Giáo án Mỹ thuật 6 - Tiết 21, Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân giân Việt Nam - Năm học 2014-2015

Đôi móng vuốt nhọn → Dũng

→ Với hình ảnh con gà trống cùng với cách sắp xếp bố cục, màu sắc, đường nét trong tranh tạo nên bức tranh đẹp có ý chúc mừng mọi nhà đón xuân mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”.

GV: Cho học sinh xem tranh Đám Cưới Chuột

- Em hãy cho biết nội dung tranh vẽ gì? Nghệ thuật trong tranh như thế nào ?

HS: Vẽ về đám cưới chuột. Bố cục hai hàng, các con chuột màu sắc, dáng vẻ khác nhau.

- Bức tranh muốn ám chỉ điều gì ?

HS: Sự ức hiếp của bọn thống trị.

- Qua xem bức tranh chúng ta cảm nhận được điều gì?

HS: Cuộc sống cơ cực của người dân dưới chê độ phong kiến.

Giáo viên nhận xét, chốt ý .

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 6 - Tiết 21, Bài 24: Giới thiệu một số tranh dân giân Việt Nam - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 24 Tiết: 21 
Tuần dạy: 21 
Ngày dạy: 8/1/2015
Thường thức mĩ thuật
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU.
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết vài nét về đề tài, giá trị nghệ thuật của một số tranh dân gian Việt Nam.
- HS hiểu được giá trị nghệ thuật tranh của dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
1.2. Kĩ năng:
- Kĩ năng trình bày.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm.
1.3. Thái độ: 
- Học sinh yêu quý nền nghệ thuật vốn cổ dân tộc.
2. TRỌNG TÂM.
Vài nét về một số tranh dân gian : Đám Cưới Chuột, Ngũ Hổ, Chợ Quê, Phật Bà Quan Âm.
3. CHUẨN BỊ.
3.1. Giáo viên: 
Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam, bảng phụ.
3.2. Học sinh: 
Tìm hiểu bài mới.
4. TIẾN TRÌNH.
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6a1: 6a2: 6a3:
4.2. Kiểm tra miệng
Câu 1: Tranh dân gian là gì? Em hãy cho biết một số dòng tranh dân gian tiêu biểu ở nước ta? Hiện nay, dòng tranh dân gian nào phát triển mạnh nhất hiện nay?
Đáp án câu 1:
- Là loại tranh có từ lâu đời không rõ ngày tháng ra đời cũng như tên tác giả.
- Một số dòng tranh dân gian tiêu biểu ở nước ta: Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng.
Tranh dân gian Đông Hồ phát triển mạnh nhát hiện nay.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: GTB
 Ở bài học trước các em đã tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam. Hôm nay, các em sẽ hiểu rõ hơn về tranh dân gian Việt Nam qua những bức tranh của hai dòng tranh nổi tiếngĐông Hồ và Hàng Trống.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu hai bức tranh Đông Hồ.
GV: Cho học sinh xem tranh Gà Đại Cát.
- Em hãy cho biết nội dung tranh vẽ gì?
- Một chú gà trống
- Qua xem bức tranh chúng ta cảm nhận được điều gì?
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên phân tích học sinh rõ quan niệm của người xưa gà được coi là hội tụ của năm đức tính: Văn, võ, dũng, nhân, tín. Đó là đức tính tốt mà người đàn ông cần có
Giáo viên phân tích trên tranh
Dáng vẻ đường hoàng oai vệ → Văn , võ
Gà gáy báo canh → Tín 
Tự kiếm mồi → Nhẫn
Đôi móng vuốt nhọn → Dũng
→ Với hình ảnh con gà trống cùng với cách sắp xếp bố cục, màu sắc, đường nét trong tranh tạo nên bức tranh đẹp có ý chúc mừng mọi nhà đón xuân mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”.
