Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 24, Bài 22: Trang trí đĩa tròn - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Mỹ Hưng
GV: treo ĐDDH lên bảng
+ Em hãy cho biết 2 loại đĩa tròn trên bảng thuộc loại đĩa tròn nào?
+ Phân biệt sự khác nhau của 2 loại đĩa tròn đó về bố cục, hoạ tiết và màu sắc?
GV: kết luận về đĩa tròn
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ.
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ một bài vẽ trang trí.
+ Một bài vẽ trang trí thông thường gồm có mấy bước? GV: HD cho HS xem các bước bài trang trí đĩa tròn cơ bản và đĩa tròn ứng dụng. (vẽ trực tiếp lên bảng) GV: cho HS xem một số bài trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng của HS năm trước.
Ngày soạn:28/01/2015 Ngày dạy:31/01/2015 Tiết 24-Bài 22: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐĨA TRÒN 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY. a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu cách trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng. b. Kỹ năng: Vẽ trang trí được một đĩa tròn cơ bản và một đĩa tròn ứng dụng. c. Thái độ: Yêu quý đồ vật, trân trọng nghệ thuật trang trí của cha ông. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. a. Chuẩn bị của giáo viên. - Tranh trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng. - Vật mẫu thật. bài mẫu của HS năm trước. - Các bước bài vẽ trang trí đĩa tròn. - Bài mẫu của GV. b. Chuẩn bị của học sinh. - Sưu tầm tranh trang trí đĩa tròn, đĩa thật - Giấy, chì, màu ,tẩy, đọc trước bài, chì, tẩy, màu, vở bài tập. 3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. a. Kiểm tra b. Bài mới. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. GV: treo ĐDDH lên bảng + Em hãy cho biết 2 loại đĩa tròn trên bảng thuộc loại đĩa tròn nào? + Phân biệt sự khác nhau của 2 loại đĩa tròn đó về bố cục, hoạ tiết và màu sắc? GV: kết luận về đĩa tròn - HS qs - HS trả lời. - HS trả lời. - HS chú ý quan sát, lắng nghe. I. Quan sát nhận xét. + 2 loại trang trí đĩa tròn cơ bản và đĩa tròn ứng dụng. *Về bố cục TT ứng dụng - Tự do,phá thế,không theo nguyên tắc nào. TT cơ bản - Theo nguyên tắc đối xứng, xen kẻ,lặp lại. *Về hoạ tiết *Màu sắc -Tự do, hình vẽ tuỳ thích. -Tự do, phù hợp với sở thích -Theo một nguyên tắc nhất định -Hài hoà, tối sáng rõ ràng làm rõ hoạ tiết trung tâm. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ. GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ một bài vẽ trang trí. + Một bài vẽ trang trí thông thường gồm có mấy bước? GV: HD cho HS xem các bước bài trang trí đĩa tròn cơ bản và đĩa tròn ứng dụng. (vẽ trực tiếp lên bảng) GV: cho HS xem một số bài trang trí đĩa tròn cơ bản và ứng dụng của HS năm trước. - HS nhắc lại phương pháp vẽ kí họa - HS chú ý quan sát. - HS chú ý quan sát. II. Cách vẽ. 1.Tìm bố cục 2.Vẽ hoạ tiết 3.Tô màu Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. GV: phân nhóm để HS vẽ ở nhiều đối tượng khác nhau. GV: quan sát và giúp đỡ HS bố cục hình ảnh, thể hiện đường nét. Nhắc nhở HS chú ý đến tỷ lệ của đối tượng - HS làm bài III. Thực hành. - Vẽ trang trí một đĩa tròn có đường kính 16 cm (cơ bản). - Chất liệu: màu nước hoặc màu sáp. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. GV: chọn một số bài vẽ đẹp và yêu cầu HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận của mình. GV: nhận xét kết quả buổi học. Biểu dương những bài vẽ đẹp, góp ý cho những bài chưa hoàn chỉnh. - HS nhận xét, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình. - Bố cục. - Màu sắc - Họa tiết. c. Cũng cố. GV đặt câu hỏi. + Nêu các bước trang trí đĩa tròn? d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. + Về nhà hoàn thành bài nếu bài chưa xong ở lớp. + Đọc trước bài 11 và sưu tầm một số tranh ảnh về tranh tĩnh vật lọ hoa và quả .
File đính kèm:
- Bai_22_Trang_tri_dia_tron.docx