Giáo án Mĩ thuật Khối Tiểu học - Tuần 6 - Năm học 2020-2021

Mĩ Thuật 3

Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020

Chủ đề: CON VẬT QUEN THUỘC (Tiết 1)

I. Mục tiêu.

- HS nhận ra và nêu được hình giáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động . của một số côn vật quen thuộc.

- HS vẽ được con vật theo ý thích bằng nét hoặc bằng màu.

- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức.

- Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm.

III. Chuẩn bị.

*GV: + SGV, SGK

 + Một số hình ảnh về con vật quen thuôc

 + Một số bài vẽ mẫu của HS.

 *HS: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo

IV. Các hoạt động chủ yếu:

* Khởi động:

- Cho HS hát bài " vì sao chim hay hót" " Con lợn éc "

+ Trong bài hát có những con vật nào?

+ Em có biết thêm con vật nào khác?

- GV giới thiệu bài

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Khối Tiểu học - Tuần 6 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Mĩ Thuật 1
Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2020 
Bài 3: Chơi với chấm (tiết 2)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo nên.
Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
Năng lực mĩ thuật
Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích.
Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm trong thực hành, sáng tạo.
Năng lực đặc thù khác
Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận trong học tập.
Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay trong thực hiện các thao tác tạo sản phẩm.
CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
Học sinh:
SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, bút chì, giấy vẽ, hộp màu, giấy màu, vật liệu,
Giáo viên
- SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1, giấy vẽ, , bút chì, hộp màu, giấy màu, vật liệu,
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tiễn
Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá,
Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ chấm bằng các chất liệu, vật liệu khác nhau và chia sẻ cảm nhận.
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm

-Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận.
-HS thực hành

-Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo luận
Số HS trong mỗi nhóm: 6 HS.
Chuẩn bị: 5 hình ảnh vẽ bằng nét; nội dung hình ảnh: Cây hoa, quả, con vật, mặt trời, hình tròn,
Sử dụng mỗi hình ảnh làm phần quà cho mỗi nhóm HS.
Giao nhiệm vụ:
+ Lựa chọn chất liệu để thực hành
+ Tạo chấm và sắp xếp chấm thể hiện hình ảnh, kết hợp trao đổi về sản phẩm trong thực hành.
Gợi ý HS thực hiện: Có thể sử dụng các chấm kích thước giống nhau/khác nhau? Có thể tạo chấm có màu sắc giống nhau/ khác nhau.
Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm
Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng vật liêu/chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm,...
GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận dụng sản phẩm.
Hoạt động 4: Vận dụng
Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 17, SGK
– Thảo luận nhóm:
+ Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành
+ Chia sẻ, trao đổi trong thực hành.
Tạo sản phẩm nhóm
Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
-Quan sát
Trưng bày sản phẩm nhóm
Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm nhóm.

Gợi mở HS có thể tạo sản phẩm khác từ chấm.
Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích).
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
Tóm tắt nội dung chính của bài học
Nhận xét kết quả học tập
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.

Quan sát, lắng nghe
Lắng nghe

Mĩ Thuật 2
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020
Chñ ®Ò : ĐÂY LÀ TÔI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
* Học sinh cần đạt được:
- HS nhận ra và nêu được vẽ đẹp của tranh chân dung.
- Nhận ra đặc điểm hình dáng và sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt người.
-Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý
- Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận của mình, của bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp:
- Gợi mở, trực quan, thực hành, luyện tập.
- Áp dụng quy trình : Vẽ biểu cảm
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật lớp 2.
- Tranh chân dung phù hợp với nội dung chủ đề.
- Sản phẩm của học sinh về tranh chân dung , tranh chân dung biểu cảm.
- Hình minh họa các bước vẽ.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 5.
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, giấy màu, hồ dán, kéo,.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Khởi động
 Trò chơi: “ Mắt, mồm, tai” cho cả lớp cùng tham gia.HS nhận biết vị trí các khuôn mặt hoặc GV vẽ một số khuôn mặt lên bảng. Yêu cầu 3 HS bịt mắt và vẽ thêm các bộ phận mắt, mũi, miệng, tai. Sau đó GV giói thiệu vào chủ đề. HS khác theo dõi và nhận xét, GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát khuôn mặt các bạn trong lớp để tìm hiểu.
+ Điểm khác biệt giữa khuôn mặt bạn này và bạn kia như thế nào?
+ Vị trí các bộ phận trên khuôn mặt như thế nào?
+ Trạng thái cảm xúc của nhân vật: Vui, buồn,ngạc nhiên,
* GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Trước khi vẽ cần quan sát hình dáng, đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt.
- Trạng thái cảm xúc của nhân vật.
- Kiểu dáng màu sắc của trang phục.
* GV yêu cầu Hs quan sát H3.2 SGK và thảo luận nhóm.
+ Em thấy bức tranh chân dung vẽ ai?
+ Người đó già hay trẻ? Là Nam hay Nữ?
+ Người đó đang vui hay buồn?
+Tranh chân dung đó vẽ khuôn mặt hay cả người?
+ Màu sắc trong bức tranh được thể hiện như thế nào?
*GVtóm tắt: Tranh chân dung vẽ hình dáng, đặc điểm khái quát và trạng thái cảm xúc của khuôn mặt người, có thể vẽ khuôn mặt, nữa người hay cả người.

- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh GV,theo dõi SGK theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi.
- Mặt trái xoan, mặt tròn, mặt dài, mặt vuông chữ điền, tóc dài, tóc ngắn,,
- HS trả lời câu hỏi, 
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* GV vẽ minh họa cho HS theo các bước.
-Vẽ hình khuôn mặt cân đối với trang giấy.
+ Vẽ phác các bộ phận chính của chân dung như phần đầu, cổ, vai, thân
+ Vẽ các bộ phận mắt, mũi, miệng, tóc..
+ Vẽ màu hoàn thiện theo ý thích .
- Tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm
- GV giới thiệu tranh để HS quan sát.
- Yêu cầu HS quan sát khuôn mặt một vài bạn trong lớp. 
- HS quan sát nhóm và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-HS thể hiện chân dung của mình .có thể vẽ chân dung của nhau ..
-Hướng dẫn HS trang trí khung hình bằng hạo tiết và màu sắc.
 -GV theo dõi giúp hs hoàn thành sản phẩm theo ý mình.


Mĩ Thuật 3
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020
Chñ ®Ò: CON VẬT QUEN THUỘC (Tiết 1)
I. Mục tiêu.
- HS nhận ra và nêu được hình giáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động. của một số côn vật quen thuộc.
- HS vẽ được con vật theo ý thích bằng nét hoặc bằng màu.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
- Phương pháp: Sử dụng quy trình xây dựng cốt truyện, tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân , hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị.
*GV: + SGV, SGK
	 + Một số hình ảnh về con vật quen thuôc
	 + Một số bài vẽ mẫu của HS.
 *HS: + Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu, hồ gián, keo
IV. Các hoạt động chủ yếu:
* Khởi động:
- Cho HS hát bài " vì sao chim hay hót" " Con lợn éc" 
+ Trong bài hát có những con vật nào?
+ Em có biết thêm con vật nào khác?
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Giáo viên
Học sinh
- GV cho hs sinh hoạt nhóm
- GV treo một số tranh ảnh con vật lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình 3.1 trong SGK 
+ Em iết con vật nào? Em thích con vật nào?
+ Con vật em thích có những bộ phận gì? Hình giáng, màu sắc ntn?
+ Đặc điểm nổi bật của con vật em thích?
+ Con vật đó có những hoạt động gì? Nó sống ở đâu?
+ Con vật em thích có lợi ích gì trong cuộc sống?
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.2: 
+ Các con vật được vẽ ntn?
+ Em nhận thấy con vật được trang trí ntn? Cách trang trí có giống nhau k?
* GV kết luận: - Mỗi con vật có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau
+ Khi tạo dáng và trang trí cần dựa vào đặc điểm, đặc trưng của con vật để lựa chọn màu sắc và đường nét phù hợp

