Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 3: Vẽ theo mẫu, Sơ lược về luật xa gần - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Ngọc Phượng

Câu 1: Hãy nêu bối cảnh lịch sử thời kì đồ đá?

- Đáp án:

- Thời kỳ đồ đá được chia thành: Thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đồ đá mới.

- Thời kỳ đồ đồng gồm 4 giai đoạn:

+ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn

- Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước.

Câu 2: Hãy nêu sơ lược về MT thời kì đồ đá?

 - Đáp án:

1. Thời kỳ đồ đá:

- Hình mặt người và các con thú trên vách đá hang Đồng Nội-Hòa Bình được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật đồ đá.

 2. Thời kỳ đồ đồng và sắt:

 - Sự xuất hiện của kim loại đã cơ bản biến đổi XH Việt Nam từ hình thái Nguyên thuỷ sang XH văn minh.

 - Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam.

3. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: (1) Khi đi trên một con đường dài, chúng ta thấy phía cuối con đường hình như bị thu nhỏ lại, hay khi ta nhìn một vật lc ở gần thì thấy nĩ to, r nhưng khi nhìn vật đó lúc ở xa lại thấy chúng nhỏ và mờ hơn. Để nắm bắt được quy luật này và vận dụng tốt vào các bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài, hôm nay thầy và các em cùng nghiên cứu qua bài: SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Bài 3: Vẽ theo mẫu, Sơ lược về luật xa gần - Năm học 2015-2016 - Huỳnh Thị Ngọc Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 27 / 08 / 2015.
 Tiết 03.
 Bài 3: vẽ theo mẫu
 SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm về phối cảnh trong tự nhiên: gần – xa, to – nhỏ, đậm – nhạt,...
- Hiểu được vai trò của đường tầm mắt trong phối cảnh.
- Hiểu được vai trò của điểm tụ trong phối cảnh.
- Hiểu được vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu.
- Nhận biết được bài vẽ theo mẫu vận dụng phối cảnh và bài vẽ theo mẫu không vận dụng phối cảnh.	
2. Kỹ năng:
- Bước đầu HS vận dụng được phương pháp phối cảnh trong vẽ theo mẫu, đáp ứng yêu cầu bài học:
+ Sự thay đổi hình dáng cảu vật mẫu theo vị trí quan sát của mắt.
+ Gợi không gian trước sau của vật mẫu.
- Bước đầu xác định được được đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hình hộp, khối hình trụ.
- Bước đầu vẽ được các độ đậm nhạt cơ bản theo phối cảnh.
3. Thái độ: 
- HS yêu thích phân môn vẽ theo mẫu nói riêng và môn mĩ thuật nói chung.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
- Ảnh cĩ lớp cảnh xa, lớp cảnh gần ( Cảnh biển, con đường, hàng cây, nhà...)
- Tranh và các bài vẽ theo luật xa gần.
- Một vài đồ vật (hình hộp, hình trụ).
- Bộ ĐDDH MT 6.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở , luyện tập theo nhóm
2. Chuẩn bị của HS :	
- Vở ghi, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:(1’) - Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Câu 1: Hãy nêu bối cảnh lịch sử thời kì đồ đá?
- Đáp án: 
- Thời kỳ đồ đá được chia thành: Thời kỳ đồ đá cũ và thời kỳ đồ đá mới.
- Thời kỳ đồ đồng gồm 4 giai đoạn:
+ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn
- Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước.
Câu 2: Hãy nêu sơ lược về MT thời kì đồ đá?
 - Đáp án:
1. Thời kỳ đồ đá:
- Hình mặt người và các con thú trên vách đá hang Đồng Nội-Hòa Bình được coi là dấu ấn đầu tiên của nghệ thuật đồ đá.
 2. Thời kỳ đồ đồng và sắt:
 - Sự xuất hiện của kim loại đã cơ bản biến đổi XH Việt Nam từ hình thái Nguyên thuỷ sang XH văn minh.
 - Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong các trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam.
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1’) Khi đi trên một con đường dài, chúng ta thấy phía cuối con đường hình như bị thu nhỏ lại, hay khi ta nhìn một vật lúc ở gần thì thấy nĩ to, rõ nhưng khi nhìn vật đĩ lúc ở xa lại thấy chúng nhỏ và mờ hơn. Để nắm bắt được quy luật này và vận dụng tốt vào các bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài, hơm nay thầy và các em cùng nghiên cứu qua bài: SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN.
- Tiến trình tiết dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
12’
*Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát hình minh họa và đặt câu hỏi:
+ Vì sao biển ở hình 1 lại to, rõ hơn biển ở hình 2?
