Giáo án Mĩ thuật 7 - Trần Thị Tình - Tiết 11, Bài 10: Cuộc sống quanh em

I. MỤC TIÊU:

- HS hiểu về đề tài cuộc sống quanh em (thường có những hoạt động gì, cách thể hiện ra sao )

- HS vẽ được một tranh về đề tài cuộc sống

- HS trân trọng , yêu quý cuộc sống mà mình có.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên:

- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ,

- Các bước vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em

- Bài mẫu của học sinh lớp trước

 2. Học sinh:

- Phác thảo chì

- Giấy, chì, màu, tẩy, dụng cụ vẽ bài

 3. Phương pháp:

- Quan sát- vấn đáp -trực quan, luyện tập - thực hành

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 - Trần Thị Tình - Tiết 11, Bài 10: Cuộc sống quanh em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 - Bài 10 Ngày soạn: 27/102013
 Vẽ tranh Ngày dạy: 02/11/2013
Đề tài Cuộc sống quanh em (Tiết1)
i. Mục tiêu:
- HS hiểu về đề tài cuộc sống quanh em (thường có những hoạt động gì, cách thể hiện ra sao)
- HS vẽ được một tranh về đề tài cuộc sống
- HS trân trọng, yêu quý cuộc sống mà mình có.
ii. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu nội dung bài trong Sgk
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, 
- Các bước vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em
- Bài mẫu của học sinh lớp trước 
 2. Học sinh: 
- Tìm hiểu nội dung bài học trong Sgk
- Phác thảo chì
- Giấy, chì, màu, tẩy
 3. Phương pháp:
- Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập - thực hành 
iii. Tiến trình dạy học
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài
? Những hoạt động gì đang diễn ra quanh cuộc sống của chúng ta 
? Cách sắp xếp bố cục trong tranh như thế nào 
? Nhận xét về hình vẽ của các bức tranh đó
? Màu sắc của các bức tranh trên như thế nào 
*Gv giới thiệu một số bài vẽ của các bạn có màu sắc đẹp và nổi bật.
+ Hoạt động diễn ra trong gia đình,trong nhà trường và ngoài Xã hội vô cùng phong phú đa dạng.
+ Bố cục sinh động hấp dẫn
+ Hình vẽ mang tính khái quát, về con người nhưng lại cụ thể về hoạt động
+ Màu sắc tuỳ theo cảm xúc của người vẽ.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
? Sau khi tìm bố cục ta phải làm gì 
? Nêu các bước cơ bản của bài vẽ tranh phong cảnh 
? GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh 
- GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ 
B1- Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ)
B2- Vẽ hình (Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp)
B3-Vẽ màu (Theo cảm xúc và sáng tạo).
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
- Vẽ một bức tranh đề tài cuộc sống quanh em 
- Kích thước: 18x25 cm
- Chất liệu: Tuỳ ý 
 4. Đánh giá kết quả học tập
 - GV cho Hs quan sát một số bài vẽ của học sinh ( 4- 5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về 
? Bố cục của bài vẽ như thế nào
? Đường nét của bức tranh ra sao
? Hình vẽ của bức tranh 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
 5. Dặn dò 
- Chuẩn bị nội dung bài mới học (tiết 2)
- Chuẩn bị phác thảo đen- trắng, phác thảo màu
- Giấy, chì, màu, tẩy.
**********³³³**********
 Phù Hóa, ngày 28 tháng 10 năm 2013
 Tổ chuyên môn
 TT. Hoàng Tiến Lực
Tiết 11 - Bài 10 Ngày soạn: 03/11/2013
 Vẽ tranh Ngày dạy: 07/11/2013
Đề tài cuộc sống quanh em (Tiết 2)
i. Mục tiêu:
- HS hiểu về đề tài cuộc sống quanh em (thường có những hoạt động gì, cách thể hiện ra sao )
- HS vẽ được một tranh về đề tài cuộc sống
- HS trân trọng , yêu quý cuộc sống mà mình có.
ii. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 
- Tranh mĩ thuật ĐDDH, tranh tham khảo của hoạ sĩ, 
- Các bước vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em
- Bài mẫu của học sinh lớp trước 
 2. Học sinh: 
- Phác thảo chì
- Giấy, chì, màu, tẩy, dụng cụ vẽ bài
 3. Phương pháp:
- Quan sát- vấn đáp -trực quan, luyện tập - thực hành 
iii. Tiến trình dạy học
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1 : Tìm và chọn nội dung đề tài
Hoạt động 2 : Cách vẽ
? Nhắc lại các bước cơ bản của bài vẽ tranh phong cảnh 
? GV treo ĐD dạy học thể hiện các bước bài vẽ tranh phong cảnh 
- GV cho học sinh xem một số bài vẽ mẫu của hoạ sĩ 
B1- Tìm bố cục (Phác hình mảng chính và mảng phụ)
B2- Vẽ hình (Chi tiết chính, vẽ thêm các chi tiết phụ khác cho phù hợp)
B3-Vẽ màu (Theo cảm xúc và sáng tạo).
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
- Vẽ một bức tranh đề tài cuộc sống quanh em 
Yêu cầu thể hiện bằng màu nước 
 4. Đánh giá kết quả học tập
- GV thu một số bài vẽ của học sinh ( 4-5 bài) Có bài vẽ tốt, và những bài vẽ chưa tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xét về 
? Bố cục của bài vẽ như thế nào
? Đường nét của bức tranh ra sao
? Hình vẽ của bức tranh 
? Màu sắc của các bức tranh như thế nào 
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên khuyến khích những bài vẽ kém chất lượng.
 5. Dặn dò 
- Hoàn thiện bài nếu chưa xong
- Chuẩn bị nội bài mới: Cái ấm và cái bát
- Chuẩn bị mẫu vẽ: cái ấm và cái bát
- Giấy, chì, màu, tẩy
**********³³³**********
 Phù Hóa, ngày 04 tháng 11 năm 2013
 Tổ chuyên môn
 TT. Hoàng Tiến Lực
Tiết 13 - Bài Ngày soạn: 09/11/2013
 Vẽ theo mẫu Ngày dạy: 14/11/2013
Cái ấm và cái bát (Tiết 1)
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu cấu trúc , hình dáng của cái ấm tích và cái bát 
- Hs Vẽ được hình gần với mẫu
- Yêu quý vẻ đẹp của mẫu qua bố cục , đường nét.
ii.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
- Nội dung bài học
- Tranh mẫu về ấm và bát 
- Các bước bài vẽ ấm tích và cái bát, tranh của HS năm trước
- Mẫu vẽ cái ấm và cái bát 
 2. Học sinh: 
- Đọc nội dung bài trong Sgk
- Sưu tầm tranh, ảnh chụp về mẫu cái ấm và cái bát
- Giấy chì, màu tẩy
 3. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành
iii.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét 
Gv cho Hs lên đặt mẫu 
? Em hãy nhận xét về cách đặt mẫu của bạn và nêu khung hình chung của mẫu là khung hình gì 
? Nêu vị trí của các vật mẫu 
? So sánh chiều ngang và chiều cao của cái bát
? Cái ấm gồm có mấy phần
? Thân ấm hình gì
?Cổ ấm, vòi ấm, vai ấm hình gì
? Miệng ấm hình gì 
? Quai ấm như thế nào 
? Cho biết trong2 vật mẫu, vật nào sáng hơn .
 ? ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng nào 
- Cách đặt mẫu phù hợp
- Khun hình chung của mẫu là khung hình vuông
-Cái bát đứng trước, ấm đứng sau
-Chiều cao bằng 3/4 chiều ngang
-3 phần:
+Thâm ấm hình trụ
cổ ấm hình chóp cụt, vòi ấm cong không đều , vai ấm hình chóp cụt
+Miệng ấm hình e lip
+Quai ấm cong
+Cái bát sáng hơn cái ấm
+Từ phải sang trái
Hoạt động 2 : Cách vẽ 
+Gv : Hãy nêu cách vẽ bài cái ấm tích và cái bát.
*Gv cho HS xem những bài mẫu của HS năm trước.
B1: Dựng khung hình chung và riêng(cái ấm ntn, bát ntn)
B2: So sánh tỉ lệ các bộ phận (Bát bằng mấy phần của ấm, vòi ấm , cổ ấm ...)
B3: Vẽ hình bằng nét thẳng
B4: Vẽ chi tiết hoàn thiện bài.
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu các 
- GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
- Khuyến khích động viên các em
- Vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát 
- Chất liệu : chì, than 
 4. Đánh giákết quả học tập
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét về :
? Bố cục của bài vẽ 
? Hình vẽ như thế nào
? So sánh với mẫu thật 
-Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
-Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em vẽ kém 
 5. Dặn dò 
- Xem bài 24-vẽ đậm nhạt cái ấm tích và cái bát
-Tập vẽ đậm nhạt 
- Chì, tẩy 
**********³³³**********
 Phù Hóa, ngày 11 tháng 11 năm 2013
 Tổ chuyên môn
 TT. Hoàng Tiến Lực
Tiết 14 - Bài Ngày soạn: 16/11/2013
 Vẽ theo mẫu Ngày dạy: 21/11/2013
Cái ấm và cái bát (Tiết 2)
i. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu cấu trúc , hình dáng của cái ấm tích và cái bát 
- Hs Vẽ được hình gần với mẫu
- Yêu quý vẻ đẹp của mẫu qua bố cục , đường nét.
ii.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
- Tranh mẫu về ấm và bát 
- Các bước bài vẽ ấm tích và cái bát
- Tranh của HS năm trước 
 2. học sinh: 
- Sưu tầm tranh, ảnh chụp về mẫu cái ấm và cái bát
- Giấy chì, màu tẩy
 3. Phương pháp
-Quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành
iii.Tiến trình dạy học 
 1. ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét một số bài hình tiết trước 
 3. Bài mới 
Hoạt động 1:Quan sát nhận xét
GV yêu cầu HS đặt mẫu như T1( sau đó điều chỉnh mẫu sao cho phù hợp với ánh sáng 
? ánh sáng chính chiếu lên mẫu từ hướng nào
?Cái bát và ấm, cái nào sáng hơn
? Độ đậm nhất trên bát có bằng độ đậm nhất trên ấm không
?Bóng đổ từ mẫu lên nền và từ bát lên ấm như thế nào 
*GV kết luận bổ sung
*Hướng phải sang trái
* Cái bát sáng hơn
+độ đậm nhất trên ấm đậm hơn độ đậm nhất trên bát
+bóng đổ đậm và nhạt dần từ trong ra ngoài
Hoạt động 2: cách vẽ
? Nhắc lại các bước bài vẽ theo mẫu đậm nhạt thông thường
*Gv cho HS xem bài đậm nhạt mẫu của năm trước.
B1: Phân mảng (đậm nhạt các bộ phận rõ ràng )
B2: Vẽ một lớp đậm nhạt chung(so sánh độ đậm nhạt của 2 vật mẫu để vẽ đậm nhạt cho đúng.)
B3: Vẽ đậm nhạt chi tiết các bộ phận chung sau đó vẽ các bộ phận riêng.(chú ý lấy điểm sáng nhất và so sánh độ đậm của bóng đổ của mẫu lên mẫu, của mẫu lên nền, nhấn đậm nhạt của vật mẫu cho bài trong trẻo thêm.
Hoạt động 3 : Thực hành
GV ra bài tập, yêu cầu HS vẽ vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
-Khuyến khích động viên các em
-Vẽ theo mẫu đậm nhạt cái ấm tích và cái bát 
-Chất liệu: Chì đen
 4. Đánh giá kết quả học tập
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét, đánh giá về:
? Độ đậm nhạt của bài vẽ(ấm, bát đã được hay chưa)
? Phông nền như thế nào
? So sánh với mẫu thật 
-Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
-Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em vẽ kém 
 5. Dặn dò 
-Xem bài mới- chữ trang trí
- Sưu tầm các laọi kiểu chữ
-Phác nét, giấy chì màu tẩy.
**********³³³**********
 Phù Hóa, ngày 18 tháng 11 năm 2013
 Tổ chuyên môn
 TT. Hoàng Tiến Lực

File đính kèm:

  • doc11-.doc