- HS sinh hoạt nhóm 4
- Hs quan sát hình trên bảng và trong sgk và trả lời:
- HS quan sát, trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
Giáo viên
Học sinh
- Gv vừa trực tiếp hướng dẫn HS vẽ vừa đặt câu hỏi:
+ Em định vẽ con vật gì? Con vật đó đang làm gì?
+ Để vẽ được con vật cần vẽ bộ phận gì trước?
+ Em sẽ dùng các nét và màu sắc gì để trang trí cho con vật trong bài vẽ?
+ Em định vẽ thêm những hình ảnh gì cho phù hợp?
* GV tóm tắt: + Vẽ các bộ phận chính và vẽ chi tiết các bộ phận khác
+ Vẽ trang trí bằng nét và màu?
+ Tạo thêm không gian để thể hiện môi trường sống?
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động cá nhân:
- Yêu cầu HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích
- Cắt hoặc xé con vật ra tạo kho hình ảnh
* Hoạt động nhóm:
Hướng dẫn HS lựa chọn hình ảnh từ kho hình ảnh, sắp xếp các hình ảnh thành bức tranh tập thể. Thêm các hình ảnh khác cho bức tranh sinh động
- HS chuẩn bị giấy bút 
- Hs lắng nghe 
- Hs bắt đầu làm bài

Mĩ Thuật 4
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020
Chñ ®Ò : CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU
Học sinh cần đạt được:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng, môi trường sống của 1 số con vật vật 
- Thể hiện được hình ảnh con vật bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình 3 chiều . 
- Tạo dựng được bối cảnh không gian, chủ đề câu chuyện cho nhóm sản phẩm .
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp : Có thể vận dụng các quy trình 
+ Vẽ cùng nhau; xây dựng cốt truyện
+ Tạo hình ba chiều – Tiếp cận chủ đề 
+ Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV chuẩn bị: 
- Sách Học Mĩ thuật lớp 4
- Tranh, ảnh mô hình sản phẩm về các con vật phù hợp với nội dung chủ đề 
2. HS chuẩn bị:
- Giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, kéo, bìa ...
- Đất nặn, các vật dễ tìm như võ đồ hộp, chai, lọ, đá sỏi, dây thép...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của nhóm. 
- Gợi ý các hs khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
* Tổng kết chủ đề:
- GV đánh giá giờ học, tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài.
- Gợi ý hs sáng tạo linh hoạt các bài học mĩ thuật khác và áp dụng vào đời sống thực tế như trang trí góc học tập, lớp học... của em
* Dặn dò: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho chủ đề tiếp theo.