+ Em nhận xét gì về các hàng cột hay đường ray tàu hỏa ?
+ Lúc máy bay đang bay trên trời em thấy máy bay to hay nhỏ?
- Nhưng trên thực tế lúc máy bay đang ở dưới đất lại rất to.
+ Em nào có thể lấy ví dụ những vật mà khi nhìn ở gần thì to, xa thì nhỏ?
- GV kết luận: Vậy vật cùng loại, cùng kích thước khi nhìn theo xa gần ta sẽ thấy:
+ Ở gần: Hình to, cao, rộng và rõ hơn.
+ Ở xa: Hình nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn.
+ Vật ở phía trước che khuất vật ở phía sau.
 Vì vậy mọi vật luôn thay đổi hình dáng kích thước khi nhìn ở các góc độ (vị trí) khác nhau trừ hình cầu thì nhìn ở góc độ nào cũng luôn luôn tròn.
* Khái niệm luật xa gần: Luật xa gần là một môn khoa học giới thiệu về cách nhìn, cách vẽ mọi vật trong không gian.
*Hoạt động 1:
HS quan sát, nhận xét:
- HS quan sát.
- Vì biển ở hình 1 được chụp gần hơn nen rõ hơn.
- Càng nhìn về phía xa thì các hàng cột càng thấp dần và mờ hơn. Càng xa khoảng cách của đường ray càng thu hẹp dần.
- thấy nhỏ.
- HS cho ví dụ.
Hình các bức tượng ở gần cao, to hơn hình các bức tượng ở xa.
- HS lắng nghe.
I. Quan sát, nhận xét:
- Vật cùng loại, cùng kích thước khi nhìn theo xa gần ta sẽ thấy:
+ Ở gần: Hình to, cao, rộng và rõ hơn.
+ Ở xa : Hình nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn.
+ Vật ở phía trước che khuất vật ở phía sau.
* Khái niệm: Luật xa gần là một môn khoa học giới thiệu về cách nhìn, cách vẽ mọi vật trong không gian.
22’
*Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về đường tầm mắt và điểm tụ:
* Đường tầm mắt:
- GV giới thiệu cho HS quan sát hình minh họa. Đặt câu hỏi:
+ Các hình này có đường nằm ngang không?
+Vị trí của các đường nằm ngang như thế nào? Vì sao?
 - GV kết luận: Khi ta đứng trước cảnh rộng lớn như biển, cánh đồng ta sẽ thấy có đường nằm ngang chia hoặc ngăn cách giữa biển và bầu trời, giữa đất và bầu trời. Đường nằm ngang đó chính là đường tầm mất hay còn gọi là đường chân trời bởi vì đường này nằm ngang với đường tầm mắt.
- Vị trí của đường tầm mắt có thể thay đổi nó phụ thuộc vào vị trí của người nhìn, người vẽ.
- GV minh họa lên bảng một vài hình hộp, hình trụ ở các vị trí khác nhau để HS quan sát nhận xét. Đặt câu hỏi:
+ Ở các tầm nhìn khác nhau em thấy khối hộp như thế nào?
* Điểm tụ:
- GV hướng cho HS quan sát tranh minh họa.
+ Em thấy các đường cạnh của khối hộp, tường nhà có song song với mặt đất không?
+ Các đường này có tụ tại một điểm không?
- Điểm đó gọi là điểm tụ. Vậy thế nào là điểm tụ?
- GV bổ sung:
+ Các đường song song ở dưới thì hướng lên trên đường TM, các đường ở trên thì hướng xuống dưới đường TM.
*Hoạt động 2:
HS tìm hiểu về đường tầm mắt và điểm tụ:
- HS quan sát.
- Các hình trên đều có các đường nằm ngang.
 - Vị trí các đường nằm ngang này có khi cao, có khi thấp. Vì nó phụ thuộc vào tầm mắt của người nhìn.
.
- HS quan sát.
- Khi khối hộp nằm ngang với đường tầm mắt ta chỉ thấy được mặt trước của khối hộp, khi khối hộp đặt dưới đường tầm mắt ta thấy mặït trước và mặt trên của khối hộp
- HS quan sát.
- Các đường này song song với mặt đất.
- Có.
- Các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ tại một điểm tại đường tầm mắt, điểm đó là điểm tụ
- HS lắng nghe.
II. Đường tầm mắt và điểm tụ:
1. Đường tầm mắt:
 - Là đường nằm ngang với tầm mắt người nhìn phân chia mặt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời nên gọi là đường chân trời.
- Đường tầm mắt có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào độ cao thấp vị trí của người nhìn cảnh.
2. Điểm tụ :
- Các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ tại một điểm tại đường tầm mắt, điểm đó là điểm tụ
5’
*Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS củng cố bài:
- GV vẽ một số hình lên bảng theo luật xa gần: Hình hộp, hình trụ giao bài tập cho HS và nêu yêu cầu cho 4 nhóm:
- Tìm đường tầm mắt và điểm tụ ở các hình vẽ trên bảng.
- GV củng cố kiến thức bài giảng. Động viên khiến khích các nhóm làm tốt và chưa tốt. 
*Hoạt động 3
HS củng cố bài:
- HS thực hiện
-HS lên bảng vẽ đường tầm mắt và điểm tụ theo yêu cầu của GV.
4. Dặn dò:(1’)
a/ Bài tập về nhà: 
- Làm các bài tập trong SGK.
- Học thuộc nội dung bài.
b/ Chuẩn bị bài mới: 
- Vẽ theo mẫu: Cách vẽ theo mẫu.
- Đem đầy đủ dụng cụ học tập: Chì tẩy, giấy A4,
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docBai_3_So_luoc_ve_Phoi_canh.doc