơi khi ở trường b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS - Mỗi nhóm HS tự chọn một trò chơi để cùng nhau tham gia: trò chơi chuyền bóng, trò chơi bịt mắt bắt dê, trò chơi thả đỉa ba ba - HS tham gia trò chơi và chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia trò chơi: (1) Thảo luận cặp đôi: - HS tạo thành các cặp đôi - Các cặp HS chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý: + Bạn vừa tham gia trò chơi nào? + Khi tham gia trò chơi, bạn cảm thấy như thế nào? + Theo bạn, nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao trò chơi đó? (2) Làm việc cả lớp: - 2 đến 3 HS lên chia sẻ trước lớp - GV nhận xét chung và đặt câu hỏi: + Ngoài những trò chơi vừa được tham gia, các em còn tham gia các trò chơi nào khác? + Những trò chơi nào chúng ta nên chơi ở trường? Vì sao? c. Kết luận Có rất nhiều trò chơi khác nhau, vui chơi giúp chúng ta giải toả căng thẳng, mệt mỏi. Tuỳ từng thời gian và địa điểm mà em nên chọn những trò chơi phù hợp đề đảm bảo an toàn *Hoạt động 2: Quan sát tranh và chọn☺ hoặc ☹ a. Mục tiêu Hs nêu được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi vui chơi ở trường b. Cách tiến hành - HS quan sát các hình từ 1-4 trong SGK trang 13 và thảo luận cặp đôi: + Các bạn trong mỗi tranh đang tham gia trò chơi gì? + Em có đồng tình với các bạn trong tranh không? Vì sao? Chọn mặt cười dưới trò chơi em đồng tình và chọn mặt mếu dưới trò chơi em không đồng tình + Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để đảm bảo an toàn khi vui chơi? - Một số cặp HS lên trước lớp, chỉ tranh và bày tỏ thái độ của mình với việc làm của các bạn trong tranh. GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thêm về bản thân: Em đã từng tham gia trò chơi giống bạn chưa? Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói với các bạn điều gì? c. Kết luận Khi ở trường hoặc những nơi công cộng, đông người, em không nên chơi những trò chơi đuổi bắt. Khi tham gia trò chơi, em nên lưu ý: chọn chỗ chơi an toàn, không chơi vỉa hè, lòng đường; tránh chạy nhảy quá nhanh có thể gây ngã, bị thường; không nên chơi dưới trời nắng to hoặc trời mưa vì có thể bị ốm * Hoạt động 3: Thực hành cam kết “ Vui chơi an toàn” a. Mục tiêu HS liên hệ bản thân, thực hành làm cam kết lựa chọn và tham gia những trò chơi an toàn b. Cách tiến hành. - Cá nhân chọn bông hoa vui chơi an toàn: HS quan sát và lựa chọn những bông hoa vui chơi an toàn mà bản thân sẽ thực hiện sau bài học - Cả lớp cùng làm bảng “Cam kết vui chơi an toàn” - GV giới thiệu bảng “Cam kết vui chơi an toàn” được làm bằng tờ giấy A0 (hoặc mặt sau của tờ lịch cũ) - Từng HS dán những bông hoa đã chọn về những việc sẽ làm để vui chơi an toàn lên bảng cam kết - Trưng bày và giới thiệu về bảng “Cam kết vui chơi an toàn” - Một số HS lên thuyết trình về bông hoa vui chơi an toàn của mình - GV trưng bày bảng “Cam kết vui chơi an toàn” ở cuối lớp hoặc treo ở tường hoặc bên ngoài hành lang của lớp học 3/ Củng cố GV nhận xét tiết học và tuyên dương những em có ý thức tham gia tốt. Dặn dò. Chuẩn bị tốt cho tiết học sau. ( Chủ đề em là ai) Thứ Sáu, ngày 09 tháng 10 năm 2020 Khối 2 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Sắm vai tiểu phẩm “Phạt vi cảnh” I/ MỤC TIÊU: Thông qua tiểu phẩm, HS biết được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia gi
File đính kèm:
- giao_an_mon_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc