Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 26, Bài 23: Kẻ chữ in hoa nét đều - Năm học 2014-2015

Hoạt động 1 GTB

 Chữ là một hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ của loài người nó xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm trải qua nhiều thế kỷ nó được cải tiến để hoàn thiện dần, để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Giờ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 kiểu chữ cơ bản được sử dụng rất nhiều trong đời sống và tác dụng của nó trong trang trí.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của chữ in hoa nét đều.

GV cho học sinh quan sát hình ảnh về chữ in hoa nét đều.

? Chữ in hoa nét đều có đặc điểm như thế nào về đường nét, hình dáng ?

HS: Chữ có các nét đều nhau; có chữ toàn nét thẳng: M, N,I,Y,K, L, H, X, F,E, T,V, A, Z; có chữ toàn nét cong như: O,C, Q, S; có chữ có nét cong và nét thẳng như: U, R,P,G,B,D. Thường được dùng trong trang trí khẩu hiệu, trong quảng cáo hay trang trí trên các sản phẩm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Tiết 26, Bài 23: Kẻ chữ in hoa nét đều - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:23 - Tiết 26 
Tuần dạy: 26 
Ngày dạy: 12/2/2015.
Vẽ trang trí
KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết cách kẻ chữ in hoa nét đều.
- Học sinh biết đặc điểm của chữ in hoa nét đều.
- Học sinh hiểu tác dụng của chữ in hoa nét đều trong cuộc sống.
1.2. Kỹ năng:
- Học sinh kẻ được chữ in hoa nét đều theo yêu cầu.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét; kĩ năng thực hành.
1.3. Thái độ :
- Học sinh yêu thích kẻ chữ, nghiêm túc thực hiện bài kẻ chữ.
2. TRỌNG TÂM
- Học sinh kẻ được dòng chữ in hoa nét đều.
3 .CHUẨN BỊ: 
3.1. Giáo viên:
- Bảng chữ in hoa nét đều
- Sưu tầm một số chữ in hoa nét đều trên sách báo
3.2. Học sinh:
Giấy vẽ, chì tẩy, com pa, màu
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6a1:	6a2:	6a3:
4.2 Kiểm tra miệng
GV mời 4-5 học sinh treo bài vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân.
GV mời học sinh nhận xét, góp ý.
GV nhận xét, xếp loại.
4.3 Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1 GTB
 Chữ là một hệ thống tín hiệu ghi lại ngôn ngữ của loài người nó xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm trải qua nhiều thế kỷ nó được cải tiến để hoàn thiện dần, để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Giờ hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 kiểu chữ cơ bản được sử dụng rất nhiều trong đời sống và tác dụng của nó trong trang trí.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của chữ in hoa nét đều.
GV cho học sinh quan sát hình ảnh về chữ in hoa nét đều.
? Chữ in hoa nét đều có đặc điểm như thế nào về đường nét, hình dáng ?
HS: Chữ có các nét đều nhau; có chữ toàn nét thẳng: M, N,I,Y,K, L, H, X, F,E, T,V, A, Z; có chữ toàn nét cong như: O,C, Q, S; có chữ có nét cong và nét thẳng như: U, R,P,G,B,D. Thường được dùng trong trang trí khẩu hiệu, trong quảng cáo hay trang trí trên các sản phẩm.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sắp xếp chữ in hoa nét đều.
Giáo viên cho học sinh xem 1 dòng chữ kẻ đúng và 1 dòng chữ kẻ chưa đúng. Cho học sinh nhận xét (dòng chữ cân đối và chưa cân đối)
? Dòng chữ nào đẹp và dòng chữ nào chưa đẹp? Vì sao?
(Dòng chữ thứ 2 đẹp vì sắp xếp cân đối)
? Muốn kẻ được dòng chữ cân đối với trang giấy thì phải tiến hành như thế nào? ( cần thực hiện theo các bước như: sắp xếp dòng chữ, chia khoảng cách, kẻ chữ, tô màu)
Giáo viên minh họa lên bảng cách kẻ chữ.
Lưu ý học sinh :
- Chiều cao và chiều ngang của chữ cần phù hợp. Chú ý các nét chữ phải bằng nhau. Cần thực hiện theo các bước đã hướng dẫn để có bài vẽ đẹp.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hành.
- Lưu ý học sinh ước lượng chiều dài, chiều cao chữ vào khuôn khổ trang giấy cho hợp lí
I. Đặc điểm của chữ in hoa nét đều
- Chữ có các nét đều nhau.
- Có chữ toàn nét thẳng, có chữ toàn nét cong và có chữ có nét cong lẫn nét thẳng.
- Thường được dùng trong trang trí khẩu hiệu, trong quảng cáo hay trang trí trên các sản phẩm.
II. Cách sắp xếp dòng chữ
1. Sắp xếp dòng chữ cân đối
- Ước lượng chiều dài, chiều cao của dòng chữ vào khuôn khổ tờ giấy
2. Chia khoảng cách con chữ cho đều
3. Kẻ chữ và tô màu
III. Thực hành
Em hãy kẻ một dòng chữ “học tốt” khuôn khổ tự chọn
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.
- Chọn một số bài đẹp và chưa đẹp dán lên bảng
- Theo em bài vẽ nào đẹp, chưa đẹp? Vì sao?
GV nhận xét bổ sung tuyên dương một số bài vẽ tốt
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học.
- Đối với bài học ở tiết học này : Hoàn thành bài kẻ chữ.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Xem bài: VTT KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH, NÉT ĐẬM.
+ Đặc điểm của chữ in hoa nét thanh, nét đậm ?
+ Cách kẻ chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
+ Chuẩn bị: Dụng cụ kẻ chữ.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học:
.
.

File đính kèm:

  • docxBai_23_Ke_chu_in_hoa_net_deu.docx