- Hs trưng bày và thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.
- Hs khác đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc.
- Hs vận dụng sáng tạo theo gợi ý của Gv
Mĩ Thuật 5
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020
Chñ ®Ò : ÂM NHẠC VÀ SẮC MÀU (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU
* HS cần đạt được:
- Nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc, được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy.
- Biết, hiểu về đường nét và màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được các hình ảnh.
- Phát triển trí tưởng tượng về hình ảnh và kết hợp với chữ viết để tạo thành sản phẩm Mĩ thuật mới.
- giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, nhóm mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ theo âm nhạc.
- Hình thức tổ chưc: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên chuẩn bị: 
- Sách học Mĩ thuật 5.
- Âm nhạc: Bản nhạc có tiết tấu nhanh, tiết tấu chậm hoặc có lúc mạnh mẽ sôi nổi, có lúc nhẹ nhàng, sâu lắng cho HS nghe. Có thể thay nhạc không lời bằng các bài hát trong quá trình vận động và vẽ,
- Sản phẩm của HS: Hình ảnh, bìa sách, bưu thiếp, bìa lịch, đã được sáng tạo từ bài vẽ theo nhạc.
2. Học sinh chuẩn bị
- Giấy vẽ, màu vẽ, thước kẻ, kéo, keo dán, băng dính,
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Vẽ theo nhạc
- GV cho HS nghe nhạc và vẽ màu theo nhóm vào khổ giấy to. 
- GV hướng dẫn HS trải nghiệm vẽ theo nhạc:
+ Dùng băng dính cố định tờ giấy vào mặt bàn hoặc bảng vẽ. 
+ Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự từ màu nhạt đến đậm.
+ Cảm thụ âm nhạc, vận động và vẽ theo nhạc.
* Thưởng thức, cảm nhận và tưởng tượng các hình ảnh trên bức tranh vẽ theo nhạc. GV hướng dẫn HS vẽ:
- Treo các bức tranh vẽ theo nhạc của nhóm lên tường, bảng, giá vẽ.
- Sử dụng khung giấy hình chữ nhật hoặc hai khung giấy hình giấy chữ L để lựa chọn phần màu săc mình thích trên bức tranh vẽ theo nhạc và tưởng tượng ra những hình ảnh có ý nghĩa.
- Tìm ra các phần màu có hòa sắc nóng - lạnh, tương phản, đậm - nhạt trong bức tranh. 
- Nêu các hình ảnh hoặc kể các câu chuyện tưởng tượng được từ bức tranh.
- GV đưa ra một số câu hỏi:
+ Mảng màu nào có hòa sắc nóng - lạnh, đậm - nhạt, sáng - tối, tương phản,?
+ Em liên tưởng tới những hình ảnh gì từ những đường nét và màu sắc trong bức tranh( Hoa, lá, cây, mặt trời, sóng nước, núi, nhà, con vât, con người)?
+ Từ những hình ảnh đó, em liên tưởng đến câu chuyện, đề tài gì?( Phong cảnh, tĩnh vật, hoạt động của con người,)
* Tìm hiểu các sản phẩm trang trí từ bức tranh vẽ theo nhạc.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm để tìm hiểu cách trang trí bìa sách, bưu thiếp, lịch,
- GV đưa ra một số câu hỏi:
+ Từ những bức tranh vẽ theo nhạc có thể tạo ra những sản phẩm gì?
+ Có những gì trên các sản phẩm đó? ( Tranh, chữ)
+ Trên bìa sách, bưu thiếp, bìa lich, phần hình ảnh và chữ được sắp xếp như thế nào? 
+ Em nhận thấy nội dung chữ và hình ảnh trên các sản phẩm có liên quan với nhau không? Liên quan như thế nào? (Đường nét, màu sắc, hình ảnh gợi được nội dung của chữ)
+ Em sẽ sử dụng bức tranh vẽ theo nhạc của mình để trang trí cho bìa sách, bưu thiếp hay bìa lịch?
- GV tóm tắt:
+ Bức tranh vẽ theo nhạc là sản phẩm được kết hợp giữa âm nhạc và hội họa. Màu sắc trong bức tranh là hòa sắc nóng - lạnh, đậm - nhạt, sáng - tối tương phản.
- Từ những bức tranh đầy màu sắc, có thể tưởng tượng ra những hình ảnh phong phú và đa dạng, mang nhiều ý nghĩa.
- Từ bức tranh vẽ theo nhạc, có thể sáng tạo ra các sản phẩm Mĩ thuật mớ như: Bìa sách, truyện, thơ, bưu thiếp, bìa lịch

- HS vẽ theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
 HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm để tìm hiểu cách trang trí sản phẩm từ bức tranh vẽ theo nhạc.
- GV đưa ra một số câu hỏi:
+ Hình ảnh được đặt ở vị trí nào trong sản phẩm của em? 
+ Nội dung nào của phần chữ được viết to, nội dung nào được viêt nhỏ? Các nội dung đó được sắp xếp ở vị trí nào trên bìa sách/ bưu thiếp? (ở trên, ở dưới, ở giữa)
+ Có những kiểu chữ nào được sử dụng trong sản phẩm? ( Chữ in hoa, chữ in thường, chữ trang trí) 
+ Phần hình và phần chữ trên bìa sách/ bưu thiếp sắp xếp cân đối không?
- GV tóm tắt nội dung:
+ Nội dung phần chữ phải phù hợp với các hình ảnh mà em tưởng tượng đượctừ bức tranh vẽtheo nhạc. Có thể vẽ thêm các đường nét và màu sắc để làm rõ ý tưởng.
+ Trên bìa sách/ bưu thiếp, thường có hình ảnh, chữ các con số. Có thể đặt hình ảnh, chữ và các con số ngang, ở trên, ở dưới, bên phải, bên trái hay ở giữa bìa sách, bưu thiếp( Tên sách thườn có cỡ chữ lớn nhất, sau đó đến tên tác giả, tên nhà sản xuất và các nội dung khác, màu săc chữ phải nổi bật).
- GV yêu cầu HS tham khảo các hình ảnh, sản phẩm để có thêm ý tưởng tạo hình sản phẩm.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_khoi_tieu_hoc_tuan_6_nam_hoc_2020_2021.doc