GV: Cho học sinh xem tranh Đám Cưới Chuột
- Em hãy cho biết nội dung tranh vẽ gì? Nghệ thuật trong tranh như thế nào ?
HS: Vẽ về đám cưới chuột. Bố cục hai hàng, các con chuột màu sắc, dáng vẻ khác nhau.
- Bức tranh muốn ám chỉ điều gì ?
HS: Sự ức hiếp của bọn thống trị.
- Qua xem bức tranh chúng ta cảm nhận được điều gì?
HS: Cuộc sống cơ cực của người dân dưới chê độ phong kiến.
Giáo viên nhận xét, chốt ý .
* Hoạt động 3: Tìm hiểu hai bức tranh Hàng Trống 
Cho học sinh xem tranh Chợ Quê.
- Hãy cho biết nội dung tranh ?
HS: Cảnh sinh hoạt của người dân Việt Nam thời xưa.
- Những nhân vật trong tranh được diễn tả như thế nào? 
HS: Các nhân vật trong tranh được sắp xếp rất hợp lí, sinh động y như thật.
Giáo viên nhận xét, phân tích nội dung nghệ thuật để học sinh thấy được vẻ đẹp của bức tranh 
Bằng những nét bút tinh tế, cách diễn tả nhân vật có thần thái cùng với sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm tạo nên sự sống động trong bức tranh
GV cho học sinh xem tranh Phật Bà Quan Âm. 
Yêu cầu học sinh quan sát tranh 
- Em hãy nêu lên những nhận xét của mình về nội dung và hình thức của bức tranh ?
HS: Tranh dùng để thờ cúng, bố cục đối xứng, có vờn đậm nhạt làm cho bưc tranh thêm phần trang nghiêm, sống động.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV cung cấp thêm một số thông tin về làng tranh Đông Hồ.
I. Tìm hiểu tranh Đông Hồ và Hàng Trống 
1. Tranh Gà Đại Cát
-Tranh vẽ một chú gà trống oai vệ hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính mạnh mẽ của người đàn ông.
- Có ý chúc mừng mọi nhà đón xuân mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”.
2. Tranh Đám Cưới Chuột
- Diễn tả một đám cưới chuột đang rước dâu .
- Bố cục hai hàng, hình ảnh, màu sắc sinh động, đường nét giản dị.
- Tranh đả kích tệ tham nhũng ức hiếp dân lành của tầng lớp thống trị.
3. Tranh Chợ Quê
- Phản ánh cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời xưa.
- Các nhân vật trong tranh được diễn tả mỗi người một vẻ một trạng thái tình cảm y như thật.
4. Phật Bà Quan Âm
- Tranh vẽ một Phật bà ngự trên toà sen, hai bên là Kim đồng và Ngọc Nữ
- Có màu sắc tươi tắn và cách vẽ vờn đậm nhạt
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Em hãy cho biết vài nét về tranh Đám cưới chuột ?
Đáp án câu 1:
- Diễn tả một đám cưới chuột đang rước dâu .
- Bố cục hai hàng, hình ảnh, màu sắc sinh động, đường nét giản dị.
- Tranh đả kích tệ tham nhũng ức hiếp dân lành của tầng lớp thống trị.
Câu 2: Em có cảm nhận gì về các tác phẩm đã học ?
Đáp án câu 2:
Các bức tranh có nét đẹp riêng, mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện được tài năng, trí tưởng tượng phong phú của cha ông ta.
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học ở tiết học này: Học bài kết hợp Sách giáo khoa và vở ghi
 +Sưu tầm thêm tranh ảnh về tranh dân gian VN.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : VTM Mẫu có hai đồ vật
+ Đọc bài, chuẩn bị vật mẫu : Cái li và quả.
+ Đồ dùng học tập: Giấy vẽ, keo dán, chì, gôm.
5. RÚT KINH NGHIỆM.
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học:
.
.

File đính kèm:

  • docxBai_24_Gioi_thieu_mot_so_tranh_dan_gian_Viet_Nam.docx